Sau khi đọc xong bài này, các fan Nga đừng "vĩ cuồng" nữa nhé
http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...anh-cong-nghiep-vu-tru-nga-3280682/#slideshow
Để cung cấp thêm thông tin về thực trạng ngành công nghiệp vũ trụ Nga hiện nay (vì ở một góc độ nào đó nó liên quan đến việc Nga thành lập Lực lượng Đường không – vũ trụ), xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn tờ “Svobodaia Pressa” (Nga) của Vadim Lukashevich, chuyên gia phân tích quân sự, phó tiến sỹ khoa học - kỹ thuật Nga (chuyên ngành hàng không, vô tuyến điện, điện tử và tự động hóa) ngày 02/8/2015. Tiêu đề trên là của “Svobodaia Pressa” (Nga).
Chỉ xin nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của Vadim Lukashevich .
Lời dẫn của tòa soạn báo “Svobodaia Pressa” :
“Chúng ta (Nga) là những người đầu tiên hiện thực hóa ước mơ của loài người mở đường đến các vì sao. Đất nước chúng ta đã từng là cường quốc vũ trụ hàng đầu, thực hiện thành công các dự án khổng lồ mà ngay cả những người mơ mộng nhất cũng không nghĩ tới.
Chúng ta đã từng xây dựng tương lai bằng bàn tay của chính mình. Nhưng bây giờ thì sao? Chúng ta đã sử dụng những di sản vũ trụ của Liên Bang Xô Viết ra sao, chúng ta đã tụt hậu so với các cường quốc khác như thế nào và các nhà lãnh đạo hiện nay của chúng ta có hiểu hết được điều đó không, và nói chung- chúng ta cần vũ trụ để làm gì
Phần trả lời của Phó tiến sỹ khoa học – kỹ thuật, chuyên gia quân sự Vadim Lukashevich:
Báo Svobodaia Pressa (SP): Vadim, ông có đồng ý là ngành công nghiệp vũ trụ Xô Viết và Nga đã và vẫn đang là thành tựu của Chủ nghĩa xã hội, là thành tựu của những con người không coi lợi ích vật chất là ý nghĩa cuộc sống, mà đối với họ thì chính là những tư tưởng phát triển và tiến bộ của xã hội chúng ta cả về mặt công nghệ lẫn đạo đức - tính thần mới là ỹ nghĩa cuộc sống của họ?
Cần phải phân biệt rất rạch ròi ngành vũ trụ Xô Viết và ngành vũ trụ Nga – chúng khác nhau hoàn toàn về bản chất. Ngành vũ trụ Xô Viết mở ra kỷ nguyên vũ trụ sau khi phóng Vệ tinh đầu tiên ngày 4/10/1957, và mở đường cho loài người tiến vào vũ trụ sau khi đưa nhà du hành vũ trụ Iuri Gagarin vào quỹ đạo gần trái đất ngày 12/4/1961.
Ngành vũ trụ Xô Viết nổi bật ở sự phát triển theo kế hoạch và có những mục tiêu rõ ràng – chính điều đó đã là tiền đề cho tất cả các thành tựu và những ưu tiên trong vũ trụ - những thành tựu mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn tự hào- vệ tinh đầu tiên, chuyến bay của con người vào vũ trụ đầu tiên, chuyến bay vào vũ trụ của nữ phi hành gia đầu tiên, chuyến bay của một cụm tàu vũ trụ đầu tiên, con người bước ra khoàng không gian vũ trụ lần đầu tiên, lắp ráp các tàu vũ trụ tự động đầu tiên, nữ phi hành gia đầu tiên bước ra khoảng không vũ trụ chuyến bay với thời gian dài kỷ lục của con người trong vũ trụ, hạ cánh xuống mặt trăng đầu tiên, hạ cánh xuống Sao Kim đầu tiên và chuyển các hình cảnh toàn cảnh về Sao Kim đầu tiên, hạ cánh nhẹ nhàng xuống sao Hỏa lần đầu tiên và v.v .
Tất cả đó là những thành tựu của Liên Bang Xô Viết .
SP – Còn bây giờ thì sao?
Ngành vũ trụ Nga được thừa hưởng những di sản Xô Viết để lại và đã không thể giữ gìn được phần lớn các di sản đó. Tổ hợp quỹ đạo “Mir” ( Hòa bình) đã bị chìm xuống biển và Nga đã không thể chế tạo được một trạm quỹ đạo của mình, chỉ tham gia vào chương trình chế tạo một trạm vũ trụ quốc tế với tư cách là một đối tác hạng hai.
Nga đã không thể và không tiếp tục chương trình hệ thống vũ trụ con thoi “Energia- Buran” vốn đã qua giai đoạn bay thử nghiệm (từ thời Xô Viết). Nga cũng đã không thể kết thúc Chương trình Sao Hỏa của Xô Viết (vụ phóng thiết bị vũ trụ “Mars-96” thất bại) và cũng không thể thực hiện được dự án đầy tham vọng đưa về trái đất các mẫu đất đá từ vệ tinh của sao Hỏa “Phobos-Grunt” (Trạm vũ trụ liên hành tinh tự động của Nga -ND) .
Hơn thế nữa, sau khi Liên Xô tan rã nước Nga hậu Xô Viết đã không thể phóng một thiết bị vũ trụ nào đến các hành tinh trong Hệ mặt trời, kể cả mặt trăng.
Nước Nga đến bây giờ vẫn chưa đủ sức thiết kế được một tàu vũ trụ có người lái nào, mặc dù đã rất cố gắng,- vẫn tiếp tục đưa các phi hành gia vào quỹ đạo bằng tàu “Liên hợp” của Xô Viết, mặc dù (“Liên hợp”) đã được hiện đại hóa một số lần.
Cái duy nhất mà chúng ta có thể làm được trong hơn 20 năm qua là thiết kế tên lửa mang “Angara” hạng trung, dự tính sẽ đưa vào khai thác trong những năm 2020 , - mà “Angara” còn kém “ Energia” Xô Viết ở rất nhiều tiêu chi (về sức chở và trình độ công nghệ), thậm chí còn thua cả Proton cũ kỹ ( xét từ tiêu chí giá thành).
Có thể thêm vài lời không mấy hay ho về vụ bê bối quanh công trình xây dựng sân bay vũ trụ “Voctochnyi” (Phương Đông) với các nghi án ăn cắp tiền đầu tư và không trả lương cho công nhân.
Tôi xin nói thêm là việc khai thác sử dụng “Vostochnyi” dự tính được bắt đầu không phải bằng việc phóng tên lửa mới (như đã dự kiến) mà bằng việc phóng các tên lửa mang “Liên hợp” được thiết kế từ thời Xô Viết .
Các thành tựu thời kỳ Xô Viết, dĩ nhiên là gắn với chế độ Xã hội Chủ nghĩa nhưng nói chung – những thành tựu trong chinh phục không gian vũ trụ không phải chỉ do chế độ chính trị quyết định .
“SP” – Cường quốc nào dẫn đầu trong lĩnh vực vũ trụ hiện nay?
Cường quốc dẫn đầu trong lĩnh vực vũ trụ hiện nay dĩ nhiên là Mỹ. Trình độ của Mỹ đã ở mức mà tất cả các nước còn lại (hay một nhóm nước) không thể so sánh được với Mỹ .
Điều đấy được thể hiện rất rõ qua vai trò hàng đầu của Mỹ trong việc chế tạo trạm vũ trụ quốc tế (việc sử dụng tàu “Liên hợp” của chúng ta chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ kết thúc trong vòng hai đến ba năm tới , khi một số kiểu tàu có người lái của Mỹ được đưa vào sử dụng, kể cả các tàu của tư nhân), Mỹ cũng đã đạt được những thành tựu rất đặc biệt trong nghiên cứu các hành tinh của Hệ mặt trời và không gian vũ trụ ở rất xa trái đất.
Nếu xem xét riêng lĩnh vực các tàu vũ trụ có người lái thì chúng ta- Nga hiện nay đứng ở vị trí số hai, nhưng nếu xét về những nghiên cứu thiết kế đang được tiến hành cả ở Mỹ và ở Nga thì chúng ta đang tụt hậu rất xa so với người Mỹ.
Chỉ cần chỉ ra một thực tế là người Mỹ hoàn thành phần việc nghiên cứu chế tạo của mình trong Trạm vũ trụ quốc tế và hiện đang chế tạo một số tàu vũ trụ có người lái, kể cả tàu “Orion” và tên lửa mang siêu nặng để đưa tàu này vào khoảng không vũ trụ cách rất xa trái đất.
Các kế hoạch của chúng ta khiêm tốn hơn nhiều – chúng ta từ lâu đã thiết kế tàu có người lái mới để thay thế “Liên hợp” , tuy nhiên các nghiên cứu của chúng ta hơn 10 năm nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn “bàn giấy” .
Nếu tính đến các cụm vệ tinh của Nga ở quỹ đạo gần trái đất thì chúng kém xa (về số lượng và chất lượng vệ tinh) các cụm tương tự của Mỹ, thậm chí còn kém cả Trung Quốc ở một số tiêu chí.
Hơn nữa, theo những tham số cơ bản thì các vệ tinh của chúng ta không những kém vệ tinh Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và còn kém cả Israel , thậm chí cả về các thiết bị vũ trụ thương mại.
Vâng, nếu như nhìn từ góc độ lĩnh vực nghiên cứu các hành tinh của Hệ mặt trời , thì Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và kể cả Ấn Độ cũng đã vượt Nga. Chúng ta có thể tự an ủi là một số thiết bị của mình được lắp trên các trạm liên hành tinh của các nước khác – nếu không có cái đó thì chúng ta chỉ là con số không tròn trĩnh trong lĩnh vực này.
“SP” :- Như thế có nghĩa là Nga không còn là một quốc gia hàng đầu hiện diện trong vũ trụ?
Mấy năm trước đây “Roscosmos” (Cơ quan vũ trụ Nga-ND) có đưa ra một Chương trình tương đối sát với thực tế: “ Những phương hướng cơ bản phát triển ngành vũ trụ Nga dến năm 2030” và đặt ra mục tiêu là đưa Nga vào tốp ba nước hàng đầu trong lĩnh vực vũ trụ.
Tôi lưu ý là – đến năm 2030 , tức là sau 15 năm nữa nhiệm vụ (mục tiêu) được đặt ra (Nga) không phải là quốc gia thứ nhất, cũng không phải là quốc gia thứ hai mà chỉ là nằm trong top ba nước hàng đầu. Bạn có thể dễ dàng hình dung là hiện giờ chúng ta đang đứng ở đâu!
Chính vì thế mà bất kỳ một tuyên bố nào về “ vai trò hàng đầu” của chúng ta hiện nay – chỉ là các lời ba hoa huyênh hoang mỵ dân của các quan chức (Nga) .
“SP”:- Các nghiên cứu vũ trụ có phải là một trong những đầu tầu của các tiến bộ công nghệ của chúng ta không?
Dĩ nhiên. Nhưng để hiện thực hóa vai trò đầu tàu của ngành vũ trụ đối với phát triển công nghiệp- kỹ thuật dứt khoát cần phải có 2 nhân tố cơ bản – chúng ta cần phải xác định rất rõ, chúng ta cần ngành vũ trụ để làm gì và lên kế hoạch phát triển nó đúng với vai trò “đầu tàu” – để nó có hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế của chúng ta, cái cần thứ hai – cần phải có cơ chế “ứng dụng” các thành tựu công nghệ của ngành vũ trụ vào các lĩnh vực khác.
Đây (ý thứ hai- tức ứng dụng thành tựu công nghệ của ngành vũ trụ vào các ngành khác ) là nhược điểm rất lớn của Liên Xô trước đây .
“SP” :- Ngân sách dành cho “Roscosmos” hiện nay là bao nhiêu và cần bao nhiêu để có thể phát triển, như thường nói là “toàn diện”?
Con số chính xác về ngân sách dành cho ngành vũ trụ bạn có thể tra cứu trong trang Web của “Roscosmos”.
Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ khác – thứ nhất, các chi phí của chúng ta dành cho ngành vũ trụ thua khoản ngân sách của Mỹ dành cho ngành vũ trụ nhiều lần – đấy là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta tụt hậu – Lấy một ví dụ - chi phí ngân sách Liên bang của chúng ta chỉ bằng ngân sách của thành phố New York .
Nhưng còn một nguyên nhân khác – nền kinh tế , khoa học và trình độ công nghệ của chúng ta thua xa trình độ (công nghệ -ND) của Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc ở tất cả các tham số (tiêu chí) .
