Theo giới chuyên gia thì Rafale chẳng có gì đặc biệt cả. Mà lý do duy nhất khiến cho Ấn Độ chọn Pháp là chính trị và sự cam kết chuyển giao hầu như toàn bộ công nghệ Rafale cho Ấn Độ chỉ sau 18 chiếc.
So với tất cả các ứng viên thì Su-35 bay có nhanh hơn và tầm hoạt động xa hơn chút. Nhưng Ấn Độ dường như ngán ngẩm Nga về một quá trình bê bối trong việc cung cấp phụ tùng, cộng thêm việc chậm trễ cung cấp Mig-29K cho tàu sân bay, cũng như hàng loạt các hợp đồng tàu sân bay, tàu ngầm bị tiếp tục nâng giá, gia hạn. Đặc biệt là Nga tự giác rút lui khi nhận thấy không thể cung ứng ngay hệ thống AESA cho Su-35 mặc dù đã... quảng cáo trong hồ sơ chào hàng là đã sẵn sàng.
Eurofighter có nhiều tính năng vượt trội hơn Rafale. Bảo đảm là như vậy. Vì phải do nhiều nước chế tạo nên việc ổn định nguồn cung ứng phụ tùng là chuyện đau đầu lâu dài, nhất là khi Italy chẳng có quan hệ truyền thống bán vũ khí gì cho Ấn Độ (so với Pháp). Hơn nữa, Eurofighter không thể triển khai trên hạm. Qua cuộc chiến Lybia, Rafale đã thể hiện chức năng đó. Cả Rafale và Eurofighter đều chưa có radar AESA mà chỉ bắt đầu lắp thử nghiệm... trong năm nay.
Nếu tính đến tổng thể thì F-18E/F Super Hornet mới gặp đủ tất cả điều kiện Ấn Độ yêu cầu, vì nó là máy bay đa năng, có thể sử dụng trên hạm tuyệt vời, lại có sẵn trang bị radar AESA, và nhất là kinh nghiệm chiến đấu cùng mình. Hệ thống điện tử của Mỹ cũng ăn đứt các máy bay khác. Có điều là qua kinh nghiệm Mỹ hay cấm vận các nước không đồng chính kiến -như vụ Pakistan bị siết không cung cấp F-16- khiến Ấn Độ phải dè chừng khi có chiến tranh nổ ra mà kẻ địch là... nước Mỹ.
Cho nên Rafale thắng là nhờ góc độ chính trị chiếm 90%.
Có điều là tuy Brazil chưa ngó ngàng gì tới (đã từng hồi lại quyết định nhiều lần) mà báo Việt Nam đã tung tin như chuyện đã... rồi.
So với tất cả các ứng viên thì Su-35 bay có nhanh hơn và tầm hoạt động xa hơn chút. Nhưng Ấn Độ dường như ngán ngẩm Nga về một quá trình bê bối trong việc cung cấp phụ tùng, cộng thêm việc chậm trễ cung cấp Mig-29K cho tàu sân bay, cũng như hàng loạt các hợp đồng tàu sân bay, tàu ngầm bị tiếp tục nâng giá, gia hạn. Đặc biệt là Nga tự giác rút lui khi nhận thấy không thể cung ứng ngay hệ thống AESA cho Su-35 mặc dù đã... quảng cáo trong hồ sơ chào hàng là đã sẵn sàng.
Eurofighter có nhiều tính năng vượt trội hơn Rafale. Bảo đảm là như vậy. Vì phải do nhiều nước chế tạo nên việc ổn định nguồn cung ứng phụ tùng là chuyện đau đầu lâu dài, nhất là khi Italy chẳng có quan hệ truyền thống bán vũ khí gì cho Ấn Độ (so với Pháp). Hơn nữa, Eurofighter không thể triển khai trên hạm. Qua cuộc chiến Lybia, Rafale đã thể hiện chức năng đó. Cả Rafale và Eurofighter đều chưa có radar AESA mà chỉ bắt đầu lắp thử nghiệm... trong năm nay.
Nếu tính đến tổng thể thì F-18E/F Super Hornet mới gặp đủ tất cả điều kiện Ấn Độ yêu cầu, vì nó là máy bay đa năng, có thể sử dụng trên hạm tuyệt vời, lại có sẵn trang bị radar AESA, và nhất là kinh nghiệm chiến đấu cùng mình. Hệ thống điện tử của Mỹ cũng ăn đứt các máy bay khác. Có điều là qua kinh nghiệm Mỹ hay cấm vận các nước không đồng chính kiến -như vụ Pakistan bị siết không cung cấp F-16- khiến Ấn Độ phải dè chừng khi có chiến tranh nổ ra mà kẻ địch là... nước Mỹ.
Cho nên Rafale thắng là nhờ góc độ chính trị chiếm 90%.
Có điều là tuy Brazil chưa ngó ngàng gì tới (đã từng hồi lại quyết định nhiều lần) mà báo Việt Nam đã tung tin như chuyện đã... rồi.
Last edited by a moderator: