Nhiều quá em làm không xuể. Up hình trước, thuyết minh sau. Đợt hè vừa rồi em có cơ hội đi nhiều, từ từ em gôm lại report chia sẻ với các Oser.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Ngày 5: Kontum - Ialy - Kontum - Măng Đen: 180km (phần 1)
Lộ trình: Kontum - QL14 - TL673 - Ialy - TL673 - QL14 - Kontum - QL24 - Măng Đen
Lịch trình:
Sáng sớm thức dậy, bầu trời Kontum xanh ngắt, không khí trong lành và se lạnh, báo hiệu một ngày du lịch tốt đẹp.
Trước tiên em xin giới thiệu về khách sạn Green, Kontum. Khách sạn này nằm cuối con đường Trần Hưng Đạo (khúc này trên thực tế có tên là Bắc Kạn), gần như kế bên nhà rông KonK'lor và cầu treo KonK'lor, cách xa với khu trung tâm của Tp.
Khách sạn được xây đơn giản bằng vật liệu là gạch và tre, gỗ. Không gian không lớn nhưng đậm chất ấm cúng gia đình. Chất lượng phòng ốc khá tốt, sạch sẽ, lại nằm ở không gian yên tĩnh nên khách hàng chủ yếu là các du khách phương Tây và vài người anh em nước bạn Lào.
Trong lúc em chuẩn bị cho hành trình thì tình cờ biết được khách sạn này và cho đến giờ em có thể nói lựa chọn này không sai lầm chút nào, rất đáng đồng tiền bát gạo. Giá cả rất hạt dẻ (hình như phòng đôi 4 người chỉ có 200k, bà xã không update nên em nhớ là vậy). Ông chủ cũng ham mê 4 bánh, nên thấy khách phương xa là ra hỏi thăm, đặc biệt quan tâm đến em Veracruz. Nói thêm là ở Kontum này em thấy xe Kia Soul hơi bị nhiều, em cũng thích chiếc Soul này.
Lang man một tí, còn giờ em up thêm hình khuôn viên của khách sạn. Đúng như tên Green, khách sạn rất chăm chút đến các mảng xanh.
Đối diện với khách sạn Green này còn có khách sạn KonK'lor cũng khá đẹp, buổi sáng em có đi ra ngắm nghía.
Bây giờ em trở lại với lịch trình. 7:00 thức giấc, em và bà xã cuốc bộ ra tham quan cầu treo KonK'lor và nhà rông.
Dòng sông Dakbla trong buổi sáng sớm. "Khác với một số dòng sông ở Tây Nguyên, thường bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về biển Đông, sông Đắk Bla với chiều dài trên 100km lại chảy theo hướng Tây Trường Sơn, từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây của tỉnh Kon Tum chảy về thành phố cùng tên, hợp với sông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống thành con sông lớn Sê San hùng vĩ. Vì điểm đặc biệt này, sông Đắk Bla còn được gọi là dòng sông chảy ngược."
Sau đó quay trở lại nhà rông.
Theo lời ông chủ khách sạn thì nhà rông này do chính quyền xây nên, có pha lẫn bê tông cốt thép nên không còn giữ đúng nguyên bản của nhà rông Tây Nguyên.
Trong khuôn viên nhà rông có một cây sung rất lớn. Các địa danh du lịch ở Tp.Kontum này thường có trồng và lưu giữ các loại cây cổ thụ, đây cũng là một nét thu hút của Tp này đối với em.
Khu vực xung quanh khách sạn là nhà của người dân tộc. Điều này đã được em tiếp tân khách sạn confirm, khu vực này là bản của người dân tộc. Em có nhiều hình chụp người dân tộc đi làm rẫy ở chỗ này nhưng vì giới hạn cho phép nên em không up.
Đối diện với khách sạn có một nhà sàn của người dân tộc. Nhà sàn vách đất, còn mấy cái lu xi măng kia để làm gì thì em không biết. Căn nhà này đang được rao bán, bác nào máu thì lên Kontum tậu căn "biệt thự này" để hòa đồng với thiên nhiên nhé.
9:00 check out khách sạn, ra trung tâm Tp. ăn sáng (phở khô + trứng ốp la).
10:00 đi chợ mua bánh trái để dành trên xe phòng trường hợp không tìm được quán ăn ở khu vực Ialy.
10:30 ra QL14, bắt đầu chuyến tham quan thủy điện Ialy.
Hình ảnh xe tải vận chuyển gỗ xuất hiện thường xuyên trên cung đường này. Này thì gỗ to và dài.
Này thì gỗ bé và ngắn.
Còn đây là trạm cân. Làm việc cả sáng lẫn tối.
Hai bên QL14 là ruộng lúa và các rẫy cà phê.
Em dừng chân xả nước cứu thân.
Đường rất đẹp và vắng xe.
Giống như mọi cung đường khác trong chuyến hành trình lên Tây Nguyên, các đại ca trâu bò, heo chó vẫn là mối đe dọa thường trực.
Lại xây cầu, sửa đường.
Tới đoạn Phú Hòa thì có con đường tắt rẽ vào thủy điện Ialy.
Bon bon trên TL673, đây là hình ảnh của một trạm biến áp. Mọi người cứ tưởng thủy điện đã gần kề, nhưng trên thực tế khoảng cách vẫn còn xa vời vợi.