Nói cách khác, thậm chí nếu như ở đâu đó đột nhiên xuất hiện một khoản kinh phí (cho ngành vũ trụ Nga-ND) tương đương với khoản ngân sách dành cho vũ trụ của Mỹ, thì chúng ta cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ - so với thời kỳ Xô Viết chúng ta đã thua kém (về kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ) quá nhiều .
“ SP”:- Tỷ lệ giữa những người chuyên nghiệp (có trình độchuyên ngành cao ) và những kẻ “ngẫu nhiên nhận vị trí lãnh đạo” ( tức những kẻ “ngoại đạo”-ND) trong giới lãnh đạo của ngành vũ trụ Nga là bao nhiêu ?
- Nếu muốn tìm hiểu tỷ lệ này ở cấp lãnh đạo các xí nghiệp của ngành thì bạn có thể tìm số liệu ở cơ quan cán bộ hoặc cơ quan phân tích của “Roscosmos” hoặc ở Tập đoàn chế tạo tên lửa thống nhất.
Nhưng qua những gì mà chúng ta đang thấy, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo cao nhất của ngành , thì theo quan điểm của tôi – tình hình là đáng khóc .
Chúng ta có một quan điểm rất sai lầm là “ nhà quản lý tốt” tuy không có kiến thức chuyên mônh và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực vũ trụ vẫn có thể điều hành thành công ngành vũ trụ .
Ai cũng thấy rõ là cựu giám đốc AvtoVAZ ( ý muốn nói tới Igor Komarov – cựu Tổng giám đốc AvtoVAZ – Công ty ô tô lớn nhất của Nga, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Roscosmos ngày 23/10/2013 –ND ) đã không thể mổ ruột thừa hoặc may một bộ comle cho ra hồn, thế mà không hiểu tại sao người ta lại cho rằng ông ta có thể cải cách một cách đúng đắn và điều hành tốt ngành công nghiệp vũ trụ cực kỳ phức tạp này .
“SP” :- Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực vũ trụ có lợi hay hại , xin cho biết quan điểm của ông?
Không chỉ đơn giản là có lợi mà hiện nay nó (sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân) đã trở nên rất cần thiết, và đó là một trong những nguyên nhân làm cho Mỹ đang và sẽ là quốc gia hàng đầu trong vũ trụ.
Vấn đề là ở chỗ trong những năm đầu của kỷ nguyên vũ trụ các cường quốc mạnh nhất – Mỹ và Liên Xô – có thể cho phép mình cung cấp tài chính cho tất cả các hướng phát triển ngành vũ trụ như chế tạo tên lửa đẩy, chế tạo các tàu vũ trụ và các thiết bị vũ trụ với nhiều chức năng khác nhau.
Nhưng hiện nay ngành vũ trụ đã trở nên rất phức tạp , rất đắt đỏ và đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, nhiều lĩnh vực riêng biệt và vì thế mà không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả cường quốc giàu nhất là Mỹ có thể chỉ sử dụng ngân sách nhà nước cung cấp tài chính cho tất cả các hướng phát triển ngành vũ trụ.
Mỹ phân công cấp kinh phí cho ngành vũ trụ giữa ngân sách liên bang và doanh nghiệp tư nhân như sau: Nhà nước phát triển/duy trì các cơ sở hạ tầng vũ trụ trên mặt đất, các chương trình vũ trụ phục vụ mục đích quân sự và các chương trình vũ trụ trong tương lai – kể cả nghiên cứu khoảng không gian vũ trụ cách rất xa trái đất và khoa học vũ trụ .
Tất cả khoảng không gian vũ trụ gần trái đất, bắt đầu từ các vệ tinh ứng dụng, đến các chuyến bay có người lái ở quỹ đạo gần trái đấy đều giao cho các doanh nghiệp tư nhân và được nhà nước khuyến khích phát triển (kể cả nhà nước đứng ra làm bên đặt hàng thành phẩm hoặc dịch vụ).
Bằng cách đó, có thể giải quyết cùng lúc một số nhiệm vụ chiến lược – phân chia chi phí cho ngành vũ trụ quốc gia giữa doanh nghiệp trong nước và nhà nước, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ và hoàn thiện thiết bị cho doanh nghiệp trong nước (đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở quy mô toàn cầu) và mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở khoảng không gian vũ trụ gần trái đất, có nghĩa là vượt trước tất cả các đối thủ cạnh tranh có thể có trong lĩnh vực mới mẻ này.
Với ý nghĩa đó, sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân Mỹ vào ngành vũ trụ - đó là củng cố ưu thế của Mỹ trong vũ trụ trong tương lai gần .
“SP”:- Nói chung , nước ta cần có mặt trong vũ trụ để làm gì?
Đấy là một câu hỏi rất hay! Tôi nghĩ rằng chắc gì giới lãnh đạo Nga đã có thể trả lời một cách thấu đáo và chính xác câu hỏi này. Mỹ cần vũ trụ để làm gì – để duy trì và phô trương vai trò công nghệ và địa chính trị hàng đầu của mình trên thế giới.
Còn đối với Nga? nếu như nói về các hướng ứng dụng ngành vũ trụ- đó là liên lạc, khí tượng, thăm dò trái đất từ xa, định vị toàn cầu ( GLONASS) và giải quyết các nhiệm vụ quân sự khác (liên lạc, trinh sát , cảnh báo đòn tấn công tên lửa và v.v) - tất cả những gì liên quan đến các lĩnh vực này đều đã rất rõ ràng .
Nhưng, lấy ví dụ, với chuyên ngành các tàu vũ trụ có người lái thì hiện chưa có một sự rõ ràng như vậy. Hiện nay, trong lĩnh vực này Nga đang có những thành tựu tạo nên uy tín quốc gia của Nga, nhưng trên thực tế nó chưa mang lại cho nền kinh tế thậm chí chỉ 1% số tiền đã đầu tư.
Đấy là “cái va ly không quai của chúng ta và bỏ thì thương, vương thì tội”. Chúng ta mong muốn có vai trò của một đất nước nổi bật trên trường địa-chính trị, và sự hiện diện của các tàu vũ trụ có người lái là “thẻ ra vào” câu lạc bộ các nước tiên tiến. Nga mặc dù sở hữu tàu vũ trụ có người lái nhưng trên thực tế đã không phát triển nó .
Chính xác hơn là đã làm ra vẻ phát triển nhưng phần lớn là bắt chước xu hướng phát triển của công nghiệp vũ trụ Mỹ.
