Thời bao cấp:
- Đi học cấp một có lần còn phát động phong trào diệt chuột, mỗi em phải nộp 5 cái đuôi chuột Tập vở mà có báo Liên xô để bao tập là số một, không thì chơi giấy xi-măng
- Lên cấp 2: làm phân xanh. Mỗi em nộp một bao cây xanh đã băm ra. Báo hại bạn em có đứa đi đứt mất 1 ngón tay . Cái hầm ủ phân xanh được đắp đất cao lên như ngọn đồi. Cho đến giờ em cũng không nhớ sau đó phân xanh để làm gì nữa
- Sáng đi uống cafe mậu dịch với ông già: Phải ra mua phiếu, rồi đi bưng cafe tự phục vụ trong khi trên tường thì có hàng chữ tổ bố: Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi
- Mùa mưa, đi học lấy cái bao phân bằng nhựa, khoét 3 lỗ làm áo mưa... Dép nhựa rách, đi hàn. Hết hàn được, lấy dây kẽm xỏ may lại. Hết làm gì được, bán ve chai
- Chiếu phim ở sân bãi không có tiền đi coi, chờ đến khi phim chiếu hơn nửa thì được thả cửa mới vô coi...
So ra bây giờ chúng ta đang ở xứ sở thần tiên òi
, còn than vãn gì nữa
- Đi học cấp một có lần còn phát động phong trào diệt chuột, mỗi em phải nộp 5 cái đuôi chuột Tập vở mà có báo Liên xô để bao tập là số một, không thì chơi giấy xi-măng
- Lên cấp 2: làm phân xanh. Mỗi em nộp một bao cây xanh đã băm ra. Báo hại bạn em có đứa đi đứt mất 1 ngón tay . Cái hầm ủ phân xanh được đắp đất cao lên như ngọn đồi. Cho đến giờ em cũng không nhớ sau đó phân xanh để làm gì nữa
- Sáng đi uống cafe mậu dịch với ông già: Phải ra mua phiếu, rồi đi bưng cafe tự phục vụ trong khi trên tường thì có hàng chữ tổ bố: Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi
- Mùa mưa, đi học lấy cái bao phân bằng nhựa, khoét 3 lỗ làm áo mưa... Dép nhựa rách, đi hàn. Hết hàn được, lấy dây kẽm xỏ may lại. Hết làm gì được, bán ve chai
- Chiếu phim ở sân bãi không có tiền đi coi, chờ đến khi phim chiếu hơn nửa thì được thả cửa mới vô coi...
So ra bây giờ chúng ta đang ở xứ sở thần tiên òi
cái đó hình như mới đây. Lúc đó đua 2 thì là su crystal, có cả đua xe gô ben ( em kg biết viết). Mã Kim So có lò ngay đường Ngô Quyền. Đua kinh khủng, đường đất đỏ mà chỉ có đội nón và mang giày thôi.cowardsp nói:Thời bao cấp, căn nhà kế bên nhà em có chiếc cub 81 màu rêu, hình như là xe mới 100%. em nhìn mà thèm chảy nước dãi. Thời này có mấy cuộc đua xe gắn máy 67 ở sân Phú Thọ. Em nhớ có màn MI8 biều diễn hạ cánh nửa... Lúc đó tay đua Mã Kim So là số 1.
Còn nói về dream thì lúc đó đúng dream là giấc mơ.. nhìn phát thèm.. thèm hơn cả SH hay PS bây h..
Cub 81 em nhớ là chỉ có nghĩa địa mà Bác, đâu có xe mới ?? 81 ngon nhất là đời cuối, kim vàng, giọt lệ.
