Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. , vừa bị bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nắm giữ rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa ở TP.HCM.
Bị can Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT vừa bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Holding Group). Tập đoàn này khá kín tiếng và dường như không công bố kết quả hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh bí ẩn
Được giới thiệu tiền thân là công ty tư doanh được thành lập tại TP.HCM vào năm 1991 do bà Trương Mỹ Lan sáng lập. Tập đoàn đã không ngừng mở rộng và phát triển lớn mạnh. Các cổ đông thành lập của tập đoàn giữ nguyên từ khi thành lập đến nay.
Dù đăng ký và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nhưng do chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên không thuộc diện phải công bố thông tin định kỳ về hoạt động kinh doanh. Giữa năm 2020, bà Trương Huệ Vân được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc của tập đoàn và duy trì đến hiện nay. Bà Trương Huệ Vân cũng bị bắt tạm giam với cùng lý do như bà Trương Mỹ Lan.
Giữa năm 2020, tập đoàn này bất ngờ hé lộ một số thông tin kinh doanh. Theo đó, cuối năm 2019, Vạn Thịnh Phát đã tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỉ đồng lên 13.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước. Số vốn điều lệ này vượt qua cả hai tập đoàn khác mà VTP Holding tham gia thành lập là Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng.
Cùng với đợt tăng vốn, tình hình tài chính của VTP Holding Group cũng lần đầu được tiết lộ. Theo đó, quy mô tổng tài sản của công ty mẹ vào cuối năm 2019 là 15.464 tỉ đồng và có hơn 2.000 tỉ đồng lợi nhuận giữ lại. Đây là số lợi nhuận được ghi nhận từ nhiều năm trước trên báo cáo của tập đoàn. VTP Holding Group không sở hữu cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này, do đó không hợp nhất kết quả kinh doanh và chỉ ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn. Kết quả là lợi nhuận của công ty mẹ chỉ ghi nhận 24 tỉ đồng năm 2019 và dưới 10 tỉ đồng trong hai năm trước đó.
Sunny World, Viva Land và Windsor được giới thiệu là "đối tác"
Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết đến có rất nhiều công ty liên quan. Nhưng trên trang web của tập đoàn này chỉ giới thiệu 3 đơn vị dưới hình thức là đối tác. Đó là Sunny World - tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sunny World được biết qua việc tham gia liên danh cùng với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng và Tập đoàn Vision Transportation (Liên danh Hải Đăng - VTG - Sunny World) đề xuất ý tưởng đầu tư 3 siêu dự án có tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh...
Đơn vị thứ hai là Viva Land. Không phải ngẫu nhiên mà Viva Land liên tục được giới bất động sản nhắc đến là doanh nghiệp có mối liên hệ kỳ lạ với Vạn Thịnh Phát. Đây là công ty quản lý và phát triển bất động sản được thành lập vào năm 2020 nhưng đã nhanh chóng mua lại hàng loạt dự án lớn.
Trước đây dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Đến đầu năm 2022, hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl.
Tập đoàn Viva Land đầu năm 2022 làm giới đầu tư rung động khi chính thức "thâu tóm" dự án Saigon One Tower có 2 mặt sông và 3 mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt (Q.1, TP.HCM), hồi sinh dự án này với tên mới IFC One Saigon. Ngay sau đó, công ty này mua lại Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A tại Hà Nội với giá khoảng 12.500 tỉ đồng...
Viva Land xuất hiện trên website chính thức của Vạn Thịnh Phát với vai trò “đối tác” cũng được truyền thông trong nước đưa tin rầm rộ. Điều này khó tránh khỏi nghi ngờ của giới đầu tư về mối quan kỳ lạ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát. Cụ thể, Viva Land thành lập ngày 15/5/2019. Xuất phát điểm là một “cá bé” và một tay chơi mới (chỉ mới hơn 2 nămtuổi hoạt động) nhưng Viva Land lại có khả năng sở hữu nhiều dự án bất động sản tại những vị trí đắc địa ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM.