Chính vì thế mà dù chúng ta có các kế hoạch (tuy thường xuyên được xem xét lại và điều chỉnh) nhưng thực hiện (các kế hoạch đó) cực kỳ chậm và thường là không đem đến một kết quả cụ thể nào. Trong một thời gian dài chúng ta không thể đưa ra được các mục tiêu dài hạn trong phát triển công nghiệp vũ trụ .
Chính xác hơn, các mục tiêu thì có nhưng nghe rất lạ tai -“đảm bảo cho Nga khả năng chắc chắn tiếp cận vũ trụ” . Từ đây buộc phải đưa ra một câu hỏi “Tiếp cận để làm gì? cho cái gì?.
Không có câu trả lời ! Và như người ta thường nói “chuyển động thì có, nhưng cái đích cuối cùng thì không!”
Tổng hợp tất cả những điều vừa nói ở trên, để trả lời câu hỏi “chúng ta cần các tàu vũ trụ có người lái để làm gì? chúng ta thường có câu trả lời “Là để cho có!”, hay là một phương án trả lời khác “để có tất cả các thứ như những nước khác!”.
Tất nhiên, còn có một nhiệm vụ hoàn toàn thực dụng nữa là đảm bảo việc làm cho 200.000 người trong công nghiệp vũ trụ và các thành viên gia đình họ.
“SP”:- Theo quan điểm của ông , khi nào thì Nga lại có thể thực hiện những dự án vũ trụ đột phá quy mô lớn, khi nào thì nhân dân ta lấy lại giấc mơ chinh phục vũ trụ?
Chúng ta chỉ có thể lại thực hiện các dự án đột phá quy mô lớn trong vũ trụ khi mà tình hình với “cái valy không quai” có những thay đổi căn bản , khi mà chúng ta có thể đặt ra cho mình ra những nhiệm vụ dễ hiểu, thực tế và có hiệu quả về mặt kinh tế để phát triển ngành công nghiệp vũ trụ.
Những dự án mới sẽ xuất hiện khi mà chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai đất nước cho hàng thập kỷ tiếp theo, khi mà chúng ta, cùng với việc nói về vai trò đầu tàu của ngành vũ trụ phải có những bước đi cụ thể chuyển từ những chính sách thiên về mỵ dân sang những việc làm cụ thể .
Còn nói về việc lấy lại mơ ước chinh phục vũ trụ, trước hết chúng ta hãy cùng nhau quay trở lại chương trình học phổ thông về thiên văn học và nghiên cứu sâu các môn khoa học chính xác ( toán học , vật lý, hóa học và v.v).
Khi chúng ta nói về việc các thành tựu chủ yếu của chúng ta trong vũ trụ đã đạt được dưới thời Liên Xô, thì hãy cùng nhau nhớ về trình độ (khoa học, công nghệ v.v) thời Xô Viết và khả năng tiếp cận (dễ dàng) nền giáo dục (giáo dục trung học và đại học) thời kỳ đó đã ở mức như thế nào .
“SP”:- Liệu việc chinh phục vũ trụ trong tương lai có trở thành một trong những thành phần nền tảng của hệ tư tưởng quốc gia Nga?
Ngành vũ trụ khó có thể trở thành nền tảng tư tưởng quốc gia ít nhất cũng bởi vì con người sống trên Trái đất, quan tâm lo lắng đến những vấn đề trên Trái đất, chính vì thế mà đại đa số dân chúng sẽ chỉ quan tâm đến những tư tưởng và các nhiệm vụ có liên quan đến việc cải thiện cuộc sống của họ trên Trái đất.
Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là những thành tựu của nền khoa học vũ trụ chúng ta không trở thành niềm tự hào dân tộc và cố kết mọi công dân Nga thành một khối thống nhất.
Nhưng để có được điều đó, như người ta thường nói, những thành tựu đó phải có ngay tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải chỉ “nhấm nháp” một phần của lịch sử như chuyến bay của Iuri Gagarin.
Cần phải hiểu rất rõ ràng rằng, khi chúng ta tự hào về Gagarin, chúng ta đã từ lâu tự hào không phải với ngành vũ trụ Nga mà tự hào về những gì đã có trong quá khứ .
Còn người Mỹ - họ tự hào về khoa học vũ trụ của họ khi nhìn những tấm ảnh độc nhất vô nhị về Sao Diêm vương xa xôi lần đầu tiên trong lịch sử loài người mà họ mới chụp được mấy ngày trước đây, còn người Châu Âu – họ tự hào về tàu thăm dò của họ đang bay cạnh sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, còn chúng ta, những người Nga , hiện đang không có bất cứ thứ gì để tự hào .
“SP” :- Nhiều chuyên gia trước đây từng tuyên bố là nếu thiếu Kazakhstan, Belarus và Ucraine thì Nga sẽ không thể tồn tại không chỉ xét từ góc độ tâm lý mà còn từ góc độ kinh tế và công nghệ, và sự phát triển các nghiên cứu cũ trụ sẽ không thể thực hiện được nếu không hợp tác với Ucraine. Ông có đồng ý với quan điểm này không?
Trình độ hiện nay của Nga đang ở mức là nếu ngành vũ trụ Nga thiếu phối hợp và hợp tác khoa học –kỹ thuật với các nước khác, và nếu bị cô lập thì sẽ có thể lao dốc xuống thấp hơn trình độ của Trung Quốc.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng – sự phát triển dài hạn của ngành vũ trụ Nga chỉ có thể đạt được trên con đường hợp tác quốc tế với tất cả các nước, trong đó có Kazakhstan, Belarus và Ucraine .
Đấy chính là câu trả lời cho câu hỏi: “phải làm gì?” – phải sử dụng mọi phương tiện để phát triển một sự hợp tác như vậy.
Hãy quên đi những trò tuyên truyền về cái gọi là “sứ mệnh lịch sử”, "sự độc đáo dân tộc” và “đặc sắc Nga”, và phát triển một cách có kế hoạch sự hợp tác quốc tế thực sự trong tất cả các lĩnh vực với tất cả các quốc gia, kể cả ở gần và ở xa .
Cái được gọi là “Con đường phát triển riêng biệt Slavo” nào đó, những lời bàn tán về “Tinh thần Nga”, “Con đường phát triển độc đáo của nền văn minh Nga” và v.v - tất cả những cái đó là con đường không dẫn tới đâu, chỉ dẫn tới ngõ cụt lịch sử .
