Hạng B2
4/9/06
353
7
18
49
lephuckhanh nói:
có ai còn nhớ bàn ủi than có đầu con gà không! ủii cháy hết quần áo,

Nó đây...
Chuyện thời bao cấp.


Nhìn mấy cái thứ này có bác nào nhớ nó là cái gì không ?
Chuyện thời bao cấp.
 
Hạng B2
13/9/10
143
0
0
@justintran :Cái Bàn ủi Kê .
Chuyện thế này, bà ngoại của e đã bỏ nhà đi bụi 1 tuần vì lúc quét nhà vô tình đụng vào cái xe thống nhất ông ngoại em treo ở vách, cái cổ vẹo sang 1 bên, bà ngoại em tưởng gãy, nên khăn gói quả mướp ra đi, ông ngoại e phải đạp xe từ quê lúa Đại Phong vào Phá Tam Giang rước bà ngoại về, hè hè.
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.313
113
www.viettranyen.com
Ôi đọc đến đây em phá lên cười, vừa cười thành tiếng mà vừa thương bà ngoại của bác quá!:D

@các bác Q1 có còn nhớ khu vực Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh, Tôn Đức Thắng (hồi xưa chưa có Nguyễn Hữu Cảnh), đây là địa bàn tác chiến của em:D Khi em còn nhỏ khu đó vắng tanh vắng ngắt, trưa nào tụi con nít chúng em cũng đi lòng zòng lụm trứng cá rụng mà ăn, rồi xung quanh mấy khu biệt thự người ta.... nuôi heo thúi hoắc, vậy mà tụi em leo lên mấy cây ổi khi nhìn thấy một trái vừa hờm chín, mất công lắm mới leo lên được, ai dè vừa đụng tới thì nó rớt xuống ... hố phân heo, chỉ còn biết nhìn theo rơi nước miếng[:O]
Long coupé nói:
@justintran :Cái Bàn ủi Kê .
Chuyện thế này, bà ngoại của e đã bỏ nhà đi bụi 1 tuần vì lúc quét nhà vô tình đụng vào cái xe thống nhất ông ngoại em treo ở vách, cái cổ vẹo sang 1 bên, bà ngoại em tưởng gãy, nên khăn gói quả mướp ra đi, ông ngoại e phải đạp xe từ quê lúa Đại Phong vào Phá Tam Giang rước bà ngoại về, hè hè.
 
Hạng B1
16/11/11
53
2
8
Cái nằm ở kế cầu thang là cái cối xay lúa , tới cái cày và trong cùng là cái cối xay bột. Trên bếp là cái trả ( nồi ) đồng
 
4x6 confirmed
Hạng D
2/9/08
2.185
1.703
113
Mới đây, Quốc khánh 198x, PaMe sai đi mua hàng tươi phục vụ Lễ...
Đờ Cờ Xờ Lờ Mờ...Xếp hàng từ 19h, tới ~23h, được mua 1 con vịt...chết! Chắc ẻm die đã lâu lắm, vì cứng đơ, thẳng tuột, giờ mướn còn ko dám ăn, hix...
 
Hạng F
13/1/06
12.145
2.211
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
<span style=""color: #333399;"">Tình cờ đọc bài báo này chợt nhớ cái thớt của bác Tomyle...</span>
<span style=""color: #333399;"">Mời các bác xem hồi ức của một số cựu cầu thủ bóng đá danh tiếng trong đó có thủ môn Lưu Kim Hoàng đội CSG...</span>

Kể chuyện đá bóng thời bao cấp
Đã hơn 30 năm trôi qua nhưng cựu thủ môn Lưu Kim Hoàng của Cảng Sài Gòn (CSG) từ 1976-1988 vẫn bồi hồi nhớ lại lần đầu CSG ra miền Bắc đá giao hữu năm 1978. Ông kể: “Ngày ấy đội đi đến đâu cũng được khán giả hỏi thăm về hai cái tên: Tam Lang là cầu thủ nào? Tư Lê là ai? Cũng từ chuyến đi ấy, sân Lạch Tray (Hải Phòng) vô tình trở thành sân nhà của CSG lúc nào không hay”.

