Vụ súng mắt xích này em chưa nghe, công nhận ngoài các bác nhiêu trò hay . Cuộn pháo thì em chưa chơi nhưng ghè đạn lấy thuốc nổ thì vài lần. Hồi đó có cái cây đa to trong xóm phải 10 người ôm ko xuể, hồi bé hay leo lên chơi trốn tìm, moi ra được cả đống đạn dược các loại, ghè ra lấy thuốc súng đốt chơi. Đến 1 lần có đứa ghè thế quái nào nó nổ, đạn bay vèo sượt má, rét quá sì tóp luôn.Kate nói:Ngoài súng diêm còn có kiểu nữa là "súng mắt xích" do các mắt xích liền nhau của cái xích xe đạp tạo thành, cũng dùng diêm để bắn. Cả hai loại súng diêm và mắt xích đều nổ to nhưng hơi nguy hiểm. Đã có nhiều tai nạn kiểu này, muốn phê hơn thì bắn bằng thuốc pháo.
Thời bao cấp đã bác nào tự cuộn pháo để chơi tết chưa, nghĩ lại đến giờ vẫn rùng mình vì nguy hiểm.
MikeK nói:xecanghai nói:Em đã sinh ra và học hết lớp 10 ( như lớp 12 bi giờ) tại Vĩnh Phú (sau tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ), quê hương của Bút Tre và Kim Ngọc
Quê em miền trung du
Ngày hai bữa sắn dù (củ mì)
....
Bác cùng quê với Bút tre, bác cho vài bài thơ Bút tre đi !
Kiểu như :
Bước vào hang Bác âm u
Chị em kính cẩn ngả mu ra chào ( mu = mũ)
Nước nhà còn thiếu dân quân
Tại sao lại phóng thằng Tuân lên giời ( Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân)
Phạm Tuân quê ở Thái Bình
Quê hương đói khổ dập rình ra đi
Anh vào bộ đội tức thì
Được trên ưu ái cho đi nước ngoài
Học hành thi thố bất tài
Được cái sức khoẻ bằng hai người thường
Vừa rồi vâng lệnh trung ương
Đi nhờ vũ trụ theo đường Liên Xô
Mang theo cái rổ thật to
Hèo hoa dâu đấy rắc cho nhiều vào
Tiếng Nga bập bõm mấy câu
Giữ mồm không nó tát đau thấy bà
Nhớ đừng sờ máy người ta
Ngồi đâu im đấy, cười cho nhiều vào
....
Dân còn ăn sắn, ăn mì
bay lên vũ trụ làm gì hở Tuân?????
Quấn pháo thì em có làm, lên xóm Mới mua thuốc về quấn. Có viên em làm đến 300gr thuốc, lấy chai keo xịt tóc Thái Lan làm lõi, nổ là lún đường nhựa. Pháo nhỏ thì xác nhuyễn và ánh sáng đẹp mới hay, muốn sáng rực em pha bột nhôm, còn ánh xanh thì em pha đồng.
enh_uong nói:Quấn pháo thì em có làm, lên xóm Mới mua thuốc về quấn. Có viên em làm đến 300gr thuốc, lấy chai keo xịt tóc Thái Lan làm lõi, nổ là lún đường nhựa. Pháo nhỏ thì xác nhuyễn và ánh sáng đẹp mới hay, muốn sáng rực em pha bột nhôm, còn ánh xanh thì em pha đồng.
Toàn là chuyên gia lựu đạn và vũ khí hén, em thèm ghe tiếng pháo và mùi pháo đêm giao thừa quá.
nghe bác kể mà em rùng mình. Chuyện đi cầu tõm bác kể dân trong nam kiu là đi cầu cá tra.. chĩ cần 1 cục rớt xuống là cả chục con tàu ngầm Kilo ngóc đầu lên giành ăn.. Bởi thế có chiện dzui rằng có" anh chàng kia quen cô này thời gian dài mà ko cho biết tên thật( chắc xài nick). Nàng gặng hỏi mãi, cuối cùng chàng mới thú thật rằng: tên anh xấu lắm". Nàng hỏi" thì anh cứ nói đi. Chàng: tên anh là Thạch".. Nàng: tên Thạch có gì đâu mà xấu". Chàng giải thích thêm: " Thạch là đá, mà đá rớt xuống nước thì nghe cái tũm".. em xin hết ạ.gentledog nói:cowardsp nói:Thời bao cấp, em nhớ dân chúng chưa có thói quen sử dụng giấy vệ sinh như bây h,mổi lần đi cầu xài giấy báo, mà thời ấy quen miệng gọi là giấy nhật trình, vò lại cho mềm rồi sử dụng.