Lê Hùng
http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...anh-cong-nghiep-vu-tru-nga-3280682/#slideshow
Để cung cấp thêm thông tin về thực trạng ngành công nghiệp vũ trụ Nga hiện nay (vì ở một góc độ nào đó nó liên quan đến việc Nga thành lập Lực lượng Đường không – vũ trụ), xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn tờ “Svobodaia Pressa” (Nga) của Vadim Lukashevich, chuyên gia phân tích quân sự, phó tiến sỹ khoa học - kỹ thuật Nga (chuyên ngành hàng không, vô tuyến điện, điện tử và tự động hóa) ngày 02/8/2015. Tiêu đề trên là của “Svobodaia Pressa” (Nga).
Chỉ xin nhấn mạnh đây là quan điểm riêng của Vadim Lukashevich .
Lời dẫn của tòa soạn báo “Svobodaia Pressa” :
“Chúng ta (Nga) là những người đầu tiên hiện thực hóa ước mơ của loài người mở đường đến các vì sao. Đất nước chúng ta đã từng là cường quốc vũ trụ hàng đầu, thực hiện thành công các dự án khổng lồ mà ngay cả những người mơ mộng nhất cũng không nghĩ tới.
Chúng ta đã từng xây dựng tương lai bằng bàn tay của chính mình. Nhưng bây giờ thì sao? Chúng ta đã sử dụng những di sản vũ trụ của Liên Bang Xô Viết ra sao, chúng ta đã tụt hậu so với các cường quốc khác như thế nào và các nhà lãnh đạo hiện nay của chúng ta có hiểu hết được điều đó không, và nói chung- chúng ta cần vũ trụ để làm gì
Phần trả lời của Phó tiến sỹ khoa học – kỹ thuật, chuyên gia quân sự Vadim Lukashevich:
Báo Svobodaia Pressa (SP): Vadim, ông có đồng ý là ngành công nghiệp vũ trụ Xô Viết và Nga đã và vẫn đang là thành tựu của Chủ nghĩa xã hội, là thành tựu của những con người không coi lợi ích vật chất là ý nghĩa cuộc sống, mà đối với họ thì chính là những tư tưởng phát triển và tiến bộ của xã hội chúng ta cả về mặt công nghệ lẫn đạo đức - tính thần mới là ỹ nghĩa cuộc sống của họ?
Cần phải phân biệt rất rạch ròi ngành vũ trụ Xô Viết và ngành vũ trụ Nga – chúng khác nhau hoàn toàn về bản chất. Ngành vũ trụ Xô Viết mở ra kỷ nguyên vũ trụ sau khi phóng Vệ tinh đầu tiên ngày 4/10/1957, và mở đường cho loài người tiến vào vũ trụ sau khi đưa nhà du hành vũ trụ Iuri Gagarin vào quỹ đạo gần trái đất ngày 12/4/1961.
Ngành vũ trụ Xô Viết nổi bật ở sự phát triển theo kế hoạch và có những mục tiêu rõ ràng – chính điều đó đã là tiền đề cho tất cả các thành tựu và những ưu tiên trong vũ trụ - những thành tựu mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn tự hào- vệ tinh đầu tiên, chuyến bay của con người vào vũ trụ đầu tiên, chuyến bay vào vũ trụ của nữ phi hành gia đầu tiên, chuyến bay của một cụm tàu vũ trụ đầu tiên, con người bước ra khoàng không gian vũ trụ lần đầu tiên, lắp ráp các tàu vũ trụ tự động đầu tiên, nữ phi hành gia đầu tiên bước ra khoảng không vũ trụ chuyến bay với thời gian dài kỷ lục của con người trong vũ trụ, hạ cánh xuống mặt trăng đầu tiên, hạ cánh xuống Sao Kim đầu tiên và chuyển các hình cảnh toàn cảnh về Sao Kim đầu tiên, hạ cánh nhẹ nhàng xuống sao Hỏa lần đầu tiên và v.v .
Tất cả đó là những thành tựu của Liên Bang Xô Viết .
SP – Còn bây giờ thì sao?
Ngành vũ trụ Nga được thừa hưởng những di sản Xô Viết để lại và đã không thể giữ gìn được phần lớn các di sản đó. Tổ hợp quỹ đạo “Mir” ( Hòa bình) đã bị chìm xuống biển và Nga đã không thể chế tạo được một trạm quỹ đạo của mình, chỉ tham gia vào chương trình chế tạo một trạm vũ trụ quốc tế với tư cách là một đối tác hạng hai.
Nga đã không thể và không tiếp tục chương trình hệ thống vũ trụ con thoi “Energia- Buran” vốn đã qua giai đoạn bay thử nghiệm (từ thời Xô Viết). Nga cũng đã không thể kết thúc Chương trình Sao Hỏa của Xô Viết (vụ phóng thiết bị vũ trụ “Mars-96” thất bại) và cũng không thể thực hiện được dự án đầy tham vọng đưa về trái đất các mẫu đất đá từ vệ tinh của sao Hỏa “Phobos-Grunt” (Trạm vũ trụ liên hành tinh tự động của Nga -ND) .
Hơn thế nữa, sau khi Liên Xô tan rã nước Nga hậu Xô Viết đã không thể phóng một thiết bị vũ trụ nào đến các hành tinh trong Hệ mặt trời, kể cả mặt trăng.
Nước Nga đến bây giờ vẫn chưa đủ sức thiết kế được một tàu vũ trụ có người lái nào, mặc dù đã rất cố gắng,- vẫn tiếp tục đưa các phi hành gia vào quỹ đạo bằng tàu “Liên hợp” của Xô Viết, mặc dù (“Liên hợp”) đã được hiện đại hóa một số lần.
Cái duy nhất mà chúng ta có thể làm được trong hơn 20 năm qua là thiết kế tên lửa mang “Angara” hạng trung, dự tính sẽ đưa vào khai thác trong những năm 2020 , - mà “Angara” còn kém “ Energia” Xô Viết ở rất nhiều tiêu chi (về sức chở và trình độ công nghệ), thậm chí còn thua cả Proton cũ kỹ ( xét từ tiêu chí giá thành).
Có thể thêm vài lời không mấy hay ho về vụ bê bối quanh công trình xây dựng sân bay vũ trụ “Voctochnyi” (Phương Đông) với các nghi án ăn cắp tiền đầu tư và không trả lương cho công nhân.
Tôi xin nói thêm là việc khai thác sử dụng “Vostochnyi” dự tính được bắt đầu không phải bằng việc phóng tên lửa mới (như đã dự kiến) mà bằng việc phóng các tên lửa mang “Liên hợp” được thiết kế từ thời Xô Viết .