Đường xa nhưng không gây nhàm chán với các loại phương tiện cơ giới và quang cảnh nhà cửa hai bên.
Lại gặp trâu. Khúc này khi trở ra em có cú thắng lết bánh vì 2 con heo mọi nhỏ. Video sẽ được up lên sau.
Lộ trình: Kontum - QL14 - TL673 - Ialy - TL673 - QL14 - Kontum - QL24 - Măng Đen
Lịch trình:
Sáng sớm thức dậy, bầu trời Kontum xanh ngắt, không khí trong lành và se lạnh, báo hiệu một ngày du lịch tốt đẹp.
Trước tiên em xin giới thiệu về khách sạn Green, Kontum. Khách sạn này nằm cuối con đường Trần Hưng Đạo (khúc này trên thực tế có tên là Bắc Kạn), gần như kế bên nhà rông KonK'lor và cầu treo KonK'lor, cách xa với khu trung tâm của Tp.
Khách sạn được xây đơn giản bằng vật liệu là gạch và tre, gỗ. Không gian không lớn nhưng đậm chất ấm cúng gia đình. Chất lượng phòng ốc khá tốt, sạch sẽ, lại nằm ở không gian yên tĩnh nên khách hàng chủ yếu là các du khách phương Tây và vài người anh em nước bạn Lào.
Trong lúc em chuẩn bị cho hành trình thì tình cờ biết được khách sạn này và cho đến giờ em có thể nói lựa chọn này không sai lầm chút nào, rất đáng đồng tiền bát gạo. Giá cả rất hạt dẻ (hình như phòng đôi 4 người chỉ có 200k, bà xã không update nên em nhớ là vậy). Ông chủ cũng ham mê 4 bánh, nên thấy khách phương xa là ra hỏi thăm, đặc biệt quan tâm đến em Veracruz. Nói thêm là ở Kontum này em thấy xe Kia Soul hơi bị nhiều, em cũng thích chiếc Soul này.
Lang man một tí, còn giờ em up thêm hình khuôn viên của khách sạn. Đúng như tên Green, khách sạn rất chăm chút đến các mảng xanh.
Đối diện với khách sạn Green này còn có khách sạn KonK'lor cũng khá đẹp, buổi sáng em có đi ra ngắm nghía.
Bây giờ em trở lại với lịch trình. 7:00 thức giấc, em và bà xã cuốc bộ ra tham quan cầu treo KonK'lor và nhà rông.
Dòng sông Dakbla trong buổi sáng sớm. "Khác với một số dòng sông ở Tây Nguyên, thường bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về biển Đông, sông Đắk Bla với chiều dài trên 100km lại chảy theo hướng Tây Trường Sơn, từ địa phận huyện Kon Plong ở phía Tây của tỉnh Kon Tum chảy về thành phố cùng tên, hợp với sông Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống thành con sông lớn Sê San hùng vĩ. Vì điểm đặc biệt này, sông Đắk Bla còn được gọi là dòng sông chảy ngược."
Theo lời ông chủ khách sạn thì nhà rông này do chính quyền xây nên, có pha lẫn bê tông cốt thép nên không còn giữ đúng nguyên bản của nhà rông Tây Nguyên.
Trong khuôn viên nhà rông có một cây sung rất lớn. Các địa danh du lịch ở Tp.Kontum này thường có trồng và lưu giữ các loại cây cổ thụ, đây cũng là một nét thu hút của Tp này đối với em.
Khu vực xung quanh khách sạn là nhà của người dân tộc. Điều này đã được em tiếp tân khách sạn confirm, khu vực này là bản của người dân tộc. Em có nhiều hình chụp người dân tộc đi làm rẫy ở chỗ này nhưng vì giới hạn cho phép nên em không up.
Đối diện với khách sạn có một nhà sàn của người dân tộc. Nhà sàn vách đất, còn mấy cái lu xi măng kia để làm gì thì em không biết. Căn nhà này đang được rao bán, bác nào máu thì lên Kontum tậu căn "biệt thự này" để hòa đồng với thiên nhiên nhé.
9:00 check out khách sạn, ra trung tâm Tp. ăn sáng (phở khô + trứng ốp la).
10:00 đi chợ mua bánh trái để dành trên xe phòng trường hợp không tìm được quán ăn ở khu vực Ialy.
10:30 ra QL14, bắt đầu chuyến tham quan thủy điện Ialy.
Hình ảnh xe tải vận chuyển gỗ xuất hiện thường xuyên trên cung đường này. Này thì gỗ to và dài.
Này thì gỗ bé và ngắn.
Còn đây là trạm cân. Làm việc cả sáng lẫn tối.
Hai bên QL14 là ruộng lúa và các rẫy cà phê.
Em dừng chân xả nước cứu thân.
Đường rất đẹp và vắng xe.
Lại xây cầu, sửa đường.
Tới đoạn Phú Hòa thì có con đường tắt rẽ vào thủy điện Ialy.
Bon bon trên TL673, đây là hình ảnh của một trạm biến áp. Mọi người cứ tưởng thủy điện đã gần kề, nhưng trên thực tế khoảng cách vẫn còn xa vời vợi.
Đường xa nhưng không gây nhàm chán với các loại phương tiện cơ giới và quang cảnh nhà cửa hai bên.
