Hạng D
20/9/16
1.904
2.543
113
Bài viết không nói tới những chủ nhà ích kỷ, xem vỉa hè và đường trước cửa nhà là của mình luôn. Nhiều trường hợp xe đậu trên đường có có hè phố rất rộng, thậm chí có bảng cho phép đậu xe hẳn hoi mà vẫn bị đuổi đi, trường hợp này, chủ nhà là thói ích kỷ, ganh ghét, mất dạy.
 
Hạng F
7/8/17
7.782
10.820
113
Bài viết không nói tới những chủ nhà ích kỷ, xem vỉa hè và đường trước cửa nhà là của mình luôn. Nhiều trường hợp xe đậu trên đường có có hè phố rất rộng, thậm chí có bảng cho phép đậu xe hẳn hoi mà vẫn bị đuổi đi, trường hợp này, chủ nhà là thói ích kỷ, ganh ghét, mất dạy.
Rồi cái đường k có vỉa hè thì sao bác? Sáng sớm đi làm muốn dẫn xe ra mà vừa mở cửa t hấy nguyên cục sắt chà bá chặn cửa gặp bác bác có tức k? Em là dân ở ngoại thành rộng rãi nhà rộng đất rộng đi lại thoải mái, mỗi lần đi vào quận nội thành bước xuống xe đã thấy bực bội rồi vì xung quanh k gian k có. Còn nếu bác bảo đậu chắn đường nhà người ta (k vỉa hè như hình minh họa bên phải) là luật k cấm thì nếu chủ nhà k đi dc gọi xe cẩu rinh xe bác đi chắc cũng k phạm luật đâu vì cấp thiết quá. Là e trong trường hợp này thì e cũng k làm gì phạm pháp quá đáng. tìm cục đá cuội to to rồi đặt nhẹ nhàng lên kính lái kèm theo chữ đỗ ngu ghi ngay ngắn lên giấy A4 thôi.
 
Hạng B2
26/5/13
469
990
118
Vụ này báo CA có giải quyết không cụ nhỉ
Có 1 vụ a bị vẽ bùa thuê luật sư làm tới nơi lun kìa bác.

Thứ nhất, đối với bên đỗ xe nếu không vi phạm Luật Giao thông đường bộ về hành vi dừng đỗ xe thì chỉ được coi là gây sự bất tiện cho người khác, cần có ý thức hơn mỗi khi dừng đỗ để tránh gây phiền hà cho người khác. Nếu vi phạm quy định về dừng đỗ không đúng nơi quy định thì bị xử lý hành chính theo các khoản 2,3, 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Theo đó, người điều khiển xe có thể bị phạt tiền lên đến 1,2 triệu đồng tùy hành vi vi phạm.

Thứ hai, đối với hành vi xịt sơn, vẽ bậy, cào xước,… lên xe người khác thì tùy vào mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự, hành chính và phải bồi thường dân sự. Cụ thể:

Nếu thiệt hại chưa đến 2 triệu đồng và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy và phòng chống bạo lực gia đình. Theo đó, người này có thể bị phạt tiền lên tới 5 triệu đồng về hành vi “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.

Nếu thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 178 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015:

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, có thể thấy rằng việc xịt sơn lên xe người khác – chẳng hạn như vụ việc người đàn ông lớn tuổi đổ sơn đỏ lên xe ôtô trắng ở trên - có thể phạm tội hình sự nếu mức thiệt hại được đánh giá từ 2 triệu đồng trở lên và khung hình phạt tù cao nhất có thể lên đến 20 năm và phải bồi thường thiệt hại cho bị hại.

Những vụ việc người dân tự ý đổ sơn, bôi bẩn, nhằm mục đích dằn mặt chủ xe là do vì bực tức trước những xe ô tô đỗ chắn cửa nhà mình, hoặc đỗ gây cản trở giao thông. Nguyên nhân chính là do tâm lý người dân cho rằng, vỉa hè trước cửa nhà mình, ngõ đi vào nhà mình là thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình.