Các thành tựu thời kỳ Xô Viết, dĩ nhiên là gắn với chế độ Xã hội Chủ nghĩa nhưng nói chung – những thành tựu trong chinh phục không gian vũ trụ không phải chỉ do chế độ chính trị quyết định .
“SP” – Cường quốc nào dẫn đầu trong lĩnh vực vũ trụ hiện nay?
Cường quốc dẫn đầu trong lĩnh vực vũ trụ hiện nay dĩ nhiên là Mỹ. Trình độ của Mỹ đã ở mức mà tất cả các nước còn lại (hay một nhóm nước) không thể so sánh được với Mỹ .
Điều đấy được thể hiện rất rõ qua vai trò hàng đầu của Mỹ trong việc chế tạo trạm vũ trụ quốc tế (việc sử dụng tàu “Liên hợp” của chúng ta chỉ là biện pháp tạm thời và sẽ kết thúc trong vòng hai đến ba năm tới , khi một số kiểu tàu có người lái của Mỹ được đưa vào sử dụng, kể cả các tàu của tư nhân), Mỹ cũng đã đạt được những thành tựu rất đặc biệt trong nghiên cứu các hành tinh của Hệ mặt trời và không gian vũ trụ ở rất xa trái đất.
Nếu xem xét riêng lĩnh vực các tàu vũ trụ có người lái thì chúng ta- Nga hiện nay đứng ở vị trí số hai, nhưng nếu xét về những nghiên cứu thiết kế đang được tiến hành cả ở Mỹ và ở Nga thì chúng ta đang tụt hậu rất xa so với người Mỹ.
Chỉ cần chỉ ra một thực tế là người Mỹ hoàn thành phần việc nghiên cứu chế tạo của mình trong Trạm vũ trụ quốc tế và hiện đang chế tạo một số tàu vũ trụ có người lái, kể cả tàu “Orion” và tên lửa mang siêu nặng để đưa tàu này vào khoảng không vũ trụ cách rất xa trái đất.
Các kế hoạch của chúng ta khiêm tốn hơn nhiều – chúng ta từ lâu đã thiết kế tàu có người lái mới để thay thế “Liên hợp” , tuy nhiên các nghiên cứu của chúng ta hơn 10 năm nay vẫn chưa ra khỏi giai đoạn “bàn giấy” .
Nếu tính đến các cụm vệ tinh của Nga ở quỹ đạo gần trái đất thì chúng kém xa (về số lượng và chất lượng vệ tinh) các cụm tương tự của Mỹ, thậm chí còn kém cả Trung Quốc ở một số tiêu chí.
Hơn nữa, theo những tham số cơ bản thì các vệ tinh của chúng ta không những kém vệ tinh Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và còn kém cả Israel , thậm chí cả về các thiết bị vũ trụ thương mại.
Vâng, nếu như nhìn từ góc độ lĩnh vực nghiên cứu các hành tinh của Hệ mặt trời , thì Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và kể cả Ấn Độ cũng đã vượt Nga. Chúng ta có thể tự an ủi là một số thiết bị của mình được lắp trên các trạm liên hành tinh của các nước khác – nếu không có cái đó thì chúng ta chỉ là con số không tròn trĩnh trong lĩnh vực này.
“SP” :- Như thế có nghĩa là Nga không còn là một quốc gia hàng đầu hiện diện trong vũ trụ?
Mấy năm trước đây “Roscosmos” (Cơ quan vũ trụ Nga-ND) có đưa ra một Chương trình tương đối sát với thực tế: “ Những phương hướng cơ bản phát triển ngành vũ trụ Nga dến năm 2030” và đặt ra mục tiêu là đưa Nga vào tốp ba nước hàng đầu trong lĩnh vực vũ trụ.
Tôi lưu ý là – đến năm 2030 , tức là sau 15 năm nữa nhiệm vụ (mục tiêu) được đặt ra (Nga) không phải là quốc gia thứ nhất, cũng không phải là quốc gia thứ hai mà chỉ là nằm trong top ba nước hàng đầu. Bạn có thể dễ dàng hình dung là hiện giờ chúng ta đang đứng ở đâu!
Chính vì thế mà bất kỳ một tuyên bố nào về “ vai trò hàng đầu” của chúng ta hiện nay – chỉ là các lời ba hoa huyênh hoang mỵ dân của các quan chức (Nga) .
“SP”:- Các nghiên cứu vũ trụ có phải là một trong những đầu tầu của các tiến bộ công nghệ của chúng ta không?
Dĩ nhiên. Nhưng để hiện thực hóa vai trò đầu tàu của ngành vũ trụ đối với phát triển công nghiệp- kỹ thuật dứt khoát cần phải có 2 nhân tố cơ bản – chúng ta cần phải xác định rất rõ, chúng ta cần ngành vũ trụ để làm gì và lên kế hoạch phát triển nó đúng với vai trò “đầu tàu” – để nó có hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế của chúng ta, cái cần thứ hai – cần phải có cơ chế “ứng dụng” các thành tựu công nghệ của ngành vũ trụ vào các lĩnh vực khác.
Đây (ý thứ hai- tức ứng dụng thành tựu công nghệ của ngành vũ trụ vào các ngành khác ) là nhược điểm rất lớn của Liên Xô trước đây .
“SP” :- Ngân sách dành cho “Roscosmos” hiện nay là bao nhiêu và cần bao nhiêu để có thể phát triển, như thường nói là “toàn diện”?
Con số chính xác về ngân sách dành cho ngành vũ trụ bạn có thể tra cứu trong trang Web của “Roscosmos”.
Vấn đề quan trọng nằm ở chỗ khác – thứ nhất, các chi phí của chúng ta dành cho ngành vũ trụ thua khoản ngân sách của Mỹ dành cho ngành vũ trụ nhiều lần – đấy là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta tụt hậu – Lấy một ví dụ - chi phí ngân sách Liên bang của chúng ta chỉ bằng ngân sách của thành phố New York .
Nhưng còn một nguyên nhân khác – nền kinh tế , khoa học và trình độ công nghệ của chúng ta thua xa trình độ (công nghệ -ND) của Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc ở tất cả các tham số (tiêu chí) .
Nói cách khác, thậm chí nếu như ở đâu đó đột nhiên xuất hiện một khoản kinh phí (cho ngành vũ trụ Nga-ND) tương đương với khoản ngân sách dành cho vũ trụ của Mỹ, thì chúng ta cũng không thể cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ - so với thời kỳ Xô Viết chúng ta đã thua kém (về kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ) quá nhiều .