Lại gặp trâu. Khúc này khi trở ra em có cú thắng lết bánh vì 2 con heo mọi nhỏ. Video sẽ được up lên sau.
Chỉnh sửa cuối:
11:30 Đến cổng thủy điện Ialy (vé 300k). Ở đây có hai option: có và không có người hướng dẫn. Kinh nghiệm của em là không cần người hướng dẫn vì quang cảnh khu vực thủy điện rất đẹp, mình tự đi có thể lê la chạy chậm ngắm cảnh, chụp hình.
Một góc của hồ chứa nước thủy điện Ialy.
Con dốc đầu tiên bắt đầu cung đường 8km vào thủy điện.
Một số quang cảnh đầu tiên.
Cửa chắn xả nước.
Hồ chứa nước.
May mắn là 2 xe đều có cửa sổ trời, nên các tay máy được thỏa sức tác nghiệp (trong cái nắng gắt buổi ban trưa ).
Dòng thác đầu tiên.
Con đường em đang đi thực chất là một con đê, ngăn giữa hồ chứa nước và khu vực xả nước.
Cung đường ngắn nhưng có rất nhiều ngã rẽ, em cứ theo cao độ giảm dần mà đi.
Mấy khúc cua ở đây cũng rất gắt.
Còn đây là hình ảnh tổng thể về con đê mà xe em vừa chạy qua, khu vực bên dưới và con thác.
Hinh ảnh cận cảnh hơn. Trong chuyến đi ngược ra, em sẽ đi theo con đường bên dưới, uốn eo, vòng vèo và đi lên lại con đường đê.
Đây là lối rẽ vào con đường phụ dưới đê.
Đường vào nhà máy lên dốc và lại xuống dốc.
Hình ảnh cửa xả và con đê.
Trên đường lại gặp một con suối nhỏ.
Lại một công trình khác.
12:25 Cuối cùng cũng đến được cổng nhà máy (sau 40p cho quãng đường 8km )
Một góc của hồ chứa nước thủy điện Ialy.
Con dốc đầu tiên bắt đầu cung đường 8km vào thủy điện.
Một số quang cảnh đầu tiên.
Cửa chắn xả nước.
Hồ chứa nước.
May mắn là 2 xe đều có cửa sổ trời, nên các tay máy được thỏa sức tác nghiệp (trong cái nắng gắt buổi ban trưa ).
Con đường em đang đi thực chất là một con đê, ngăn giữa hồ chứa nước và khu vực xả nước.
Cung đường ngắn nhưng có rất nhiều ngã rẽ, em cứ theo cao độ giảm dần mà đi.
Mấy khúc cua ở đây cũng rất gắt.
Còn đây là hình ảnh tổng thể về con đê mà xe em vừa chạy qua, khu vực bên dưới và con thác.
Hinh ảnh cận cảnh hơn. Trong chuyến đi ngược ra, em sẽ đi theo con đường bên dưới, uốn eo, vòng vèo và đi lên lại con đường đê.
Đây là lối rẽ vào con đường phụ dưới đê.
Hình ảnh cửa xả và con đê.
Trên đường lại gặp một con suối nhỏ.
Lại một công trình khác.
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 5: Kontum - Ialy - Măng Đen (phần 3)
12:45 Đến cổng nhà máy ngầm thủy điện Ialy. Đây là hình ảnh của dòng sông nơi cửa xả.
Sau khi trình bày với nhân viên bảo vệ thì cả đoàn được hướng dẫn vào tham quan nhà máy ngầm. Đến đây thì phải cuốc bộ một quãng đường khoảng 300-400m.
Còn đây là hình ảnh của hầm PV5, một nhánh của hầm dự kiến được thi công.
Trong đường hầm có một số gian trưng bày thông tin về thủy điện Ialy, hình ảnh trực quan sinh động làm mọi người nán lại xem xét thích thú.
Cuối cùng cũng đến được khu turbine. Cảm nhận đầu tiên là không gian rộng lớn + tiếng động cơ chạy rần rần + và các luồng gió mát lạnh run người.
Một số lối đi dành cho nhân viên và kỹ sư vận hành.
Chỉ thấy một nhân viên trực ban duy nhất.
Cả nhà máy có tổng cộng 4 turbine sản sinh ra lượng điện tổng cộng vào khoảng 720MW và là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam, đứng sau nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Một số hình ảnh em chụp được giới thiệu về tổng quan nhà máy.
Sau khi tham quan thì cả đoàn lại cuốc bộ đi lên, con đường đi lên khá vất vả. Em còn phải kiêm thêm nhiệm vụ làm vú em trong sự động viên nhiệt liệt của mọi người.
13:10 Ra khỏi nhà máy ngầm, kết thúc chuyến tham quan.
Như đã dự tính, thay vì đi theo con đường lúc vào, em chuyển sang đi lối rẽ xuống đê rồi lại vòng lên.
Sau khi rời khỏi nhà máy thủy điện Ialy thì chạy một mạch về Tp. Kontum để tìm quán ăn trưa.
14:20 Dừng chân tại quán Cơm niêu cá bống 2, 553 Nguyễn Huệ, Tp. Kontum (1.8tr)
2 em xe cũng được nghỉ ngơi dưới bóng mát vỉa hè đối diện quán. Trước khi đi em có nghiên cứu và biết được ở Kontum và Pleiku có bắt lỗi xe ô tô đậu trên vỉa hè, nên vừa ăn vừa lo trong bụng mặc dù đã được chủ quán đảm bảo.