tặng các bác mẩu chuyện về xe đạp ( trên Thể Thao Văn Hóa ):
Chuyện chiếc xe đạp thời tem phiếu</h1>
(TT&VH) - 1. Trong đời làm công chức nhà nước mà thời ta gọi cho oai là cán bộ, tôi có hai điều ước. Một là được phân nhà. Hai là được mua xe đạp Thống Nhất theo giá cung cấp. Là bộ đội chuyển ngành, sống độc thân, tôi có tên trong danh sách ưu tiên của Ban Đời sống Công đoàn từ tháng 12 năm 1965.Thời đó tổng số thành viên Viện tôi ngót 50 người. Trên mười người đã được cấp hoặc mua xe giá rẻ. Bốn mươi người còn chờ. Trong số bốn mươi người này non một nửa có thâm niên từ tiền khởi nghĩa. So với họ, cái danh chiến sĩ Điện Biên Phủ của tôi chẳng đáng gì. Yên chí mà chờ thôi. Chín năm thành tâm chờ rồi cũng đến lượt. Tôi mừng quýnh lên. Cầm được tấm phiếu cung cấp xe là mở cuộc vận động vay mượn và đúng ngày giờ ghi trên phiếu đến cửa hàng Điện máy phố Tràng Thi, nộp tiền, lấy xe. Trước khi đi cũng chi ra chút đỉnh, đãi anh em đồng nghiệp vài vại bia hơi kèm lạc rang Cổ Tân. Uống bia xong, chúc mừng nhau rồi chia tay. Tôi ra cửa hàng xếp hàng trả tiền, nhận xe. May quá! Tôi được chiếc xe đạp mầu xanh nhạt mới tinh.
Dắt xe ra khỏi cửa hàng mà lòng tôi rưng rưng hồ hởi. Hai điều ước vậy là được một rồi. Xe chưa có hơi. Chuyện nhỏ. Trước cửa hàng có mấy chú choai choai đã sẵn sàng chờ. Tôi ghé xe vào cái bơm gần nhất. Chú nhỏ bơm ngay và bảo tôi : - Chú ơi! Bơm vừa vừa thôi. Căng quá lủng săm liền. - Láo! Tôi quát. Xe mới tinh lủng thế đếch nào được. - Vậy thì bơm. Chú ta nhấn thêm. Tôi vòng ngón tay trỏ sang ngón cái, búng tâng tâng vào má lốp Sao vàng. Hào hứng, mãn nguyện lắm. - Thế chứ. Móc túi trả tiền bơm rồi ngồi lên yên đạp về phía Hàng Khay. Bao nhiêu là dự định đi đây đi đó nhảy múa trong đầu. Vạn Phúc là nơi nhiều bạn bè cùng tham gia đắp đê quai Hữu Bị dưới Nam Định, năm 1955. Chèm là nơi tôi dự lớp học sơ cấp trắc đạc, năm 1958. Văn Điển có mộ đứa cháu họ chết ở bệnh viện Bạch Mai... Bỗng. X - ì - u. Xe lảo đảo hết hơi. Tôi xuống. Sững sờ nhìn cả hai cái lốp cùng bẹp dí như hai cái bẹ chuối. Thế là tôi chết đứng giữa đường ngay ngã tư Hàng Trống. Vừa nâng vừa dắt xe qua Bách hoá Tổng hợp về. Thợ cạy hai lốp xe lôi săm ra cho tôi xem. Trời ơi ! Chân nan hoa người ta để nguyên xuyên vào trong vành cái dài cái ngắn tua tủa như một hàng chông. Săm xe bị dui thủng không phải một lỗ. “Nhanh -nhiều - tốt - rẻ” là vậy đó. - Không vá được nữa đâu. Chờ đến kỳ Ban Đời sống Công đoàn phân phối hàng công nghệ phẩm may ra có săm và may ra được thông