“ SP”:- Tỷ lệ giữa những người chuyên nghiệp (có trình độchuyên ngành cao ) và những kẻ “ngẫu nhiên nhận vị trí lãnh đạo” ( tức những kẻ “ngoại đạo”-ND) trong giới lãnh đạo của ngành vũ trụ Nga là bao nhiêu ?
- Nếu muốn tìm hiểu tỷ lệ này ở cấp lãnh đạo các xí nghiệp của ngành thì bạn có thể tìm số liệu ở cơ quan cán bộ hoặc cơ quan phân tích của “Roscosmos” hoặc ở Tập đoàn chế tạo tên lửa thống nhất.
Nhưng qua những gì mà chúng ta đang thấy, đặc biệt là ở các vị trí lãnh đạo cao nhất của ngành , thì theo quan điểm của tôi – tình hình là đáng khóc .
Chúng ta có một quan điểm rất sai lầm là “ nhà quản lý tốt” tuy không có kiến thức chuyên mônh và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực vũ trụ vẫn có thể điều hành thành công ngành vũ trụ .
Ai cũng thấy rõ là cựu giám đốc AvtoVAZ ( ý muốn nói tới Igor Komarov – cựu Tổng giám đốc AvtoVAZ – Công ty ô tô lớn nhất của Nga, được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Roscosmos ngày 23/10/2013 –ND ) đã không thể mổ ruột thừa hoặc may một bộ comle cho ra hồn, thế mà không hiểu tại sao người ta lại cho rằng ông ta có thể cải cách một cách đúng đắn và điều hành tốt ngành công nghiệp vũ trụ cực kỳ phức tạp này .
“SP” :- Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực vũ trụ có lợi hay hại , xin cho biết quan điểm của ông?
Không chỉ đơn giản là có lợi mà hiện nay nó (sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân) đã trở nên rất cần thiết, và đó là một trong những nguyên nhân làm cho Mỹ đang và sẽ là quốc gia hàng đầu trong vũ trụ.
Vấn đề là ở chỗ trong những năm đầu của kỷ nguyên vũ trụ các cường quốc mạnh nhất – Mỹ và Liên Xô – có thể cho phép mình cung cấp tài chính cho tất cả các hướng phát triển ngành vũ trụ như chế tạo tên lửa đẩy, chế tạo các tàu vũ trụ và các thiết bị vũ trụ với nhiều chức năng khác nhau.
Nhưng hiện nay ngành vũ trụ đã trở nên rất phức tạp , rất đắt đỏ và đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, nhiều lĩnh vực riêng biệt và vì thế mà không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả cường quốc giàu nhất là Mỹ có thể chỉ sử dụng ngân sách nhà nước cung cấp tài chính cho tất cả các hướng phát triển ngành vũ trụ.
Mỹ phân công cấp kinh phí cho ngành vũ trụ giữa ngân sách liên bang và doanh nghiệp tư nhân như sau: Nhà nước phát triển/duy trì các cơ sở hạ tầng vũ trụ trên mặt đất, các chương trình vũ trụ phục vụ mục đích quân sự và các chương trình vũ trụ trong tương lai – kể cả nghiên cứu khoảng không gian vũ trụ cách rất xa trái đất và khoa học vũ trụ .
Tất cả khoảng không gian vũ trụ gần trái đất, bắt đầu từ các vệ tinh ứng dụng, đến các chuyến bay có người lái ở quỹ đạo gần trái đấy đều giao cho các doanh nghiệp tư nhân và được nhà nước khuyến khích phát triển (kể cả nhà nước đứng ra làm bên đặt hàng thành phẩm hoặc dịch vụ).
Bằng cách đó, có thể giải quyết cùng lúc một số nhiệm vụ chiến lược – phân chia chi phí cho ngành vũ trụ quốc gia giữa doanh nghiệp trong nước và nhà nước, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ và hoàn thiện thiết bị cho doanh nghiệp trong nước (đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở quy mô toàn cầu) và mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở khoảng không gian vũ trụ gần trái đất, có nghĩa là vượt trước tất cả các đối thủ cạnh tranh có thể có trong lĩnh vực mới mẻ này.
Với ý nghĩa đó, sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân Mỹ vào ngành vũ trụ - đó là củng cố ưu thế của Mỹ trong vũ trụ trong tương lai gần .
“SP”:- Nói chung , nước ta cần có mặt trong vũ trụ để làm gì?
Đấy là một câu hỏi rất hay! Tôi nghĩ rằng chắc gì giới lãnh đạo Nga đã có thể trả lời một cách thấu đáo và chính xác câu hỏi này. Mỹ cần vũ trụ để làm gì – để duy trì và phô trương vai trò công nghệ và địa chính trị hàng đầu của mình trên thế giới.
Còn đối với Nga? nếu như nói về các hướng ứng dụng ngành vũ trụ- đó là liên lạc, khí tượng, thăm dò trái đất từ xa, định vị toàn cầu ( GLONASS) và giải quyết các nhiệm vụ quân sự khác (liên lạc, trinh sát , cảnh báo đòn tấn công tên lửa và v.v) - tất cả những gì liên quan đến các lĩnh vực này đều đã rất rõ ràng .
Nhưng, lấy ví dụ, với chuyên ngành các tàu vũ trụ có người lái thì hiện chưa có một sự rõ ràng như vậy. Hiện nay, trong lĩnh vực này Nga đang có những thành tựu tạo nên uy tín quốc gia của Nga, nhưng trên thực tế nó chưa mang lại cho nền kinh tế thậm chí chỉ 1% số tiền đã đầu tư.
Đấy là “cái va ly không quai của chúng ta và bỏ thì thương, vương thì tội”. Chúng ta mong muốn có vai trò của một đất nước nổi bật trên trường địa-chính trị, và sự hiện diện của các tàu vũ trụ có người lái là “thẻ ra vào” câu lạc bộ các nước tiên tiến. Nga mặc dù sở hữu tàu vũ trụ có người lái nhưng trên thực tế đã không phát triển nó .
Chính xác hơn là đã làm ra vẻ phát triển nhưng phần lớn là bắt chước xu hướng phát triển của công nghiệp vũ trụ Mỹ.
