Re: RE: CHUYỆN VUI - ẢNH - THƯ GIÃN
Truyện kể về Khổng Minh và Chu Du
Trời xanh trót đã sinh Công Cẩn
Trần thế sao còn nảy Khổng Minh?
Sử sách chép rất rõ chuyện Khổng Minh ba lần trêu tức Chu Du, nhưng các sử gia không biết rằng trước ba lần trêu tức đó, Chu Du đã từng là bại tướng của Khổng Minh.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Hồi đó Khổng Minh và Chu Du đều còn trẻ và còn nghèo rớt mùng tơi. Khổng Minh ở Kinh Châu, Chu Du ở Ngô Quận, hai người chưa gặp mặt nhau bao giờ nhưng đã nghe danh tiếng “học giỏi” của nhau. Một hôm, chàng trai Khổng Minh quyết định phải chấm dứt tình trạng thất nghiệp của mình và đi tìm việc làm (không lẽ cứ ăn bám xã hội mãi). Trên đường đi chàng gặp một bà thầy bói mù, bèn tấp vào… xem bói. (Chẳng có gì vô lý đâu, vì Khổng Minh tuy cũng biết bói nhưng người ta thường nói tự bói cho mình đâu có nghiệm, đúng không nào?)
Bà thầy bói phán: “Số cậu về sau rất khổ, chưa đầy 30 tuổi đã phải lăn lộn ngoài sa trường. Ngoài 40 phải vào sinh ra tử ở nơi chó ăn đá gà ăn muối (tức xứ Nam Man). Ngoài 50 thì lìa đời vì mắc phải căn bệnh thế kỷ!” Khổng Minh xua tay: “Thôi, thôi, bà khỏi cần nói, mấy chuyện đó trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ của La Quán Trung có viết cả rồi. Tôi chỉ muốn hỏi bà: "Tôi muốn mau giàu thì phải đến nước nào để làm việc?".
Bà thầy bói đáp không cần suy nghĩ: “The United States of America.” Khổng Minh nhăn mặt: “Bà nghĩ cái thân còm cõi này có thể đạp xe đạp qua tới bển sao? Trong phạm vi CHND Trung Hoa thôi!” Bà thầy bói nói: “Nếu vậy thì cậu nên đến nước Thục.” “Tại sao?” Khổng Minh thắc mắc. “Vì ta mới chỉ đường cho Tuân Úc sang nước Ngụy, Tử Kính về nước Ngô rồi. Nếu cậu chọn Tây Thục, ‘tỉ lệ chọi’ sẽ thấp hơn.”
Khổng Minh nghe nói thấy chí lý, bèn từ biệt bà thầy bói và nhằm hướng Tây thẳng tiến. Sau khi vượt qua bao đồi núi thác ghềnh, cuối cùng Khổng Minh cũng lò mò tới được Thành Đô. Khổng Minh xin vào yết kiến Lưu Bị, hai người cùng nhau bàn luận việc quân việc nước, những cơ hội và thử thách sau khi gia nhập WTO, và nguyên nhân thất bại của thể thao nước nhà tại đại hội ASIAD vừa qua.
Cuối cùng Lưu Bị nói: “Ta rất hài lòng khi đàm luận cùng ông, nhưng ngặt nỗi có một tay khét tiếng là Chu Công Cẩn cũng vừa đến xin làm quân sư quạt mo của ta, nên hơi khó xử. Thôi thì ngày mai ta sẽ tổ chức một cuộc thi tuyển công chức để hai người có cơ hội thi thố tài năng. Vậy ông hãy về chuẩn bị cho kỹ.” Khổng Minh trong bụng căm hận mụ thầy bói xỏ lá (sao mụ không chỉ cho thằng Du này qua hai nước kia mà lại bảo nó đến đây ám ta?), nhưng cũng phải gượng vâng lời.
Sáng hôm sau, hai danh sĩ hội ngộ tại nơi trường thi. Chu Du cười, hỏi đểu: “Các hạ có phải là Gia Cát Khổng Minh, tác giả của mấy bài văn rợn tóc gáy mà báo chí đã đăng trong thời gian gần đây đó chăng?” Khổng Minh cũng không vừa: “Còn các hạ chắc chắn là ‘ông trùm quay cóp’ nổi tiếng hai miền Ngô Sở. Kỳ thi nào các hạ cũng để lại cả tấn ‘phao’, tội nghiệp cho những người lao công dọn dẹp vệ sinh lắm biết không?”
