Nhân chuyện thời gian vừa qua, khi rộ lên chuyện hạn chế xe cá nhân, người ta lại tranh cãi là nên hạn chế xe hơi, xe gắn máy hay cả hai? Em xin góp với các bác một bài viết cho vui, có gì phạm uý xin được ném đá nhẹ tay
================
Người đi xe máy chiếm số đông, họ có phần chiếm ưu thế trên các diễn đàn, ý kiến tranh luận về đề tài này. Họ cho rằng xe hơi chiếm diện tích mặt đường rất lớn, trong khi chỉ chở được ít người. Đã thế, mỗi khi đi qua các đoạn đường giao nhau, xe hơi không thể linh hoạt bằng xe máy nên dễ gây ra cản trở giao thông. Bên cạnh đó, nhiều tài xế không tuân thủ luật giao thông, thấy đường xe hơi đông là lần sang phần đường dành cho xe máy vốn đã chật hẹp... và thế là họ thi nhau đưa ra ý kiến đề nghị cơ quan chức năng tìm cách hạn chế phát triển xe hơi, cấm loại phương tiện này ra đường giờ cao điểm để họ có thể thoải mái tung hoành trên các tuyến phố, không lo phải đi từng làn riêng biệt nữa.
Trong khi đó, người đi xe hơi lại cho rằng xe máy chiếm số lượng quá đông, mỗi khi qua những đoạn đường có lưu lượng xe hơi đông là họ vô tư lấn sang phần đường dành cho xe hơi, leo lên vỉa hè và thậm chí là sẵn sàng đi ngược chiều, vượt đèn đỏ. Chuyện lấn tuyến hầu hết chỉ xảy ra ở những xe biển xanh, gắn mác “COCC” hoặc xe taxi, còn lại ai sở hữu xe hơi đều rất ngại va chạm vì xót của nhỡ có chuyện không may. Có khi xe máy lấn tuyến, cắt mặt mà va quẹt vào xe hơi, họ có thể chạy thật nhanh để khỏi phải bị bắt vạ khiến người đi xe hơi phải chịu mọi hậu quả. Hiếm lắm mới có người chịu dừng lại xin lỗi và chấp nhận bồi thường. Vào những giờ cao điểm, chỉ cần vài người cố vượt đèn đỏ cộng thêm những người chỉ chờ sắp chuyển sang đèn xanh rồi nhấn ga tranh chủ vọt lên là sẽ gây ra kẹt xe. Bênh cạnh đó, do tính linh hoạt của xe máy nên nhiều khi chỉ đi vài trăm mét người ta cũng mang xe xuống đường. Còn xe hơi thì chả mấy ai đi vài trăm mét cũng đi xe hơi.
Nhiều người đi xe máy lớn tiếng rằng, nhà nước thu thuế làm đường, chúng tôi đòi phải được đối xử bình đẳng. Nếu cấm thì phải cấm cả hai, tại sao lại chỉ cấm xe gắn máy?
Nhân chuyện này, bạn hãy thử làm một phép so sánh về việc đóng góp cho ngân sách nhà nước (chỉ tạm so thuế trước bạ) giữa loại xe hơi và xe gắn máy phổ thông xem sao:
- 1 chiếc xe hơi ~1 tỷ đồng (loại xe phổ biến nhất hiện nay), nếu lấy mức thuế trước bạ tối thiểu là 10% thì học đã góp vào ngân sách 100 triệu đồng.
- 1 chiếc xe máy ~20tr đồng (cũng là loại xe phổ biến nhất), với mức thuế trước bạ 2% thì phải tới 250 chiếc xe gắn máy loại phổ biến mới gom đủ 100 triệu.
Nếu 100tr này được 10 mét đường nhựa, thử xem 1 chiếc xe hơi đi vừa hay 250 xe máy nhỉ?
Đó là con chưa kể hết, bên cạnh thuế trước bạ còn có đủ các loại thuế, phí đánh vào những người đi xe hơi mà xe máy không phải quan tâm như phí qua cầu, đường... buộc họ, những người đi xe hơi phải lao động tích cực hơn để có thể đóng các loại phí này. Lý do tế nhị không ai muốn nhắc đến nhưng vẫn được hiểu một cách mặc địình là: hầu hết người đi xe hơi đều có thu nhập khá, nói theo cách khác thì họ là người lao động hiệu quả hơn, giàu hơn nhiều người đi xe máy nên phải nhắm đến thu thuế của những người này. Chuyện này thật nực cười, tại sao người lao động hiệu quả hơn lại chịu thiệt thòi hơn những người lao động kém hiệu quả đủ đường vậy nhỉ?
Chuyện ai đúng, ai sai có thể bàn mãi không có hồi kết. Thiết nghĩ, trong khi cơ quan chức năng còn chưa có giải pháp phù hợp, thay vì tranh luận, mỗi chúng ta thử chấp hành đúng luật giao thông xem tình hình có khả quan hơn không?