Chính vì thế mà dù chúng ta có các kế hoạch (tuy thường xuyên được xem xét lại và điều chỉnh) nhưng thực hiện (các kế hoạch đó) cực kỳ chậm và thường là không đem đến một kết quả cụ thể nào. Trong một thời gian dài chúng ta không thể đưa ra được các mục tiêu dài hạn trong phát triển công nghiệp vũ trụ .
Chính xác hơn, các mục tiêu thì có nhưng nghe rất lạ tai -“đảm bảo cho Nga khả năng chắc chắn tiếp cận vũ trụ” . Từ đây buộc phải đưa ra một câu hỏi “Tiếp cận để làm gì? cho cái gì?.
Không có câu trả lời ! Và như người ta thường nói “chuyển động thì có, nhưng cái đích cuối cùng thì không!”
Tổng hợp tất cả những điều vừa nói ở trên, để trả lời câu hỏi “chúng ta cần các tàu vũ trụ có người lái để làm gì? chúng ta thường có câu trả lời “Là để cho có!”, hay là một phương án trả lời khác “để có tất cả các thứ như những nước khác!”.
Tất nhiên, còn có một nhiệm vụ hoàn toàn thực dụng nữa là đảm bảo việc làm cho 200.000 người trong công nghiệp vũ trụ và các thành viên gia đình họ.
“SP”:- Theo quan điểm của ông , khi nào thì Nga lại có thể thực hiện những dự án vũ trụ đột phá quy mô lớn, khi nào thì nhân dân ta lấy lại giấc mơ chinh phục vũ trụ?
Chúng ta chỉ có thể lại thực hiện các dự án đột phá quy mô lớn trong vũ trụ khi mà tình hình với “cái valy không quai” có những thay đổi căn bản , khi mà chúng ta có thể đặt ra cho mình ra những nhiệm vụ dễ hiểu, thực tế và có hiệu quả về mặt kinh tế để phát triển ngành công nghiệp vũ trụ.
Những dự án mới sẽ xuất hiện khi mà chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về tương lai đất nước cho hàng thập kỷ tiếp theo, khi mà chúng ta, cùng với việc nói về vai trò đầu tàu của ngành vũ trụ phải có những bước đi cụ thể chuyển từ những chính sách thiên về mỵ dân sang những việc làm cụ thể .
Còn nói về việc lấy lại mơ ước chinh phục vũ trụ, trước hết chúng ta hãy cùng nhau quay trở lại chương trình học phổ thông về thiên văn học và nghiên cứu sâu các môn khoa học chính xác ( toán học , vật lý, hóa học và v.v).
Khi chúng ta nói về việc các thành tựu chủ yếu của chúng ta trong vũ trụ đã đạt được dưới thời Liên Xô, thì hãy cùng nhau nhớ về trình độ (khoa học, công nghệ v.v) thời Xô Viết và khả năng tiếp cận (dễ dàng) nền giáo dục (giáo dục trung học và đại học) thời kỳ đó đã ở mức như thế nào .
“SP”:- Liệu việc chinh phục vũ trụ trong tương lai có trở thành một trong những thành phần nền tảng của hệ tư tưởng quốc gia Nga?
Ngành vũ trụ khó có thể trở thành nền tảng tư tưởng quốc gia ít nhất cũng bởi vì con người sống trên Trái đất, quan tâm lo lắng đến những vấn đề trên Trái đất, chính vì thế mà đại đa số dân chúng sẽ chỉ quan tâm đến những tư tưởng và các nhiệm vụ có liên quan đến việc cải thiện cuộc sống của họ trên Trái đất.
Nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là những thành tựu của nền khoa học vũ trụ chúng ta không trở thành niềm tự hào dân tộc và cố kết mọi công dân Nga thành một khối thống nhất.
Nhưng để có được điều đó, như người ta thường nói, những thành tựu đó phải có ngay tại đây và ngay bây giờ, chứ không phải chỉ “nhấm nháp” một phần của lịch sử như chuyến bay của Iuri Gagarin.
Cần phải hiểu rất rõ ràng rằng, khi chúng ta tự hào về Gagarin, chúng ta đã từ lâu tự hào không phải với ngành vũ trụ Nga mà tự hào về những gì đã có trong quá khứ .
Còn người Mỹ - họ tự hào về khoa học vũ trụ của họ khi nhìn những tấm ảnh độc nhất vô nhị về Sao Diêm vương xa xôi lần đầu tiên trong lịch sử loài người mà họ mới chụp được mấy ngày trước đây, còn người Châu Âu – họ tự hào về tàu thăm dò của họ đang bay cạnh sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, còn chúng ta, những người Nga , hiện đang không có bất cứ thứ gì để tự hào .
“SP” :- Nhiều chuyên gia trước đây từng tuyên bố là nếu thiếu Kazakhstan, Belarus và Ucraine thì Nga sẽ không thể tồn tại không chỉ xét từ góc độ tâm lý mà còn từ góc độ kinh tế và công nghệ, và sự phát triển các nghiên cứu cũ trụ sẽ không thể thực hiện được nếu không hợp tác với Ucraine. Ông có đồng ý với quan điểm này không?
Trình độ hiện nay của Nga đang ở mức là nếu ngành vũ trụ Nga thiếu phối hợp và hợp tác khoa học –kỹ thuật với các nước khác, và nếu bị cô lập thì sẽ có thể lao dốc xuống thấp hơn trình độ của Trung Quốc.
Tôi tin tưởng sâu sắc rằng – sự phát triển dài hạn của ngành vũ trụ Nga chỉ có thể đạt được trên con đường hợp tác quốc tế với tất cả các nước, trong đó có Kazakhstan, Belarus và Ucraine .
Đấy chính là câu trả lời cho câu hỏi: “phải làm gì?” – phải sử dụng mọi phương tiện để phát triển một sự hợp tác như vậy.
Hãy quên đi những trò tuyên truyền về cái gọi là “sứ mệnh lịch sử”, "sự độc đáo dân tộc” và “đặc sắc Nga”, và phát triển một cách có kế hoạch sự hợp tác quốc tế thực sự trong tất cả các lĩnh vực với tất cả các quốc gia, kể cả ở gần và ở xa .
Cái được gọi là “Con đường phát triển riêng biệt Slavo” nào đó, những lời bàn tán về “Tinh thần Nga”, “Con đường phát triển độc đáo của nền văn minh Nga” và v.v - tất cả những cái đó là con đường không dẫn tới đâu, chỉ dẫn tới ngõ cụt lịch sử .
Lê Hùng