RE: Chuyện của Bill Gate..
Trích đoạn: anhbq
Thế bác thấy MS nó đầu tư gì và ở đâu chưa? (Tất nhiên không kể làm từ thiện) - Tôi chẳng thấy lợi gì khi Bill đến VN, ngoài việc các bạn trẻ được nhìn thấy BG tận nơi. Nếu bác thấy thì nhờ bác chỉ giúp.
Nếu nói về Intel thì tôi công nhận, nhưng sao 2 lần Chủ tịch Intel sang VN, chẳng thấy các quan chức quan tâm mấy.
Em chưa hiểu ý bác là đầu tư là như thế nào, theo quan điểm của bác thì MS sẽ cần phải đầu tư như thế nào?
Mô hình kinh doanh của MS ở tất cả các nước đều là mô hình bán hàng thông qua kênh phân phối, tức là không bán trực tiếp tới người tiêu dùng cuối. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và công nghệ của MS được thực hiện chủ yếu tại Mỹ, có một số nghiên cứu phát triển được thực hiện tại vài trung tâm R&D trên thế giới (số lượng rất hạn chế) còn việc bản địa hóa được thực hiện với sự trợ giúp của các đối tác trong nước.
Thế thì MS có những đầu tư gì vào Việt Nam? (ngoài việc làm từ thiện như bác nói, mặc dù các chương trình từ thiện của MS tại VN không phải là nhỏ và các chương trình đó thường là đầu tư vào các phòng lab ở các trường, các địa phương để giúp thu hẹp khoảng cách số. Trong chuyến thăm của Bill Gates vừa qua có công bố chương trình từ thiện Unlimited Potential kết hợp với các đối tác trong và ngoài nước với số tiền lên tới hàng triệu đô, bác đọc báo chắc cũng biết).
Có những đầu tư tính ra được bằng tiền, có những đầu tư không tính ra được bằng tiền. Có thể bác sẽ bảo, OK, anh muốn bán được hàng thì anh phải đầu tư, tuy nhiên xin thưa ngay là thị trường VN quá bé nhỏ, và sẽ còn bé nhỏ trong nhiều năm nữa, cho nên việc thuyết phục đầu tư vào thị trường nội địa này là cực kỳ khó.
Nhưng có những đầu tư chúng ta nhìn thấy có tác dụng rõ ràng, em đơn cử việc Việt Hóa sản phẩm Windows và Office, bắt đầu từ việc đưa tiếng Việt vào thành một ngôn ngữ bình đẳng trên thế giới, bộ phông chữ Việt Unicode có sẵn ngay trong bộ phông chuẩn của Windows (rất ít ngôn ngữ có được điều này), các thuộc tính của ngôn ngữ và văn hóa được đưa ngay vào Windows và các ứng dụng phổ biến khác như Office. Nhờ có nó các bác có thể đọc bất kỳ một trang web tiếng Việt nào sử dụng Unicode mà không phải tải về hay cài đặt phông chữ, việc mà trước đây chúng ta thường xuyên phải thực hiện hồi còn ABC hay VNI. Hiện nay kể cả khi đã có Unicode, nhiều ngôn ngữ khác muốn đọc được thì phải tải về các bộ phông chữ vì trong các bộ phông chuẩn như Arial, Verdana không có sẵn ký tự ngôn ngữ đó.
Bác có thể bảo, ôi dào, cái vụ Việt hóa đó thì ai dùng, xin thưa rằng chỉ trong 6 tháng đầu tiên, đã có trên 40 nghìn bản giao diện tiếng Việt cho Windows XP được tải về miễn phí để cài đặt lên các máy tính có bản quyền (máy không có bản quyền không tải về được, sorry
), một con số không phải là nhỏ, chứng tỏ rất nhiều người dùng tại Việt Nam gặp khó khăn khi dùng máy tính có cài đặt Windows tiếng Anh.
Việc đầu tư vào giáo dục giúp nâng cao năng lực và kỹ năng của 50 nghìn giáo viên phổ thông và kèm theo đó là 2 triệu học sinh từ lớp 12 trở xuống (Chương trình Partner in Learning – PIL) cung cấp từ nội dung đào tạo, đào tạo thầy để tái đào tạo, giảm giá cực kỳ - phải dùng chữ cực kỳ vì nó ngang cho không - cho các đơn vị giáo dục đào tạo tham gia vào chương trình PIL này, với tổng trị giá cũng lên tới hàng triệu đôla. Chương trình đó được khẳng định bằng cam kết Bộ GDDT ký thỏa thuận với MS trong đợt Thủ tướng PVK sang thăm Mỹ năm ngoái và nó đã và đang được thực hiện rất thành công với các đánh giá khả quan từ phía giáo viên và học sinh của các trường ở các địa phương.