cảm thì trình bày thương lượng với anh chị em đồng nghiệp mà xin mua một cặp săm khác thôi – Anh thợ xe khuyên nhủ. Đường vui đến đó là tắt. Tôi nghĩ lại lời tiên tri của chú bé bơm xe trước cửa hàng Điện Máy Tràng Thi. “Căng quá lủng săm liền”. Thánh thật! 2. Chờ phân nhà mãi không thấu. Tôi bỏ “đất thánh” Hà Nội vào Cố đô Huế. Tình cờ gặp bà công chúa Nguyễn Phước Lương Linh, con gái vua Thành Thái, ở Huế thường gọi là Mệ Sen, khi ấy đã 79 tuổi. Bà đã cho tôi mua tùy nghi trả góp ngôi nhà phụ 2 tầng của bà tại số 97 đường Mai Thúc Loan, thành Nội Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến chơi bảo: “Ông tốt số quá! Của vua ban đó”! Bẵng đi một dạo không ra Hà Nội. Đầu năm 2009 này nhận được tin con gái từ Canada đi đường trời về Nội Bài. Tôi cũng đi “đường trời” từ Phú Bài ra đón. Ngồi trên máy bay Aibus 320 sang trọng với sự niềm nở lễ phép lịch thiệp của tiếp viên Hàng không, tôi nghĩ cái tâm, cái tình, cái tài của người Việt mình có thua kém ai đâu. Thời kinh tế thị trường, mở cửa có khác. Ước gì còn tuổi như thời tòng quân. Tôi đưa con tôi lướt một vòng Hà Nội cổ. Qua Tràng Thi tôi chỉ vị trí ngôi cao ốc kia ngày trước là cửa hàng Điện Máy của Mậu dịch quốc doanh, nơi bố chờ mua xe cung cấp đấy. -Xe cung cấp là xe gì hả bố? -Xe đạp phân phối theo tem phiếu ấy mà. Tôi trả lời. -Tem phiếu là gì hả bố. -Tem phiếu là tem phiếu. Mệt quá! Về nhà bố nói cho mà nghe.
Mai Khắc Ứng
Chuyện chiếc xe đạp thời tem phiếu</h1>
(TT&VH) - 1. Trong đời làm công chức nhà nước mà thời ta gọi cho oai là cán bộ, tôi có hai điều ước. Một là được phân nhà. Hai là được mua xe đạp Thống Nhất theo giá cung cấp. Là bộ đội chuyển ngành, sống độc thân, tôi có tên trong danh sách ưu tiên của Ban Đời sống Công đoàn từ tháng 12 năm 1965.Thời đó tổng số thành viên Viện tôi ngót 50 người. Trên mười người đã được cấp hoặc mua xe giá rẻ. Bốn mươi người còn chờ. Trong số bốn mươi người này non một nửa có thâm niên từ tiền khởi nghĩa. So với họ, cái danh chiến sĩ Điện Biên Phủ của tôi chẳng đáng gì. Yên chí mà chờ thôi. Chín năm thành tâm chờ rồi cũng đến lượt. Tôi mừng quýnh lên. Cầm được tấm phiếu cung cấp xe là mở cuộc vận động vay mượn và đúng ngày giờ ghi trên phiếu đến cửa hàng Điện máy phố Tràng Thi, nộp tiền, lấy xe. Trước khi đi cũng chi ra chút đỉnh, đãi anh em đồng nghiệp vài vại bia hơi kèm lạc rang Cổ Tân. Uống bia xong, chúc mừng nhau rồi chia tay. Tôi ra cửa hàng xếp hàng trả tiền, nhận xe. May quá! Tôi được chiếc xe đạp mầu xanh nhạt mới tinh.