Bác đang nói tới "giấy vệ sinh" của khu vực đô thị văn minh, nhiều vùng quê nghèo thời đó lấy đâu ra báo, giấy học trò mà làm vệ sinh? Xin "tiết lô" với các bác sáng kiến của 1 vùng quê chiêm trũng mà tui đã đc trải nghiệm. Khi lần đầu tiên về nơi này(đc cho là quê hương của "cầu tõm", thực ra thời đó, ngoài các "cầu tõm" ra thì dân cũng đã bắt đầu xây nhà xí gạch rồi), tui kinh hoàng thấy vách của nhà xí, đặc biệt ở các cạnh, gờ, phân ng đủ thể loại khô có, héo có, tươi có dính bê bết từng tảng ! Thì ra ở đây dân dùng kỹ thuật gọi là "chịn" để tự làm sạch: chổng mông gí đít vào tường rồi cọ quẹt !!!, còn phương án nữa là dùng lá chuối, lá rong trong vườn chùi. Tui đã thử phương pháp này thì trời ạ, mấy thứ lá này các bác chắc cũng biêt đấy, chùi cái là nó rách ngay và kết cục là mấy ngón tay mình chịu trận ... !
Còn thế nào là "cầu tõm", chắc có rất nhiều bác biết, nhưng có thể có bác chưa biết nên tui cứ mô tả sơ lược thế này: vùng chiêm trũng là vùng mà vụ chiêm nước dâng cao các cánh động lúa nước ngập tới bụng hoặc hơn, ao chuôm rất nhiều, gần như mỗi nhà có 1 cái ao, hoặc ao to chung vài nhà. Dân quê chọn góc xa của ao, dùng tre, gỗ bắc 1 cài cầu ra ao, xung quanh có làm lồng che bằng các loại lá lẩm hay rơm rạ. Thế là có nhu cầu cứ ra ngồi cầu ao, thả tõm tõm xuống nước, ở dưới nc có các loại cá, nhất là cá trắm, cá trôi rất khoái khẩu món "hàng nóng" này lao đến rỉa. NHưng cũng rất nhiều "thuỷ lôi" dạng này thoát hiểm và bơi lập lờ trong ao. Phía bên kia ao lại là nơi người ta tắm rửa, vo gạo, rửa rau...vây nên mới có sự tích có anh chàng đc vợ đưa cho 8 củ khoai ra cầu ao rửa, rửa xong đếm lại thấy thành 9 củ, hí hửng tưởng vớ bở đc 1 củ khoai của ai, đến khi luộc khoai chín nhừ thì lại chỉ còn có 8 củ như ban đầu !
gentledog nói:cowardsp nói:tàu ngầm là sao bác X108?
"Tàu ngầm" là đoạn dây "mai-xo" 2 đầu nối vào dây điện, thả dây mai-xo vào ấm đun nước, dây điện vào ổ điện là dây mai-xo nóng rực, nc sôi cực nhanh còn điện thì sụt áp thấy rõ. Chiêu này sinh viên dùng phổ biến để đun nc pha trà, nc tắm vào mùa đông !
à, chiêu này thì em biết rồi. nhà em có xài hồi đó, để nấu nước tắm. Sợi resistance mau đứt lắm.. vài ba hôm nối lại rồi nấu tiếp. Mổi lần đun nước thì điện xẹt xẹt trong nước . còn lúc cắm vào ỗ điện thì hồ quang phát ra cũng ớn luôn. Mổi lần xài sợi resistance này thì điện sụt áp khiếp.. có khi đèn tắt luôn
Cái trò "tàu ngầm" lúc đầu em tưởng là chỉ có dân mình mới xài. Sau mới biết bọn Nga có tàu ngầm chính quy có nhãn mác đàng hoàng. Cũng sợ dây nối với điện trở như mình, nhưng thay vì sợi mayso thì điện trở bằng hợp kim to bằng chiếc đũa, cũng uốn xoắn lò so để tăng diện tiếp xúc. Nấu nước chỉ cần thả cọng này vào chậu và chờ nước sôi. Chắc bên nó cũng khối tai nạn vì cái trò này.