Đơn vị thứ 3 được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giới thiệu là Công ty CP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor (WMC Group) - công ty quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu TP.HCM. Danh mục quản lý của công ty bao gồm khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Đơn vị này đang quản lý tòa nhà thương mại The Metropolitan, Times Square, Unions Square và WMC Tower.
Bên cạnh đó, công ty quản lý các khách sạn và tòa nhà dân cư như khách sạn hạng sang ngay trung tâm đại lộ Nguyễn Huệ, TP.HCM - The Reverie Saigon; Windsor Plaza Hotel; Sherwood Residence - nơi có căn hộ được cho của bà Trương Mỹ Lan bị Bộ Công an khám xét rạng sáng 7.10; các khách sạn Liberty Central ở TP.HCM và Nha Trang cùng hai khách sạn Bông Sen, Palace tọa lạc tại quận 1, TP.HCM...
Các đối tác trên của Vạn Thịnh Phát lại có hàng loạt công ty con liên quan và chủ yếu cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên cả nước. Ngoài Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông - một doanh nghiệp do VTP Holdings Group thành lập trước đó - huy động vốn lớn qua kênh trái phiếu, thời gian qua nhiều doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng phát hành hàng chục nghìn tỉ đồng trái phiếu như Công ty Bông Sen, Công ty Đầu tư và Phát triển Sunny World... Tuy nhiên, các công ty này sau đó đã mua lại trước hạn.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông huy động gần 25.000 tỷ đồng trái phiếu
Ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Trương Mỹ Lan và 3 bị can đồng phạm là Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Tập đoàn Đầu tư An Đông.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, một mắt xích nằm trong hệ sinh thái của Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group). Giai đoạn từ năm 2018-1019, Tập đoàn Đầu tư An Đông đã phát hành tới 3 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới gần 25.000 tỷ đồng. Năm 2018, doanh nghiệp phát hành hai lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, giá trị lần lượt là 11.969 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng. Năm 2019, An Đông tiếp tục phát hành một lô với giá trị 10.000 tỷ đồng, cũng thời hạn 5 năm.
Với số tiền huy động trên, đầu năm 2020, theo văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HXN), doanh nghiệp cho biết đã thanh toán gần 1.500 tỷ đồng tiền lãi cho nhà đầu tư trong năm 2019. Nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp cũng đã trả gần 1.400 tỷ đồng tiền lãi.
Mặc dù huy động được hàng chục ngàn tỷ đồng từ trái phiếu nhưng kết quả kinh doanh của Tập đoàn Đầu tư An Đông lại có chiều hướng thụt lùi.. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 155 tỷ đồng; năm 2019, con số này chỉ còn 37 tỷ đồng và đến sáu tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp thua lỗ gần 23 tỷ đồng.
Những thông tin trên cho thấy tình hình làm ăn ngày càng đi xuống của Công ty An Đông. Được biết, An Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh cho Tập đoàn mẹ VTP Group, một tập đoàn hiện đang sở hữu nhiều bất động sản và nhiều tài sản khác mà theo đánh giá sơ bộ đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Xem thêm:
Bị can Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT vừa bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Holding Group). Tập đoàn này khá kín tiếng và dường như không công bố kết quả hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh bí ẩn
Được giới thiệu tiền thân là công ty tư doanh được thành lập tại TP.HCM vào năm 1991 do bà Trương Mỹ Lan sáng lập. Tập đoàn đã không ngừng mở rộng và phát triển lớn mạnh. Các cổ đông thành lập của tập đoàn giữ nguyên từ khi thành lập đến nay.
Dù đăng ký và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nhưng do chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên không thuộc diện phải công bố thông tin định kỳ về hoạt động kinh doanh. Giữa năm 2020, bà Trương Huệ Vân được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc của tập đoàn và duy trì đến hiện nay. Bà Trương Huệ Vân cũng bị bắt tạm giam với cùng lý do như bà Trương Mỹ Lan.