Dắt xe ra khỏi cửa hàng mà lòng tôi rưng rưng hồ hởi. Hai điều ước vậy là được một rồi. Xe chưa có hơi. Chuyện nhỏ. Trước cửa hàng có mấy chú choai choai đã sẵn sàng chờ. Tôi ghé xe vào cái bơm gần nhất. Chú nhỏ bơm ngay và bảo tôi : - Chú ơi! Bơm vừa vừa thôi. Căng quá lủng săm liền. - Láo! Tôi quát. Xe mới tinh lủng thế đếch nào được. - Vậy thì bơm. Chú ta nhấn thêm. Tôi vòng ngón tay trỏ sang ngón cái, búng tâng tâng vào má lốp Sao vàng. Hào hứng, mãn nguyện lắm. - Thế chứ. Móc túi trả tiền bơm rồi ngồi lên yên đạp về phía Hàng Khay. Bao nhiêu là dự định đi đây đi đó nhảy múa trong đầu. Vạn Phúc là nơi nhiều bạn bè cùng tham gia đắp đê quai Hữu Bị dưới Nam Định, năm 1955. Chèm là nơi tôi dự lớp học sơ cấp trắc đạc, năm 1958. Văn Điển có mộ đứa cháu họ chết ở bệnh viện Bạch Mai... Bỗng. X - ì - u. Xe lảo đảo hết hơi. Tôi xuống. Sững sờ nhìn cả hai cái lốp cùng bẹp dí như hai cái bẹ chuối. Thế là tôi chết đứng giữa đường ngay ngã tư Hàng Trống. Vừa nâng vừa dắt xe qua Bách hoá Tổng hợp về. Thợ cạy hai lốp xe lôi săm ra cho tôi xem. Trời ơi ! Chân nan hoa người ta để nguyên xuyên vào trong vành cái dài cái ngắn tua tủa như một hàng chông. Săm xe bị dui thủng không phải một lỗ. “Nhanh -nhiều - tốt - rẻ” là vậy đó. - Không vá được nữa đâu. Chờ đến kỳ Ban Đời sống Công đoàn phân phối hàng công nghệ phẩm may ra có săm và may ra được thông cảm thì trình bày thương lượng với anh chị em đồng nghiệp mà xin mua một cặp săm khác thôi – Anh thợ xe khuyên nhủ. Đường vui đến đó là tắt. Tôi nghĩ lại lời tiên tri của chú bé bơm xe trước cửa hàng Điện Máy Tràng Thi. “Căng quá lủng săm liền”. Thánh thật! 2. Chờ phân nhà mãi không thấu. Tôi bỏ “đất thánh” Hà Nội vào Cố đô Huế. Tình cờ gặp bà công chúa Nguyễn Phước Lương Linh, con gái vua Thành Thái, ở Huế thường gọi là Mệ Sen, khi ấy đã 79 tuổi. Bà đã cho tôi mua tùy nghi trả góp ngôi nhà phụ 2 tầng của bà tại số 97 đường Mai Thúc Loan, thành Nội Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến chơi bảo: “Ông tốt số quá! Của vua ban đó”! Bẵng đi một dạo không ra Hà Nội. Đầu năm 2009 này nhận được tin con gái từ Canada đi đường trời về Nội Bài. Tôi cũng đi “đường trời” từ Phú Bài ra đón. Ngồi trên máy bay Aibus 320 sang trọng với sự niềm nở lễ phép lịch thiệp của tiếp viên Hàng không, tôi nghĩ cái tâm, cái tình, cái tài của người Việt mình có thua kém ai đâu. Thời kinh tế thị trường, mở cửa có khác. Ước gì còn tuổi như thời tòng quân. Tôi đưa con tôi lướt một vòng Hà Nội cổ. Qua Tràng Thi tôi chỉ vị trí ngôi cao ốc kia ngày trước là cửa hàng Điện Máy của Mậu dịch quốc doanh, nơi bố chờ mua xe cung cấp đấy. -Xe cung cấp là xe gì hả bố? -Xe đạp phân phối theo tem phiếu ấy mà. Tôi trả lời. -Tem phiếu là gì hả bố. -Tem phiếu là tem phiếu. Mệt quá! Về nhà bố nói cho mà nghe.
Mai Khắc Ứng
cowardsp nói:Thời bao cấp ko biết việc khám chửa bệnh của các nhà thương thế nào các bác nhể
hì...không biết những thành phố lớn thế nào chứ những tỉnh nghèo như quê em đau cảm mạo sơ sơ dô là die luôn
Hồi mới thống nhất, nhà bảo sanh thì kiu là xưởng đẻ..