Lưu Bị ngắt lời: “Hai thí sinh đã có mặt, vậy cuộc thi có thể bắt đầu” rồi tự tay phát đề thi cho hai người. Thời gian làm bài thấm thoắt trôi nhanh, mặt Khổng Minh tái xanh như tàu lá chuối vì chàng đã bị ‘trật tủ’ nặng nề. Cuối cùng, chuông thu bài vang lên, Lưu Bị đích thân thu và chấm bài ngay tại chỗ (vì chỉ có 2 thí sinh mà thôi).
Lưu Bị đọc kết quả: “Gia Cát Lượng đậu, được phong chức thừa tướng, Võ hương hầu. Còn Chu Du thì chim cút!” Chu Du phản đối: “Tài tôi đâu thua gì hắn, tại sao đại vương lại chọn hắn mà hắt hủi tôi?” Lưu Bị đáp: “Đúng là cả hai đều dốt như nhau, nhưng vì ngươi cóp bài của hắn nên ngươi bị loại.” Chu Du: “Bằng cớ đâu? Bằng cớ đâu?” (Câu này về sau được các quan trong ngành thể thao, đặc biệt là môn bóng đá học thuộc lòng. Nghe nói họ còn tôn Chu Du làm thủy tổ môn bóng đá.)
Lưu Bị đáp: “Đề ra là: ‘Câu 1: Hãy viết 10.000 chữ số thập phân của số Pi. Câu 2: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống như các hạ.’ Đáp án của hắn là: ‘Câu 1: Tôi không biết. Câu 2: Không có.’
Còn ngươi trả lời là: ‘Câu 1: Tôi cũng thế. Câu 2: 1 đứa.’ Ngươi còn chối cãi gì?!” Và đó là lần đầu tiên Chu Du uất ức thốt lên câu cảm thán: “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng?!?!”
Truyện kể về Khổng Minh và Chu Du
Trời xanh trót đã sinh Công Cẩn
Trần thế sao còn nảy Khổng Minh?
Sử sách chép rất rõ chuyện Khổng Minh ba lần trêu tức Chu Du, nhưng các sử gia không biết rằng trước ba lần trêu tức đó, Chu Du đã từng là bại tướng của Khổng Minh.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Hồi đó Khổng Minh và Chu Du đều còn trẻ và còn nghèo rớt mùng tơi. Khổng Minh ở Kinh Châu, Chu Du ở Ngô Quận, hai người chưa gặp mặt nhau bao giờ nhưng đã nghe danh tiếng “học giỏi” của nhau. Một hôm, chàng trai Khổng Minh quyết định phải chấm dứt tình trạng thất nghiệp của mình và đi tìm việc làm (không lẽ cứ ăn bám xã hội mãi). Trên đường đi chàng gặp một bà thầy bói mù, bèn tấp vào… xem bói. (Chẳng có gì vô lý đâu, vì Khổng Minh tuy cũng biết bói nhưng người ta thường nói tự bói cho mình đâu có nghiệm, đúng không nào?)
Bà thầy bói phán: “Số cậu về sau rất khổ, chưa đầy 30 tuổi đã phải lăn lộn ngoài sa trường. Ngoài 40 phải vào sinh ra tử ở nơi chó ăn đá gà ăn muối (tức xứ Nam Man). Ngoài 50 thì lìa đời vì mắc phải căn bệnh thế kỷ!” Khổng Minh xua tay: “Thôi, thôi, bà khỏi cần nói, mấy chuyện đó trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ của La Quán Trung có viết cả rồi. Tôi chỉ muốn hỏi bà: "Tôi muốn mau giàu thì phải đến nước nào để làm việc?".