Nhà khách phải có bếp nấu ăn
Ông Hoàng kể tiếp: “Năm 1980, ra miền Bắc dự giải toàn quốc đầu tiên, CSG cùng bảng với đội bóng cùng ở TP.HCM là Công Nghiệp Thực Phẩm (CNTP). Lúc ấy, do trung ương quản lý nên CNTP hưởng chế độ đãi ngộ rất cao. Hai đội ở cùng nhà khách, mâm cơm của CSG thường khá “hẻo” còn CNTP thì vô cùng thịnh soạn. Biết được, đội CNTP luôn san sẻ thịt, cá cho chúng tôi để có sức tập, thi đấu. Vậy mà ra sân là đá sống mái với nhau”.
Còn với một số đội bóng, “anh nuôi, chị nuôi” nằm trong quân số của đội mỗi khi đi đá giải. Trần Minh Toàn (cựu tiền vệ đội Quảng Nam Đà Nẵng từ 1983-1994) nhớ lại: “Ngày xưa, do không được chơi trên sân nhà nên vào giải là chúng tôi đi biền biệt. Vì vậy luôn có hai cấp dưỡng đi theo để chăm lo việc ăn uống và chỗ ở của đội phải là nhà khách có bếp nấu ăn. Rong ruổi cùng đội nên hai cấp dưỡng cũng được chia tiền bồi dưỡng từ 3-4 đồng/trận (mức thấp nhất ngang với cầu thủ không mặc áo dự bị). Ngày ấy, xe chở đội là chiếc Hải Âu. Đi dưới nắng chẳng khác gì ngồi nơi máy sưởi bởi cực nóng do không mở được cửa kính. Mưa xuống thì ướt như chuột lột do xe bị... dột. Nhưng giờ nghĩ lại vẫn còn thấy rùng mình là trên xe luôn có ít nhất một thùng phuy xăng dự phòng do ngày ấy không có cây xăng dọc đường như bây giờ, nên việc hút thuốc trên xe bị hạn chế tối đa”.
“Tiền bạc hạn chế nên thi thoảng cả đội mới rủ nhau ra bưu điện đăng ký gọi điện thoại đường dài về thăm nhà. Do giá cước không nhỏ so với túi tiền còm của cầu thủ nên mỗi người chỉ nói tối đa là hai đơn vị (3 phút/đơn vị). Để tiết kiệm, chúng tôi tranh thủ viết thư thăm gia đình, người yêu. Trong thư thông báo cho người nhà biết địa điểm sẽ dừng chân sắp tới và thường thì thư hồi âm luôn ghi địa chỉ các sở TDTT mà đội sẽ đến thi đấu. Vui nhất là khi lãnh đạo đội hay địa phương từ quê vào. Lúc ấy người thì được thư nhà, người được túi quà bên trong là mắm ruốc sả ớt, bánh tráng hay ký cá khô..”. - ông Toàn nói.

Đồng nghiệp của cha và nải chuối cho con
Đó là kỷ niệm không quên của cựu tiền đạo Nguyễn Văn Dũng của đội Hà Nam Ninh, Dệt Nam Định từ 1982-1999, vua phá lưới năm 1983, 1984, 1985 và 1998: “Năm 1984, trước khi vào TP.HCM thi đấu, tôi có trả lời phỏng vấn một tờ báo về việc cha tôi đang đạp xích lô bên cạnh chợ Rồng (Nam Định). Một buổi sáng, tôi được bảo vệ của Trường Năng khiếu nghiệp vụ thể thao TP.HCM (nơi đội ở) đánh thức nói rằng có người cần gặp. Ngạc nhiên vì tôi không quen ai ở TP.HCM nhưng tôi vẫn xuống gặp. Một người đàn ông đứng cạnh chiếc xích lô, tay cầm nải chuối nở nụ cười rất tươi rồi nói: “Tôi là đồng nghiệp với cha của cậu và cũng thích bóng đá. Tôi có chút quà mọn tặng cậu ăn cho vui”.... Nói xong, ông ấy quày quả lên xe gò lưng đạp đi trong khi tôi lặng người vì xúc động”.
Thời ấy, di chuyển là nỗi hãi hùng của cầu thủ. Ông Dũng kể: “Xe cọc cạch nên đi khoảng 100km là phải dừng lại nghỉ. Mùa giải 1989, chiếc xe chở đội “bò” từ Nam Định vào Nha Trang mất ba ngày và có dấu hiệu dở chứng. Anh em kỹ thuật Nhà máy dệt Nha Trang hay tin đưa xe ra kéo về kiểm tra, thay dầu mỡ mất cả ngày rồi mới an tâm cho chúng tôi đi tiếp. Đi tới phà Cần Thơ thì xe nằm ỳ một chỗ trên đường dẫn lên phà. Nhờ vậy chúng tôi được dịp ngồi trên xe đạp lôi (dân miền Tây gọi là xe vua) về nhà khách. Thương anh em vất vả đường xa, mấy bác tài chỉ lấy nửa giá gọi là ủng hộ cầu thủ miền Bắc”.