Thậm chí, ngay cả trong trường hợp những tuyến phố được phép dừng đỗ xe ô tô, song một số chủ những gia đình có nhà mặt đường cũng tỏ ra khó chịu khi những chiếc xe ô tô đỗ chắn ngay mặt tiền nhà mình, nhất là khi họ đang hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, người dân không nên tự ý bôi bẩn, viết bẩn lên xe ô tô, vì thực ra, người vi phạm đang dừng đỗ xe sai quy định tại đất công cộng, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu tự ý bôi bẩn, vẽ bẩn lên tài sản của họ nhẹ thì bồi thường, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chủ tài sản có đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự về hành vi làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản.

Vậy nên trong mọi trường hợp việc đầu tiên là các bên phải hết sức bình tĩnh tìm cách giải quyết, tốt nhất là nên báo cho chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp.
 
Chỉnh sửa cuối:
npt confirmed
Hạng F
28/2/05
5.548
2.343
113
49
TP.HCM
Cái cốt lõi phải là sự tử tế, bớt sân và giữ được văn hóa ứng xử của của hai bên!
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng B1
2/7/15
81
94
18
37
Bữa thấy bác kia cho tiền nhóc bán vé số kêu lấy gạch cào xe đỗ chắn cửa nhà.
 
  • Wow
Reactions: pcloud
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
Sắm bộ kit quay 360 quanh xe luôn.
Báo C.A xuống lập biên bản tội phá hoại tài sản.

Với thiệt hại cỡ này thì có thể đi tù á.
Những trường hợp đậu xe chắn mặt bằng kinh doanh thì em không bàn, cái đó thì các bên phải tự thoả thuận với nhau. Nhưng đậu xe chắn lối ra vào, lối đi của người khác thì bác tính sao?
Chẳng hạn như đó là nhà bác, và đúng lúc bác cần chở người nhà đi viện cấp cứu, hay đi một việc gì đó cực kỳ cấp bách?
Đậu xe ở nơi không cấm đậu là không sai luật pháp, nhưng trong một số trường hợp nó lại vướng vào luật ... nhân quả đấy bác.
 
Hạng F
7/8/17
7.782
10.820
113
Sắm bộ kit quay 360 quanh xe luôn.
Báo C.A xuống lập biên bản tội phá hoại tài sản.

Với thiệt hại cỡ này thì có thể đi tù á.
Rồi e đi tìm nhóc bán vé số nào đó cho nó tiền rồi bảo nó gạch xe bác tìm ra k? :D
 
  • Like
Reactions: Minh TNT
Hạng F
7/8/17
7.782
10.820
113
Xung quanh nhà mình có 2 quán ăn và 4 quán cà phê. Trước của nhà mình thì lại thoáng sạch do vậy thường xuyên bị đâu xe.
Một số tài có kinh nghiệm thì họ đậu chừa khúc cửa cuốn ra thì nhiều khi cho xe ra vào khó khăn nhưng vẫn OK .
Một số đậu bít hoàn toàn luôn không cách gì ra được. Đến giờ đi tìm họ phát mệt.
Ra cười nói với nhau mấy câu là ok.
Có tay ra mặt hầm hầm cứ như mình phiền họ !!?? :(.
Mình thì thường tránh những chuyện như thế. Khi kéo cửa lên thấy chắn thì giúp việc đi các hàng tìm. Khi về nhà mà có xe chắn... mình kéo cửa lên xi nhan ngồi chờ.... các hàng thấy thế thì ngượng mà xoắn đít đi tìm khách dời xe đi., Không cần nói gì!!
Có anh dù đã đậu tránh cửa cuốn nhưng vừa thấy xe mình về là chạy vội ra gõ cửa kính hỏi có cần rời xe không !! Mình cười bảo ;
" Cảm ơn anh, không cần đâu tôi vô được !!"
Cả hai cùng vui !!
Nói chung, cũng có lúc bực thật nhưng chuyện này cũng cần nhìn từ hai phía và rất cần cư xử có văn hóa là ổn thôi !!
Bác sắm cái còi hơi bình khí nén khi nào bị chắn cửa thì lấy ra mà bóp.