Giữa năm 2020, tập đoàn này bất ngờ hé lộ một số thông tin kinh doanh. Theo đó, cuối năm 2019, Vạn Thịnh Phát đã tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỉ đồng lên 13.000 tỉ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước. Số vốn điều lệ này vượt qua cả hai tập đoàn khác mà VTP Holding tham gia thành lập là Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông vốn điều lệ 9.000 tỉ đồng.
Cùng với đợt tăng vốn, tình hình tài chính của VTP Holding Group cũng lần đầu được tiết lộ. Theo đó, quy mô tổng tài sản của công ty mẹ vào cuối năm 2019 là 15.464 tỉ đồng và có hơn 2.000 tỉ đồng lợi nhuận giữ lại. Đây là số lợi nhuận được ghi nhận từ nhiều năm trước trên báo cáo của tập đoàn. VTP Holding Group không sở hữu cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này, do đó không hợp nhất kết quả kinh doanh và chỉ ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn. Kết quả là lợi nhuận của công ty mẹ chỉ ghi nhận 24 tỉ đồng năm 2019 và dưới 10 tỉ đồng trong hai năm trước đó.
Sunny World, Viva Land và Windsor được giới thiệu là "đối tác"
Hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được biết đến có rất nhiều công ty liên quan. Nhưng trên trang web của tập đoàn này chỉ giới thiệu 3 đơn vị dưới hình thức là đối tác. Đó là Sunny World - tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sunny World được biết qua việc tham gia liên danh cùng với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng và Tập đoàn Vision Transportation (Liên danh Hải Đăng - VTG - Sunny World) đề xuất ý tưởng đầu tư 3 siêu dự án có tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh...
Đơn vị thứ hai là Viva Land. Không phải ngẫu nhiên mà Viva Land liên tục được giới bất động sản nhắc đến là doanh nghiệp có mối liên hệ kỳ lạ với Vạn Thịnh Phát. Đây là công ty quản lý và phát triển bất động sản được thành lập vào năm 2020 nhưng đã nhanh chóng mua lại hàng loạt dự án lớn.
Trước đây dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu USD. Đến 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Đến đầu năm 2022, hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl.
Tập đoàn Viva Land đầu năm 2022 làm giới đầu tư rung động khi chính thức "thâu tóm" dự án Saigon One Tower có 2 mặt sông và 3 mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt (Q.1, TP.HCM), hồi sinh dự án này với tên mới IFC One Saigon. Ngay sau đó, công ty này mua lại Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A tại Hà Nội với giá khoảng 12.500 tỉ đồng...
Viva Land xuất hiện trên website chính thức của Vạn Thịnh Phát với vai trò “đối tác” cũng được truyền thông trong nước đưa tin rầm rộ. Điều này khó tránh khỏi nghi ngờ của giới đầu tư về mối quan kỳ lạ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát. Cụ thể, Viva Land thành lập ngày 15/5/2019. Xuất phát điểm là một “cá bé” và một tay chơi mới (chỉ mới hơn 2 nămtuổi hoạt động) nhưng Viva Land lại có khả năng sở hữu nhiều dự án bất động sản tại những vị trí đắc địa ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM.
Đơn vị thứ 3 được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giới thiệu là Công ty CP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor (WMC Group) - công ty quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu TP.HCM. Danh mục quản lý của công ty bao gồm khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Đơn vị này đang quản lý tòa nhà thương mại The Metropolitan, Times Square, Unions Square và WMC Tower.
Bên cạnh đó, công ty quản lý các khách sạn và tòa nhà dân cư như khách sạn hạng sang ngay trung tâm đại lộ Nguyễn Huệ, TP.HCM - The Reverie Saigon; Windsor Plaza Hotel; Sherwood Residence - nơi có căn hộ được cho của bà Trương Mỹ Lan bị Bộ Công an khám xét rạng sáng 7.10; các khách sạn Liberty Central ở TP.HCM và Nha Trang cùng hai khách sạn Bông Sen, Palace tọa lạc tại quận 1, TP.HCM...