Tranh thủ ăn nhanh, 2 vợ chồng em đi qua nhà thờ Tân Hưng đối diện quán ăn tham quan. Ở Tp.Kontum có 3 nhà thờ với kiến trúc rất đẹp và lạ mắt là nhà thờ Tân Hưng, nhà thờ Vinh Sơn, và nhà thờ Chính tòa.
Phát hiện bên hông nhà thờ có một chiếc gùi gỗ, bà xã em liền tạo dáng chụp ảnh.
Kiến trúc bên trong của nhà thờ Tân Hưng và nhà thờ Vinh Sơn khá giống nhau. Điểm khác nhau giữa 2 nhà thờ này là chất liệu xây dựng. Nhà thờ Vinh Sơn được xây dựng bằng gỗ, còn nhà thờ Tân Hưng được xây dựng bằng xi măng và được sơn vẽ hài hòa.
12:45 Đến cổng nhà máy ngầm thủy điện Ialy. Đây là hình ảnh của dòng sông nơi cửa xả.
Sau khi trình bày với nhân viên bảo vệ thì cả đoàn được hướng dẫn vào tham quan nhà máy ngầm. Đến đây thì phải cuốc bộ một quãng đường khoảng 300-400m.
Còn đây là hình ảnh của hầm PV5, một nhánh của hầm dự kiến được thi công.
Trong đường hầm có một số gian trưng bày thông tin về thủy điện Ialy, hình ảnh trực quan sinh động làm mọi người nán lại xem xét thích thú.
Cuối cùng cũng đến được khu turbine. Cảm nhận đầu tiên là không gian rộng lớn + tiếng động cơ chạy rần rần + và các luồng gió mát lạnh run người.
Một số lối đi dành cho nhân viên và kỹ sư vận hành.
Chỉ thấy một nhân viên trực ban duy nhất.
Cả nhà máy có tổng cộng 4 turbine sản sinh ra lượng điện tổng cộng vào khoảng 720MW và là nhà máy thủy điện lớn thứ 2 ở Việt Nam, đứng sau nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Một số hình ảnh em chụp được giới thiệu về tổng quan nhà máy.
Sau khi tham quan thì cả đoàn lại cuốc bộ đi lên, con đường đi lên khá vất vả. Em còn phải kiêm thêm nhiệm vụ làm vú em trong sự động viên nhiệt liệt của mọi người.
13:10 Ra khỏi nhà máy ngầm, kết thúc chuyến tham quan.
14:20 Dừng chân tại quán Cơm niêu cá bống 2, 553 Nguyễn Huệ, Tp. Kontum (1.8tr)
2 em xe cũng được nghỉ ngơi dưới bóng mát vỉa hè đối diện quán. Trước khi đi em có nghiên cứu và biết được ở Kontum và Pleiku có bắt lỗi xe ô tô đậu trên vỉa hè, nên vừa ăn vừa lo trong bụng mặc dù đã được chủ quán đảm bảo.
Tranh thủ ăn nhanh, 2 vợ chồng em đi qua nhà thờ Tân Hưng đối diện quán ăn tham quan. Ở Tp.Kontum có 3 nhà thờ với kiến trúc rất đẹp và lạ mắt là nhà thờ Tân Hưng, nhà thờ Vinh Sơn, và nhà thờ Chính tòa.
Phát hiện bên hông nhà thờ có một chiếc gùi gỗ, bà xã em liền tạo dáng chụp ảnh.
Kiến trúc bên trong của nhà thờ Tân Hưng và nhà thờ Vinh Sơn khá giống nhau. Điểm khác nhau giữa 2 nhà thờ này là chất liệu xây dựng. Nhà thờ Vinh Sơn được xây dựng bằng gỗ, còn nhà thờ Tân Hưng được xây dựng bằng xi măng và được sơn vẽ hài hòa.
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 5: Kontum - Ialy - Măng Đen (phần 4)
Giữa buổi trưa hè oi bức nhưng các con chiên vẫn tụ họp làm lễ thánh. Em có cảm tình với đạo thiên chúa nói chung và những người theo đạo thiên chúa nói riêng, vì vậy nhà thờ là một trong những điểm đến yêu thích của em trong các chuyến du lịch. Ngoài việc được tham quan kiến trúc của các nhà thờ, thì cảm nhận chung là con người theo đạo này rất thân thiện và tốt bụng. Có một lần em đến nhà thờ Mằng Lăng vào khoảng 6-7h tối, lúc này nhà nguyện nơi trưng bày cuốn kinh thánh bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của VN đã đóng cửa. Tuy nhiên trước lời xin phép của 2 vợ chồng em thì một cha xứ trẻ đã chạy khắp nhà thờ tìm chìa khóa để cho hai người lữ khách phương xa không lỡ dịp tham quan.
Phía bên đường đối diện nhà thờ Tân Hưng có một hang đá và tượng đức mẹ Maria.
Sau khi tham quan xong nhà thờ Tân Hưng thì 2 vợ chồng em lại chạy đến Chủng viện thừa sai.
Lối vào Chủng viện được tô điểm với hai hàng sứ cổ thụ che mát con đường.