Hồi em mới sang 3lan, ra chợ bán đồ Nga thiếu giống gì "tàu ngầm", mua về cắm trong ca nấu nước, làm mỳ tôm, ôi thôi đủ trò, KTX điện chùa mà, xài vô tư, đồ của Nga hồi đó dạng đấy bán ngoài chợ rẻ rề . Cũng ko thấy tai nạn gì.Tí dê nói:Cái trò "tàu ngầm" lúc đầu em tưởng là chỉ có dân mình mới xài. Sau mới biết bọn Nga có tàu ngầm chính quy có nhãn mác đàng hoàng. Cũng sợ dây nối với điện trở như mình, nhưng thay vì sợi mayso thì điện trở bằng hợp kim to bằng chiếc đũa, cũng uốn xoắn lò so để tăng diện tiếp xúc. Nấu nước chỉ cần thả cọng này vào chậu và chờ nước sôi. Chắc bên nó cũng khối tai nạn vì cái trò này.
Thêm cho các bác tám
Các Đồ dùng đặc thù của thời bao cấp trong một căn hộ tiện nghi và hiện đại: vô tuyến Neptuyn, đình cao kỹ thuật cuối cùng của nước bạn 3lan anh em quê bác Mỳ tôm, tủ lạnh Xa-ra-tốp Liên-xô làm được cả kem lẫn đá, giường xếp bền đẹp, lật đật nhí nhảnh, tất thẩy cũng đều của Liên-xô, tủ lệch, đèn dầu Hoa kỳ, ấm nước vối, bộ ghế và tủ lim sang trọng ... tất cả đều toát lên vẻ sung túc và sang trọng của cuộc sống thời bao cấp:
Phích sắt, nồi hầm, bếp điện, bàn là, túi xách nhựa, tất cả các đồ dùng bền đẹp và sành điệu này đều đến từ cường quốc Liên-xô XHCN anh em:
Radio (không biết xuất xứ cụ thể từ đâu?):
Vô tuyến SANYO 10 cần gạt, quạt bàn Hitachi chạy phe phé 24/24h, tất cả đều mới được tha từ miền Nam ra, tất cả đều không thể hiện đại hơn được:
Hàng hóa ê hề trên phố phuờng, đông vui tuy hơi chật hẹp bởi "phố nhỏ, ngõ nhỏ" mà hàng hóa lại quá nhiều: từ pháo tết, săm xe đạp hiệu Sao vàng bền đẹp, pin Văn điển của ta sx chen chân với pin con Ó mới lấy từ nhà máy ở tận Sài gòn ra, tới vở 5 hào 2, vở kẻ ô-ly đủ loại khoe sắc, rồi kem đánh răng Dạ lan hiệu Ông già Việt nam thơm ngát, xà bông tắm chính hiệu Zest thơm lừng ...:
Rổ rá, đồ nhựa từ trung tới cao cấp, bút bi Bến thành ... hàng hóa đua chen khoe sắc, khoe màu:
Bếp điện Liên-xô, bóng đèn, phích nước Rạng đông, mùa nào thức ấy, bao nhiêu là mặt hàng mô-đéc phong phú, ê hề, chả thiếu thức gì:
Các loại Dịch vụ cũng đầy đủ ngay trên vỉa hè: từ cắt tóc, cạo râu, cạo mặt, lấy ráy tai, xổ số kiến thiết thủ đô, trăm thứ bà rằn ...:
tới đánh máy đủ mọi loại giấy tờ, thôi thì đủ cả, chả phải bước chân đi đâu xa quá nhà 100m:
Nếu chịu khó đi xa thêm chút thì cũng đầy đủ các cửa hàng đông vui sẵn sàng phục vụ "vui lòng khách đến, rầu lòng khách đi":
Cửa hàng bách hóa xếp hàng tấp nập, không khí đông vui:
Cửa hàng chất đốt (dầu lửa) số 12 bên cạnh cũng khí thế không kém:
Xếp hàng trật tự mua vé vào Nhà hát lớn, thời buổi không thể tin được bố con nhà nào nên dắt xe cùng xếp hàng luôn:
Bách hóa Tổng hợp trong thời gian Đại hội VI họp, một ĐH quan trọng đánh dấu con đường tất yếu và không thể thay đổi của VN là tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN ...:
Mời các bác tiếp tục tám
Các Đồ dùng đặc thù của thời bao cấp trong một căn hộ tiện nghi và hiện đại: vô tuyến Neptuyn, đình cao kỹ thuật cuối cùng của nước bạn 3lan anh em quê bác Mỳ tôm, tủ lạnh Xa-ra-tốp Liên-xô làm được cả kem lẫn đá, giường xếp bền đẹp, lật đật nhí nhảnh, tất thẩy cũng đều của Liên-xô, tủ lệch, đèn dầu Hoa kỳ, ấm nước vối, bộ ghế và tủ lim sang trọng ... tất cả đều toát lên vẻ sung túc và sang trọng của cuộc sống thời bao cấp:
Phích sắt, nồi hầm, bếp điện, bàn là, túi xách nhựa, tất cả các đồ dùng bền đẹp và sành điệu này đều đến từ cường quốc Liên-xô XHCN anh em:
Radio (không biết xuất xứ cụ thể từ đâu?):
Vô tuyến SANYO 10 cần gạt, quạt bàn Hitachi chạy phe phé 24/24h, tất cả đều mới được tha từ miền Nam ra, tất cả đều không thể hiện đại hơn được:
Hàng hóa ê hề trên phố phuờng, đông vui tuy hơi chật hẹp bởi "phố nhỏ, ngõ nhỏ" mà hàng hóa lại quá nhiều: từ pháo tết, săm xe đạp hiệu Sao vàng bền đẹp, pin Văn điển của ta sx chen chân với pin con Ó mới lấy từ nhà máy ở tận Sài gòn ra, tới vở 5 hào 2, vở kẻ ô-ly đủ loại khoe sắc, rồi kem đánh răng Dạ lan hiệu Ông già Việt nam thơm ngát, xà bông tắm chính hiệu Zest thơm lừng ...:
Rổ rá, đồ nhựa từ trung tới cao cấp, bút bi Bến thành ... hàng hóa đua chen khoe sắc, khoe màu:
Bếp điện Liên-xô, bóng đèn, phích nước Rạng đông, mùa nào thức ấy, bao nhiêu là mặt hàng mô-đéc phong phú, ê hề, chả thiếu thức gì:
Các loại Dịch vụ cũng đầy đủ ngay trên vỉa hè: từ cắt tóc, cạo râu, cạo mặt, lấy ráy tai, xổ số kiến thiết thủ đô, trăm thứ bà rằn ...:
tới đánh máy đủ mọi loại giấy tờ, thôi thì đủ cả, chả phải bước chân đi đâu xa quá nhà 100m:
Nếu chịu khó đi xa thêm chút thì cũng đầy đủ các cửa hàng đông vui sẵn sàng phục vụ "vui lòng khách đến, rầu lòng khách đi":
Cửa hàng bách hóa xếp hàng tấp nập, không khí đông vui:
Cửa hàng chất đốt (dầu lửa) số 12 bên cạnh cũng khí thế không kém:
Xếp hàng trật tự mua vé vào Nhà hát lớn, thời buổi không thể tin được bố con nhà nào nên dắt xe cùng xếp hàng luôn:
Bách hóa Tổng hợp trong thời gian Đại hội VI họp, một ĐH quan trọng đánh dấu con đường tất yếu và không thể thay đổi của VN là tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN ...:
Mời các bác tiếp tục tám
" Sanh Diên " của một trường ĐH thời bao cấp , nhìn ai cũng gầy ốm , không hề biết Bia hay Lẩu là gì !
May cái là đi học không mất tiền mà lại được nhà nước nuôi :
Một tháng nhận được : Gạo 17 Kg , Thịt 400Gr , Đường 1Kg , tiền 35 VND năm 1981, nhu yếu phẩm khác như vải hay lốp xe đạp tính theo năm rồi tuỳ tiện mà chia nhau.
May cái là đi học không mất tiền mà lại được nhà nước nuôi :
Một tháng nhận được : Gạo 17 Kg , Thịt 400Gr , Đường 1Kg , tiền 35 VND năm 1981, nhu yếu phẩm khác như vải hay lốp xe đạp tính theo năm rồi tuỳ tiện mà chia nhau.