Đến nước cũng thiếu

Cựu tiền đạo Hải Quan từ 1979-1984 Nguyễn Văn Thành kể: “Cực nhất nhưng cũng nhộn nhất là xếp hàng hứng nước mang về tắm, giặt... Do mỗi ngày được ấn định ba thời điểm để lấy nước nên dù mệt nhọc vì đi đường hay tập luyện, thi đấu cũng phải mò dậy đúng giờ để lấy nước. Do nước khan hiếm nên phải tắm dè sẻn để còn có mà giặt đồ. Mùa đông ở miền Bắc là nỗi sợ hãi nhất của cầu thủ vì không có nước nóng tắm trong khi phải co ro xếp hàng bên vòi nước lạnh.
Năm 1983, Hải Quan đá vòng bảng ở miền Bắc mất ba tháng. Lọt vào chung kết với Thể Công thì trận đấu bị hoãn đến... hai tháng do những vướng mắc nơi hậu trường. Không thi đấu nhưng đội cũng có tiền bồi dưỡng (do sân tổ chức chi trả). Lúc đó, cầu thủ đá chính được 8 đồng/trận thì ly cà phê đá hết 1 đồng, tô phở loại xoàng mất 1,5 đồng. Vì vậy, với 8 đồng anh em không thể sống đủ trong một tuần. Thế là cầu thủ nợ ngập đầu vì phải tạm ứng tiền lương tháng từ thủ quỹ của đội. Lắm lúc thủ quỹ cũng trốn biệt vì trong vali không còn tiền để ứng cho anh em. Tôi còn nhớ Lưu Tấn Liêm thở dài thườn thượt khi nhận thư vợ gửi ra thông báo nhà chẳng còn đồng bạc nào.... Lúc ấy cả đội xìu như bánh tráng nhúng nước, chỉ mong đá cho xong rồi về nhà chứ chẳng màng đến chiến thắng. Nhưng khi trận chung kết được tổ chức, Hải Quan cũng chơi “hết ga” dù thua Thể Công 1-2. May là nhờ mối giao hảo giữa lãnh đạo hàng không và hải quan nên từng nhóm năm cầu thủ được bố trí lên một chuyến bay rải dài ra trong ngày để về TP.HCM. Ra sân bay, chỉ cần chìa thẻ cầu thủ là được đưa thẳng lên máy bay, miễn hết mọi thủ tục”.
Đúng là đá bóng thời bao cấp....
SĨ HUYÊN

Ngày đá bóng, đêm cầm súng đứng gác

Khán giả tràn xuống sân trong trận Công An Hà Nội - CSG mùa giải 1987 trên sân Nha Trang - Ảnh: S.H.
Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Nhật (Thể Công) còn nhớ như in những năm tháng khoác áo lính đi đá bóng. Ông kể: “Các cầu thủ Thể Công thời đó ngày đi tập bóng còn đêm cầm súng đi gác như những người lính thực thụ. Ăn uống khó khăn, đi lại cũng khó nhưng người hâm mộ yêu bóng đá vô cùng. Nếu trận đấu nào 15g đá thì 12g khán giả đã đến kín sân.
Tôi nhớ mãi năm 1973, đội Thể Công di chuyển hai ngày từ Hà Nội vào Quảng Bình để đá với Quân Khu 3. Không có sân, địa phương thuê máy ủi một khoảng đất rộng làm sân và dựng khán đài chớp nhoáng để trận đấu có thể diễn ra. Quảng Bình ngày đó không còn một mái nhà nguyên vẹn do trước đó bị Mỹ đánh bom ác liệt nhưng giữa sự tàn khốc của chiến tranh, chúng tôi vẫn đá bóng và đồng bào đến xem đông chưa từng thấy”.
K.XUÂN
<span style=""color: #333399;"">Nguồn:</span> http://thethao.tuoitre.vn...bong-thoi-bao-cap.html

Bữa ăn của đội tuyển VN năm 1994 tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 2, Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: S.H.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
3/10/12
287
85
38
Em thì khi có chút nhận thức thì cũng là lúc đã hết thời bao cấp nên chẳng còn nhớ được gì nhiều
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.307
113
Nhớ thời bao cấp lúc kỷ niệm 10 năm sau 75, có duyệt binh, máy bay bay.. lúc đó ta chịu show of f ghê dù kinh tế tả tơi, lại đang kẹt bên Kam