Cũng giống như nhà thờ Vinh Sơn thì Chủng viện cũng được xây dựng với chất liệu chủ đạo là gỗ.
Mái ngói kết hợp với các cột gỗ làm cho Chủng viện mang một vẻ đẹp rất lạ trong mắt của người khách đến từ Sài Gòn như em.
Bên trong Chủng viện không thấy một bóng người.
Lúc đầu 2 vợ chồng em do vội nên cứ tưởng đây là bức tượng đức Mẹ. Nhưng sau một hồi thì đã nhận ra đấy là tượng của một cô gái dân tộc đang đeo gùi và bế một đứa bé trên tay.
Khuôn viên của Chủng viện rất đẹp. Nếu Chủng viện mà ở Sài Gòn thì chắc chắn sẽ trở thành một nơi chụp ảnh lý tưởng cho các đôi sắp kết hôn với nhau.
Ngoài ra Chủng viện còn có trồng một số cây cổ thụ. Lúc bước vào Chủng viện, em có để ý bên phải có một hàng nhãn cổ thụ xum xuê lá.
Tìm mãi mới thấy tấm bảng nhỏ đề tên và địa chỉ của Chủng viện. Các dòng chữ đã phai màu theo thời gian.
Còn đây là chiến tích của bữa ăn sau khi 2 vợ chồng em trở về.
16:00 ghé chợ Kontum mua một số trái cây sau đó lên đường đi Măng Đen. Trên đường đi có đi ngang nhà thờ Vinh Sơn. Nhà thờ này em sẽ giới thiệu nhiều hơn trong một chuyến sau mà em vừa đi vào dịp 2/9.
Từ Tp. Kontum đi ra QL24 phải đi qua con đường Đào Duy Từ khá nhỏ và xấu như thế này.
Giữa buổi trưa hè oi bức nhưng các con chiên vẫn tụ họp làm lễ thánh. Em có cảm tình với đạo thiên chúa nói chung và những người theo đạo thiên chúa nói riêng, vì vậy nhà thờ là một trong những điểm đến yêu thích của em trong các chuyến du lịch. Ngoài việc được tham quan kiến trúc của các nhà thờ, thì cảm nhận chung là con người theo đạo này rất thân thiện và tốt bụng. Có một lần em đến nhà thờ Mằng Lăng vào khoảng 6-7h tối, lúc này nhà nguyện nơi trưng bày cuốn kinh thánh bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của VN đã đóng cửa. Tuy nhiên trước lời xin phép của 2 vợ chồng em thì một cha xứ trẻ đã chạy khắp nhà thờ tìm chìa khóa để cho hai người lữ khách phương xa không lỡ dịp tham quan.
Phía bên đường đối diện nhà thờ Tân Hưng có một hang đá và tượng đức mẹ Maria.
Sau khi tham quan xong nhà thờ Tân Hưng thì 2 vợ chồng em lại chạy đến Chủng viện thừa sai.
Lối vào Chủng viện được tô điểm với hai hàng sứ cổ thụ che mát con đường.
Cũng giống như nhà thờ Vinh Sơn thì Chủng viện cũng được xây dựng với chất liệu chủ đạo là gỗ.
Mái ngói kết hợp với các cột gỗ làm cho Chủng viện mang một vẻ đẹp rất lạ trong mắt của người khách đến từ Sài Gòn như em.
Bên trong Chủng viện không thấy một bóng người.
Lúc đầu 2 vợ chồng em do vội nên cứ tưởng đây là bức tượng đức Mẹ. Nhưng sau một hồi thì đã nhận ra đấy là tượng của một cô gái dân tộc đang đeo gùi và bế một đứa bé trên tay.
Khuôn viên của Chủng viện rất đẹp. Nếu Chủng viện mà ở Sài Gòn thì chắc chắn sẽ trở thành một nơi chụp ảnh lý tưởng cho các đôi sắp kết hôn với nhau.
Ngoài ra Chủng viện còn có trồng một số cây cổ thụ. Lúc bước vào Chủng viện, em có để ý bên phải có một hàng nhãn cổ thụ xum xuê lá.
Tìm mãi mới thấy tấm bảng nhỏ đề tên và địa chỉ của Chủng viện. Các dòng chữ đã phai màu theo thời gian.
Còn đây là chiến tích của bữa ăn sau khi 2 vợ chồng em trở về.
16:00 ghé chợ Kontum mua một số trái cây sau đó lên đường đi Măng Đen. Trên đường đi có đi ngang nhà thờ Vinh Sơn. Nhà thờ này em sẽ giới thiệu nhiều hơn trong một chuyến sau mà em vừa đi vào dịp 2/9.
Từ Tp. Kontum đi ra QL24 phải đi qua con đường Đào Duy Từ khá nhỏ và xấu như thế này.
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 5: Kontum - Ialy - Măng Đen (phần 5)
Tuyến đường Quốc lộ 24 là tuyến giao thông huyết mạch nối Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, Bộ GTVT đã bố trí đủ nguồn vốn cho đầu tư giai đoạn 2014, 2015 từ thành phố Kon Tum đến huyện Kon Plông và đường tránh đèo Măng Đen. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai thi công đang gặp phải không ít khó khăn, phải thi công gián đoạn vì chưa bàn giao được mặt bằng. Trước khi quyết định đi con đường này em đã tham khảo trên nhiều diễn đàn, tuy nhiên thông tin về cung đường này hầu như rất ít, chủ yếu đến từ một số người đi hành hương đến Đức mẹ Măng Đen. Với tâm trạng mong muốn được trải nghiệm cung đường này, nghỉ ngơi một đêm tại Măng Đen - nơi được gọi là Đà Lạt 2 thì 2 xế của đoàn em đã quán triệt tinh thần lái xe cẩn thận nhất có thể.