Bà thầy bói đáp không cần suy nghĩ: “The United States of America.” Khổng Minh nhăn mặt: “Bà nghĩ cái thân còm cõi này có thể đạp xe đạp qua tới bển sao? Trong phạm vi CHND Trung Hoa thôi!” Bà thầy bói nói: “Nếu vậy thì cậu nên đến nước Thục.” “Tại sao?” Khổng Minh thắc mắc. “Vì ta mới chỉ đường cho Tuân Úc sang nước Ngụy, Tử Kính về nước Ngô rồi. Nếu cậu chọn Tây Thục, ‘tỉ lệ chọi’ sẽ thấp hơn.”
Khổng Minh nghe nói thấy chí lý, bèn từ biệt bà thầy bói và nhằm hướng Tây thẳng tiến. Sau khi vượt qua bao đồi núi thác ghềnh, cuối cùng Khổng Minh cũng lò mò tới được Thành Đô. Khổng Minh xin vào yết kiến Lưu Bị, hai người cùng nhau bàn luận việc quân việc nước, những cơ hội và thử thách sau khi gia nhập WTO, và nguyên nhân thất bại của thể thao nước nhà tại đại hội ASIAD vừa qua.
Cuối cùng Lưu Bị nói: “Ta rất hài lòng khi đàm luận cùng ông, nhưng ngặt nỗi có một tay khét tiếng là Chu Công Cẩn cũng vừa đến xin làm quân sư quạt mo của ta, nên hơi khó xử. Thôi thì ngày mai ta sẽ tổ chức một cuộc thi tuyển công chức để hai người có cơ hội thi thố tài năng. Vậy ông hãy về chuẩn bị cho kỹ.” Khổng Minh trong bụng căm hận mụ thầy bói xỏ lá (sao mụ không chỉ cho thằng Du này qua hai nước kia mà lại bảo nó đến đây ám ta?), nhưng cũng phải gượng vâng lời.
Sáng hôm sau, hai danh sĩ hội ngộ tại nơi trường thi. Chu Du cười, hỏi đểu: “Các hạ có phải là Gia Cát Khổng Minh, tác giả của mấy bài văn rợn tóc gáy mà báo chí đã đăng trong thời gian gần đây đó chăng?” Khổng Minh cũng không vừa: “Còn các hạ chắc chắn là ‘ông trùm quay cóp’ nổi tiếng hai miền Ngô Sở. Kỳ thi nào các hạ cũng để lại cả tấn ‘phao’, tội nghiệp cho những người lao công dọn dẹp vệ sinh lắm biết không?”
Lưu Bị ngắt lời: “Hai thí sinh đã có mặt, vậy cuộc thi có thể bắt đầu” rồi tự tay phát đề thi cho hai người. Thời gian làm bài thấm thoắt trôi nhanh, mặt Khổng Minh tái xanh như tàu lá chuối vì chàng đã bị ‘trật tủ’ nặng nề. Cuối cùng, chuông thu bài vang lên, Lưu Bị đích thân thu và chấm bài ngay tại chỗ (vì chỉ có 2 thí sinh mà thôi).
Lưu Bị đọc kết quả: “Gia Cát Lượng đậu, được phong chức thừa tướng, Võ hương hầu. Còn Chu Du thì chim cút!” Chu Du phản đối: “Tài tôi đâu thua gì hắn, tại sao đại vương lại chọn hắn mà hắt hủi tôi?” Lưu Bị đáp: “Đúng là cả hai đều dốt như nhau, nhưng vì ngươi cóp bài của hắn nên ngươi bị loại.” Chu Du: “Bằng cớ đâu? Bằng cớ đâu?” (Câu này về sau được các quan trong ngành thể thao, đặc biệt là môn bóng đá học thuộc lòng. Nghe nói họ còn tôn Chu Du làm thủy tổ môn bóng đá.)
Lưu Bị đáp: “Đề ra là: ‘Câu 1: Hãy viết 10.000 chữ số thập phân của số Pi. Câu 2: Có bao nhiêu thí sinh trả lời giống như các hạ.’ Đáp án của hắn là: ‘Câu 1: Tôi không biết. Câu 2: Không có.’
Còn ngươi trả lời là: ‘Câu 1: Tôi cũng thế. Câu 2: 1 đứa.’ Ngươi còn chối cãi gì?!” Và đó là lần đầu tiên Chu Du uất ức thốt lên câu cảm thán: “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng?!?!”