Các đối tác trên của Vạn Thịnh Phát lại có hàng loạt công ty con liên quan và chủ yếu cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên cả nước. Ngoài Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông - một doanh nghiệp do VTP Holdings Group thành lập trước đó - huy động vốn lớn qua kênh trái phiếu, thời gian qua nhiều doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng phát hành hàng chục nghìn tỉ đồng trái phiếu như Công ty Bông Sen, Công ty Đầu tư và Phát triển Sunny World... Tuy nhiên, các công ty này sau đó đã mua lại trước hạn.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông huy động gần 25.000 tỷ đồng trái phiếu
Ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Trương Mỹ Lan và 3 bị can đồng phạm là Trương Huệ Vân, Nguyễn Phương Hồng, Hồ Bửu Phương về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Tập đoàn Đầu tư An Đông.
Cụ thể, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, một mắt xích nằm trong hệ sinh thái của Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (VTP Group). Giai đoạn từ năm 2018-1019, Tập đoàn Đầu tư An Đông đã phát hành tới 3 lô trái phiếu với tổng giá trị lên tới gần 25.000 tỷ đồng. Năm 2018, doanh nghiệp phát hành hai lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, giá trị lần lượt là 11.969 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng. Năm 2019, An Đông tiếp tục phát hành một lô với giá trị 10.000 tỷ đồng, cũng thời hạn 5 năm.
Với số tiền huy động trên, đầu năm 2020, theo văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HXN), doanh nghiệp cho biết đã thanh toán gần 1.500 tỷ đồng tiền lãi cho nhà đầu tư trong năm 2019. Nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp cũng đã trả gần 1.400 tỷ đồng tiền lãi.
Mặc dù huy động được hàng chục ngàn tỷ đồng từ trái phiếu nhưng kết quả kinh doanh của Tập đoàn Đầu tư An Đông lại có chiều hướng thụt lùi.. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn 155 tỷ đồng; năm 2019, con số này chỉ còn 37 tỷ đồng và đến sáu tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp thua lỗ gần 23 tỷ đồng.
Những thông tin trên cho thấy tình hình làm ăn ngày càng đi xuống của Công ty An Đông. Được biết, An Đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh cho Tập đoàn mẹ VTP Group, một tập đoàn hiện đang sở hữu nhiều bất động sản và nhiều tài sản khác mà theo đánh giá sơ bộ đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Xem thêm:
- Chủ tịch TĐ Vạn Thịnh Phát bị bắt - Sự sụp đổ của một đế chế "khổng lồ" tại Việt Nam
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty đầu tư BĐS vốn 18.000 tỷ
Theo Thanh Niên
Last edited by a moderator:
OCB nào của Hà Văn Thắm, OCB nào bị mua lại 0 đồng anh!?có giề mà phải xoắn, OCB của hà văn thắm nhà nước mua lịa 0 đồng mà người gửi tiền chẳng mất xu nào, các bank khác lựa lúc béo cò thôi
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông | Cá Nhân
Ngân hàng OCB là Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Ngân hàng OCB cung cấp các loại thẻ ngân hàng, sản phẩm vay vốn lãi suất ưu đãi, tiết kiệm lãi suất
ocb.com.vn
Trang chủ - OceanBank - Ngân hàng Đại Dương
www.oceanbank.vn
Chỉnh sửa cuối:
Chắc ảnh nhầm Oceanbank với OCB (Phương Đông)OCB nào của Hà Văn Thắm, OCB nào bị mua lại 0 đồng anh!?
Như kiểu dân tình nhầm SCB với Sacombank (STB) vậy đó anh ali33
ko tin tưởng BCTC của AĐ được, điêu lắm bác ạMức lỗ này quá thấp so với tiki, shopee, lazada...