Theo thông tin từ một người quen thì mối nguy hiểm nhất của cung đường này là các đại ca xe tải và xe khách. Bác người quen thổ địa căn dặn là tuyệt đối phải nhường đường cho mấy đại ca này, vì trên cung đường này thường xảy ra các vụ lật xe xuống vực do việc chen lấn của xe khách. May mắn cho đoàn em là suốt trên toàn chặng từ KonTum đến Măng Đen chỉ gặp duy nhất một chiếc xe khách, còn lại các bác xe tải chạy khá ôn hòa. Có thể vì đây là chặng leo dốc nên các bác ấy cũng không thể làm gì hơn ngoài việc cho xe ì ạch leo dốc.
Hình ảnh các em bé người dân tộc vui chơi trong buổi chiều tà. Trò chơi rất đơn giản nhưng cũng mang lại phấn khởi cho các em. Một vật mồi được treo lên cành cây và các bé lấy dép thi tài xem ai chọi được vật mồi xuống trước.
Quốc lộ 24 đang trong giai đoạn thi công. Việc san đồi xẻ núi được thực hiện trên khắp cung đường. Hình ảnh một người phụ nữ dân tộc đeo gùi trở về nhà bỗng trở nên lạc lõng giữa bao nhiêu phương tiện, máy móc hiện đại.
Các ngọn đồi được san lấp làm đường. Hy vọng trong tương lai đây là một cung đường đẹp nối liền duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên đất đỏ.
Hình ảnh công trường nối tiếp công trường cũng phần nào làm giảm bớt sự nhàm chán cho người tài xế và các du khách trên xe.
Đã đến địa phận huyện Kon Rẫy.
QL24 đang thi công hầu như toàn tuyến từ KonTum đến Kon Rẫy nhưng tình trạng mặt đường khá tốt, tốt hơn nhiều so với cung đường đau khổ ở đèo Tà Pứa hoặc một số đoạn ở tỉnh lộ 702 từ Phan Rang đi vào Vĩnh Hy .
Khu vực này người dân sinh sống chủ yếu là người dân tộc. Và phần lớn họ cũng theo đạo.
Bắt gặp hình ảnh một bác lạc lái xuống ven đường, đang phải nhờ xe công nông kéo hộ lên.
Ở khu vực này thì khoai mì là nguồn nông sản chủ đạo. Đi suốt tuyến thì em bắt gặp hình ảnh thu mua khoai mì rất nhiều lần.
Ngoài khoai mì thì bà con còn có bán măng dọc ven đường. Hầu hết các xe con du lịch đều ghé mua ủng hộ cho bà con. Xe em còn đi du lịch dài ngày nên không dừng chân ủng hộ được.
Đến đây thì đã gần chiều tà nên bà con đi rẫy về rất nhiều. Người người đeo gùi, các em bé thì vui mừng chạy ra chào đón cha mẹ, anh chị trở về nhà.
17:30 Đến một cung đường đẹp bất ngờ.
Rồi đường lại xấu và nhỏ, rất nhỏ, hai xe ngược chiều phải nép sát vào lề mới đủ đường lưu thông cùng lúc.
Một con đường tránh mới đang được thi công và hoàn thiện.
Đã đến thị trấn Đăk Rve.
Việc dừng chân xả nước cứu thân ven đường đã vô tình dẫn lối vào một khung cảnh đẹp mê hồn. Trình còi của em chỉ chụp được đến đây chứ trên thực tế chỗ này tuyệt đẹp.
Xa xa là dòng sông uốn lượn và cầu treo Đak Pne.
Cuối cùng cũng đã đến đèo Măng Đen. Thử thách cuối cùng trước khi vào đến thị trấn Măng Đen.
Mọi người thường tránh đi đèo vào buổi tối, nhưng cá nhân em lại thấy đi đèo buổi tối an toàn hơn buổi sáng.
Một ngôi nhà lẻ loi trên đèo.
Buổi tối nên các xe đều giảm tốc độ, chạy cẩn thẩn, ngoài ra còn có thể biết trước các xe sắp đến nhờ ánh đèn xe.
18:30 đến thị trấn Măng Đen. Sau một hồi tìm kiếm và lựa chọn thì đoàn em đã dừng chân ở KS Trung Hiếu này.
Tuyến đường Quốc lộ 24 là tuyến giao thông huyết mạch nối Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi. Hiện nay, Bộ GTVT đã bố trí đủ nguồn vốn cho đầu tư giai đoạn 2014, 2015 từ thành phố Kon Tum đến huyện Kon Plông và đường tránh đèo Măng Đen. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai thi công đang gặp phải không ít khó khăn, phải thi công gián đoạn vì chưa bàn giao được mặt bằng. Trước khi quyết định đi con đường này em đã tham khảo trên nhiều diễn đàn, tuy nhiên thông tin về cung đường này hầu như rất ít, chủ yếu đến từ một số người đi hành hương đến Đức mẹ Măng Đen. Với tâm trạng mong muốn được trải nghiệm cung đường này, nghỉ ngơi một đêm tại Măng Đen - nơi được gọi là Đà Lạt 2 thì 2 xế của đoàn em đã quán triệt tinh thần lái xe cẩn thận nhất có thể.