Một chương trình khác cũng được MS kết hợp với VCCI thực hiện, nằm trong một định hướng của chính phủ, thường được gọi là QĐ191, đó là giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) nâng cao năng lực, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, thỏa thuận đó cũng được ký năm ngoái tại Mỹ và đang được thực thi. Nhắc tới WTO và IPR, MS cũng là đơn vị có những cố gắng nhất định trong việc giúp VN trở thành thành viên của WTO và xây dựng bộ luật SHTT.
Ngoài ra, MS cũng giúp các đối tác (phần cứng, phần mềm, dịch vụ) trong nước có đủ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để có thể hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp được nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, và cũng giúp họ vươn ra thị trường khu vực và quốc tế cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ nước ngoài (FPT là một ví dụ, họ là đối tác vàng được chứng nhận bởi MS toàn cầu, đang chiếm lĩnh dần các thị trường CNTT mạnh như Malaysia hoặc Singapore)
Còn riêng chuyến thăm và làm việc của Bill Gates tại VN vừa qua, các báo chí quốc tế cũng như nước ngoài đánh giá rất cao, đặc biệt họ nhấn mạnh tới việc Việt Nam được đưa vào bản đồ CNTT thế giới với một vị thế khác hẳn. Xin mời bác tham khảo một bài mới tinh dưới đây, tin từ AFP, BBC hay Reuters cũng rất nhiều:
http://vietnamnet.vn/cntt/2006/04/564567/
Financial Times: "Gates kỳ vọng vào 'Phép màu IT' tại Việt Nam"
16:54' 26/04/2006 (GMT+7)
Chuyến thăm một ngày của Bill Gates tới VN đã nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo chí quốc tế. Cho đến hôm 24/4, tức là 2 ngày sau khi Gates đến VN, tờ Financial Times, tờ báo chính thống uy tín nhất nước Anh, vẫn tiếp tục đăng tải bài bình luận về sự kiện này.
Dưới tiêu đề "Gates sang thăm VN: Mở ra những cánh cửa mới", Financial Times viết: "Bill Gates, người sáng lập kiêm chủ tịch Microsoft đã có chuyến thăm đầu tiên trong đời tới Việt Nam, cùng với lời hứa hẹn sẽ giúp quảng bá nền công nghiệp outsourcing phần mềm còn đang chập chững tại đây và lời khuyên giới trẻ VN nên đầu tư lớn cho học tập nếu muốn VN trở thành một nền kinh tế thông tin.
Các nhà lãnh đạo nước ta đánh giá cao Bill Gates bởi vì họ chia sẻ được với ông về tầm nhìn và vai trò của phần mềm. Trong buổi nói chuyện với sinh viên, ông có nói rằng khi bỏ học để mở công ty MS, ông có đi gặp các khách hàng và nói với họ rằng “không phải phần cứng mà chính là phần mềm sẽ làm thay đổi cả thế giới”, khi đó thì mọi người không ai tin, nhưng bây giờ thì họ đã hiểu. Cũng năm 1975, Bill Gates đã đưa ra một kỳ vọng mà đến giờ trên thế giới rất nhiều nước vẫn chưa thực hiện được, đó là “một máy tính trên mỗi bàn làm việc tại mỗi gia đình”, khi đó thì mọi người nghĩ đó là mơ ước điên rồ, ai mà cần máy tính ở nhà làm gì, nhưng 30 năm sau chúng ta vẫn đang phấn đấu để đạt được điều đó, thì bây giờ ông đưa ra những tầm nhìn mới, mà có thể 5, 10 năm sau mọi người mới thấy nó định hình một cách rõ ràng.
Em viết hơi dài, các bác thông cảm cho em nhé, chỉ muốn làm rõ các thông tin mà thôi. Xin nói thật là Bill không phải là thần tượng của em, nhưng mà em quý ông thật lòng.
Có thời gian em sẽ lại vào hầu chuyện các bác về chuyến thăm của Bill, có nhiều thông tin cũng hay nhưng không được đăng tải trên báo chí và truyền hình.