Em còn nhớ lúc đó nghèo đến nổi ko có tiền mua giày tây đi làm như bây h đâu. ông già em đi dép bằng đề cao su, quai bằng dây dù của Mỷ.. mua ở chợ Bà Chiểu. Lần đó như thường lệ sáng củng đi xe đạp đến xí nghiệp làm bình thường, lúc đó xí nghiệp toạ lạc đối diện cái" đồi vọng cảnh" cũa Dinh Độc Lập, đùng 1 cái có lệnh ra Vũng Tàu để sửa máy lạnh cho tàu của Nga So đang phục vụ khai thác dầu hoả trên thềm lục địa . xe chở đoàn ra VT sửa, tưởng sáng đi chiều về, ai dè lúc đó tàu đã ra dàn khoan.. đành phải lên tàu khác để chở ra dàn khoan để sửa máy lạnh.. mật xanh mật đỏ ói ra tùm lum, sau khi sửa xong thỉ tàu chở ra dàn khoan gần đó để lên MI 8 về lại Vũng Tàu.. có 1 sự kiện đáng nhớ là ngày này củng là lúc xảy ra Tai nạn nhà máy điện Tchernobyl
Em còn nhớ lúc đó nghèo đến nổi ko có tiền mua giày tây đi làm như bây h đâu. ông già em đi dép bằng đề cao su, quai bằng dây dù của Mỷ.. mua ở chợ Bà Chiểu. Lần đó như thường lệ sáng củng đi xe đạp đến xí nghiệp làm bình thường, lúc đó xí nghiệp toạ lạc đối diện cái" đồi vọng cảnh" cũa Dinh Độc Lập, đùng 1 cái có lệnh ra Vũng Tàu để sửa máy lạnh cho tàu của Nga So đang phục vụ khai thác dầu hoả trên thềm lục địa . xe chở đoàn ra VT sửa, tưởng sáng đi chiều về, ai dè lúc đó tàu đã ra dàn khoan.. đành phải lên tàu khác để chở ra dàn khoan để sửa máy lạnh.. mật xanh mật đỏ ói ra tùm lum, sau khi sửa xong thỉ tàu chở ra dàn khoan gần đó để lên MI 8 về lại Vũng Tàu.. có 1 sự kiện đáng nhớ là ngày này củng là lúc xảy ra Tai nạn nhà máy điện Tchernobyl
Nói chuyện giày dép mới nhớ hồi 80-81 ông cụ nhà em đi Nga về vác theo chục hộp xi đánh giày LX. Mang ra chợ bán bà con không ai mua, dân buôn bán giày dép nói là giày đen ít người đi lắm nên không ai cần xi đen, xi đỏ thì họa may vì thỉnh thoảng đám cưới chú rể đi giày đỏ. Hình như hồi đó ai cũng bất đắt dĩ có thêm khả năng mua đi bán lại.
Em được ông cụ cho đôi giày da sĩ quan Liên Xô (hình như gọi là giày Cosughin), có lẽ cho tụi thiếu sinh quân vì cỡ nhỏ chỉ khoảng 38-39 bây giờ. Em đi được vài lần thì chật, sau đó vứt đâu cũng không nhớ. Công nhận đôi giày hơi nặng nhưng rất chắc chắn, em nghĩ mang đi đá banh cũng được.
Thời đó thịnh nhất là dép nhựa, dép lào, sang nữa khoảng 83-84 có dép con gà, ngoài Bắc thì có dép rọ bộ đội (nhựa trong hoặc nâu). Hình như sau 90 bà con mới đi giày trở lại.
Em được ông cụ cho đôi giày da sĩ quan Liên Xô (hình như gọi là giày Cosughin), có lẽ cho tụi thiếu sinh quân vì cỡ nhỏ chỉ khoảng 38-39 bây giờ. Em đi được vài lần thì chật, sau đó vứt đâu cũng không nhớ. Công nhận đôi giày hơi nặng nhưng rất chắc chắn, em nghĩ mang đi đá banh cũng được.
Thời đó thịnh nhất là dép nhựa, dép lào, sang nữa khoảng 83-84 có dép con gà, ngoài Bắc thì có dép rọ bộ đội (nhựa trong hoặc nâu). Hình như sau 90 bà con mới đi giày trở lại.
bài " Bảy ngày ở nước Nga</h2> " của nhà văn Nguyễn Quang Thiều gợi nhớ về một thời khó khăn
http://www.tuanvietnam.ne...20-bay-ngay-o-nuoc-nga
http://www.tuanvietnam.ne...20-bay-ngay-o-nuoc-nga