Theo thông tin từ một người quen thì mối nguy hiểm nhất của cung đường này là các đại ca xe tải và xe khách. Bác người quen thổ địa căn dặn là tuyệt đối phải nhường đường cho mấy đại ca này, vì trên cung đường này thường xảy ra các vụ lật xe xuống vực do việc chen lấn của xe khách. May mắn cho đoàn em là suốt trên toàn chặng từ KonTum đến Măng Đen chỉ gặp duy nhất một chiếc xe khách, còn lại các bác xe tải chạy khá ôn hòa. Có thể vì đây là chặng leo dốc nên các bác ấy cũng không thể làm gì hơn ngoài việc cho xe ì ạch leo dốc.
Hình ảnh các em bé người dân tộc vui chơi trong buổi chiều tà. Trò chơi rất đơn giản nhưng cũng mang lại phấn khởi cho các em. Một vật mồi được treo lên cành cây và các bé lấy dép thi tài xem ai chọi được vật mồi xuống trước.
Quốc lộ 24 đang trong giai đoạn thi công. Việc san đồi xẻ núi được thực hiện trên khắp cung đường. Hình ảnh một người phụ nữ dân tộc đeo gùi trở về nhà bỗng trở nên lạc lõng giữa bao nhiêu phương tiện, máy móc hiện đại.
Các ngọn đồi được san lấp làm đường. Hy vọng trong tương lai đây là một cung đường đẹp nối liền duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên đất đỏ.
Hình ảnh công trường nối tiếp công trường cũng phần nào làm giảm bớt sự nhàm chán cho người tài xế và các du khách trên xe.
Đã đến địa phận huyện Kon Rẫy.
QL24 đang thi công hầu như toàn tuyến từ KonTum đến Kon Rẫy nhưng tình trạng mặt đường khá tốt, tốt hơn nhiều so với cung đường đau khổ ở đèo Tà Pứa hoặc một số đoạn ở tỉnh lộ 702 từ Phan Rang đi vào Vĩnh Hy .
Khu vực này người dân sinh sống chủ yếu là người dân tộc. Và phần lớn họ cũng theo đạo.
Bắt gặp hình ảnh một bác lạc lái xuống ven đường, đang phải nhờ xe công nông kéo hộ lên.
Ở khu vực này thì khoai mì là nguồn nông sản chủ đạo. Đi suốt tuyến thì em bắt gặp hình ảnh thu mua khoai mì rất nhiều lần.
Ngoài khoai mì thì bà con còn có bán măng dọc ven đường. Hầu hết các xe con du lịch đều ghé mua ủng hộ cho bà con. Xe em còn đi du lịch dài ngày nên không dừng chân ủng hộ được.
Đến đây thì đã gần chiều tà nên bà con đi rẫy về rất nhiều. Người người đeo gùi, các em bé thì vui mừng chạy ra chào đón cha mẹ, anh chị trở về nhà.
17:30 Đến một cung đường đẹp bất ngờ.
Rồi đường lại xấu và nhỏ, rất nhỏ, hai xe ngược chiều phải nép sát vào lề mới đủ đường lưu thông cùng lúc.
Một con đường tránh mới đang được thi công và hoàn thiện.
Đã đến thị trấn Đăk Rve.
Việc dừng chân xả nước cứu thân ven đường đã vô tình dẫn lối vào một khung cảnh đẹp mê hồn. Trình còi của em chỉ chụp được đến đây chứ trên thực tế chỗ này tuyệt đẹp.
Xa xa là dòng sông uốn lượn và cầu treo Đak Pne.
Cuối cùng cũng đã đến đèo Măng Đen. Thử thách cuối cùng trước khi vào đến thị trấn Măng Đen.
Mọi người thường tránh đi đèo vào buổi tối, nhưng cá nhân em lại thấy đi đèo buổi tối an toàn hơn buổi sáng.
Một ngôi nhà lẻ loi trên đèo.
Buổi tối nên các xe đều giảm tốc độ, chạy cẩn thẩn, ngoài ra còn có thể biết trước các xe sắp đến nhờ ánh đèn xe.
Chỉnh sửa cuối:
Ngày 5: Kontum - Ialy - Măng Đen (phần 6)
Khách sạn Trung Hiếu kiêm quán ăn kiêm cafe Mưa Rừng. Em chưa đi hết Măng Đen, nhưng trong số mấy khách sạn nằm trên QL24 thì có lẽ chỗ này là ok nhất.
Sau khi ăn uống no say thì có thể thư giãn, thưởng thức ly cà phê trong cái không khí se lạnh của Măng Đen.
Quán cà phê được ông chủ trang trí gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt có một góc nhỏ trồng các loại lan rừng.
Còn đây là nhà hàng của khách sạn Trung Hiếu . Đồ ăn lèo tèo có vài món gà, bò. Giá cả thì đắt 4 lần so với ở Kontum. Một con gà + 2 tô cháo lớn vị chi hết 500k.
Khuôn viên khách sạn khá lớn. Có thể đậu được khoảng 7-8 chiếc ô tô.
Khách lưu trú tại đây phần lớn là du khách hành hương đức mẹ Fatima. Gia đình em là khách du lịch hiếm hoi duy nhất tại đây đêm nay. Có vài xe từ Quãng Ngãi và Kontum, 2 xe từ Nghệ An và 2 xe từ Sài Gòn của đoàn em.
"Măng Đen là một địa danh thuộc huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum. Nằm ở độ cao 1.100 mét, với rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ cùng hàng chục hồ và thác nước, Măng Đen hiện la khu du lịch quốc gia, được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai hay Đà Lạt của Kon Tum, nay địa danh này là huyện lỵ của huyện Kon Plông." "Tên gọi Măng Đen xuất phát từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn."
Tuy vậy, vì không nằm trên con đường giao thông huyết mạch nên ở Măng Đen khá buồn tẻ. Buổi tối không có bất cứ hoạt động vui chơi nào cho du khách.
Em vác máy để phơi sáng giữa đường mãi mà mới thấy có một bóng xe tiến lại từ xa.
Vì ít có du khách đến Măng Đen nên nơi đây còn giữ được sự mộc mạc, nguyên sơ. Bằng chứng là dạo quanh một vòng khách sạn em bắt gặp được vô số loài côn trùng, một số có kích thước rất lớn như bọ cánh cứng và dế.
Sau khi dạo quanh một vòng thì mọi người ai nấy trở về phòng, lên giường ngủ chuẩn bị cho hành trình tiếp theo ngày mai. Tại thời điểm này thì thời tiết ở vùng duyên hải vào khoảng 34-35 C, nhưng ở Măng Đen nhiệt độ chỉ khoảng 18 C, buổi tối ngủ phải trùm chăn bông, cảm giác thư giãn khá tuyệt.
Khách sạn Trung Hiếu kiêm quán ăn kiêm cafe Mưa Rừng. Em chưa đi hết Măng Đen, nhưng trong số mấy khách sạn nằm trên QL24 thì có lẽ chỗ này là ok nhất.
Sau khi ăn uống no say thì có thể thư giãn, thưởng thức ly cà phê trong cái không khí se lạnh của Măng Đen.
Quán cà phê được ông chủ trang trí gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt có một góc nhỏ trồng các loại lan rừng.
Còn đây là nhà hàng của khách sạn Trung Hiếu . Đồ ăn lèo tèo có vài món gà, bò. Giá cả thì đắt 4 lần so với ở Kontum. Một con gà + 2 tô cháo lớn vị chi hết 500k.
Khuôn viên khách sạn khá lớn. Có thể đậu được khoảng 7-8 chiếc ô tô.
Khách lưu trú tại đây phần lớn là du khách hành hương đức mẹ Fatima. Gia đình em là khách du lịch hiếm hoi duy nhất tại đây đêm nay. Có vài xe từ Quãng Ngãi và Kontum, 2 xe từ Nghệ An và 2 xe từ Sài Gòn của đoàn em.
"Măng Đen là một địa danh thuộc huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum. Nằm ở độ cao 1.100 mét, với rừng nguyên sinh, rừng thông đỏ cùng hàng chục hồ và thác nước, Măng Đen hiện la khu du lịch quốc gia, được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai hay Đà Lạt của Kon Tum, nay địa danh này là huyện lỵ của huyện Kon Plông." "Tên gọi Măng Đen xuất phát từ tên T’măng Deeng của người Mơ Nâm, có nghĩa là vùng đất bằng phẳng và rộng lớn."
Tuy vậy, vì không nằm trên con đường giao thông huyết mạch nên ở Măng Đen khá buồn tẻ. Buổi tối không có bất cứ hoạt động vui chơi nào cho du khách.
Em vác máy để phơi sáng giữa đường mãi mà mới thấy có một bóng xe tiến lại từ xa.
Vì ít có du khách đến Măng Đen nên nơi đây còn giữ được sự mộc mạc, nguyên sơ. Bằng chứng là dạo quanh một vòng khách sạn em bắt gặp được vô số loài côn trùng, một số có kích thước rất lớn như bọ cánh cứng và dế.
Sau khi dạo quanh một vòng thì mọi người ai nấy trở về phòng, lên giường ngủ chuẩn bị cho hành trình tiếp theo ngày mai. Tại thời điểm này thì thời tiết ở vùng duyên hải vào khoảng 34-35 C, nhưng ở Măng Đen nhiệt độ chỉ khoảng 18 C, buổi tối ngủ phải trùm chăn bông, cảm giác thư giãn khá tuyệt.
Chỉnh sửa cuối:
Trống trận 1 xuất bao nhiêu vậy bác. Hè rồi em cũng đi giống bác mà ko ghé đâyView attachment 124308 View attachment 124309 View attachment 124310 View attachment 124311 View attachment 124312 View attachment 124313 View attachment 124314 View attachment 124315 View attachment 124316 View attachment 124317 View attachment 124318 View attachment 124319 View attachment 124320 View attachment 124321 View attachment 124322 View attachment 124323 View attachment 124324 View attachment 124325 View attachment 124326 View attachment 124327 View attachment 124328 View attachment 124329 View attachment 124330 View attachment 124331 View attachment 124332 View attachment 124333
- Status
- Không mở trả lời sau này.