Bac đao cứ đùa, dân o sơ ai lại nhận xằng vậy chớ kê kê kêVẫn múc được bác ợ, it nhất trường hợp nếu tự người lái nhận mình "vượt phải", kaka.
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
Bác hiểu cái đoạn em tô đậm như thế nào??
E xin có ý kiến,
Theo Luật GTĐB 2008:
Điều 14. Vượt xe
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Như vậy, các xe bắt buộc phải vượt xe khác về bên trái, chỉ có 3 trường hợp cho phép vượt bên phải như trong luật nêu ra ở trên. Ngoài 3 trường hợp trên, nếu vượt phải là sai qui định.
Giải thích từ ngữ "vượt xe", "vượt trái", "vượt phải"
Vượt xe là xe sau, đang cùng làn với xe trước, có ý định chạy qua mặt xe phía trước;
nếu xe sau chuyển làn qua bên trái, rồi vượt qua xe trước thì gọi là vượt trái;
ngược lại, nếu xe sau chuyển làn qua bên phải rồi vượt qua thì gọi là vượt phải.
Cần phân biệt trường hợp 2 xe đang chạy 2 làn riêng, xe bên phải chạy nhanh hơn xe bên trái thì ko gọi là vượt, thể hiện trong điều 5, NĐ 171 và lỗi vượt phải trên đường có nhiều làn.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
Xe taxi nếu đang chạy phía sau cùng làn với xe trước, chuyển làn qua phải rồi vượt qua xe trước, sau đó chuyển ngược trở lại làn cũ là phạm lỗi "vượt phải". Còn nếu chuyển qua làn phải, vượt qua xe trước rồi chạy thẳng luôn thì ko vượt phải.
Vậy theo em suy diễn luật thì các trường hợp cho phép vượt phải là :
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
và cuối cùng " "trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;"
Có đúng ko các bác ?
Thực ra nếu xét kỹ thì trường hợp của NĐ 171 cũng là lỗi "vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép", hay gọi tắt là "vượt phải".
Vì đơn giản, cứ vượt mặt xe đằng trước, từ phía bên trái thì là vượt ...bên trái, từ phía bên phải thì là vượt...bên phải. Còn vượt thì cứ đằng sau hoán đổi, chạy lên trước là vượt, k cần bắt buộc phải cùng làn.
Tuy nhiên NĐ 171 là "các chế tài đối với các hành vi vi phạm luật GTĐB", trong đó k phạt "lỗi vượt phải" nếu vi phạm trong trường hợp "tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái".
Còn nếu đúng hơn, thì phải đưa vào trong Luật GTĐB như điểm d, khoản 4, điều 14, coi như một trường hợp "vượt phải thứ 4" đúng luật.
Tuy nhiên, ngay trong Nđ 171, cũng chỉ loại trừ DUY NHẤT trường hợp "tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái". Vậy, nếu xe làn phải chạy nhanh hơn, mà thậm chí chạy vượt luôn tốc độ cho phép, thì có thể vẫn k bị lỗi "vượt phải", nhưng nếu có thêm các vi phạm khác như k xi nhan chuyển làn, k giữ khoảng cách an toàn, hay sai làn thì vẫn có căn cứ phạt "vượt phải" được, theo em là vậy.
Chỉnh sửa cuối:
Nghị định 171 nếu có nói trắng ra là từ giờ trở đi cho phép được vượt phải trong mọi trường hợp giao thông thì cũng không có giá trị pháp lý và Bộ trưởng GTVT phải giải trình trước quốc hội việc ký văn bản quy phạm pháp luật vượt thẩm quyền quyết định. Vì nghị định có giá trị điều chỉnh luôn thấp hơn luật. Hiện tại luật vẫn quy định đi về bên tay phải, vượt về bên tay trái; nghị định 171 chỉ cụ thể hoá việc chạy bên phải nhanh hơn (vượt) mà không phạm luật.
- chỉ áp dụng duy nhất ở đường nhiều làn (nhiều là 2 trở lên dành cho ô tô, không tính làn xe máy nếu có):
- có phân làn riêng dùng chung cho phương tiện cơ giới (xe nhỏ hay to chạy làn nào cũng được); còn phân làn riêng dùng riêng cho từng loại thì phải đi đúng làn, không vượt tốc độ tối đa cho phép (phân làn xe du lịch chạy làn 1, xe tải chạy làn 2). Xe du lịch muốn vượt phải xin vượt (đang cùng chạy làn 1), xe trước đổi làn 2, xe sau vượt lên... Nếu xe muốn vượt tự đổi sang làn 2, vượt lên là đã vượt phải, phạm luật...
- đang chạy trên đúng làn đường mình đang chạy, không chuyển làn sang phải để vượt xe bên trái. Không lập luận được chuyển làn trong trường hợp này không phạm luật vì mục đích của chuyển làn là để vượt.
- chỉ áp dụng duy nhất ở đường nhiều làn (nhiều là 2 trở lên dành cho ô tô, không tính làn xe máy nếu có):
- có phân làn riêng dùng chung cho phương tiện cơ giới (xe nhỏ hay to chạy làn nào cũng được); còn phân làn riêng dùng riêng cho từng loại thì phải đi đúng làn, không vượt tốc độ tối đa cho phép (phân làn xe du lịch chạy làn 1, xe tải chạy làn 2). Xe du lịch muốn vượt phải xin vượt (đang cùng chạy làn 1), xe trước đổi làn 2, xe sau vượt lên... Nếu xe muốn vượt tự đổi sang làn 2, vượt lên là đã vượt phải, phạm luật...
- đang chạy trên đúng làn đường mình đang chạy, không chuyển làn sang phải để vượt xe bên trái. Không lập luận được chuyển làn trong trường hợp này không phạm luật vì mục đích của chuyển làn là để vượt.
Em.k chắ đã nắm bắt đc ý của bác là gìNghị định 171 nếu có nói trắng ra là từ giờ trở đi cho phép được vượt phải trong mọi trường hợp giao thông thì cũng không có giá trị pháp lý và Bộ trưởng GTVT phải giải trình trước quốc hội việc ký văn bản quy phạm pháp luật vượt thẩm quyền quyết định. Vì nghị định có giá trị điều chỉnh luôn thấp hơn luật. Hiện tại luật vẫn quy định đi về bên tay phải, vượt về bên tay trái; nghị định 171 chỉ cụ thể hoá việc chạy bên phải nhanh hơn (vượt) mà không phạm luật.
- chỉ áp dụng duy nhất ở đường nhiều làn (nhiều là 2 trở lên dành cho ô tô, không tính làn xe máy nếu có):
- có phân làn riêng dùng chung cho phương tiện cơ giới (xe nhỏ hay to chạy làn nào cũng được); còn phân làn riêng dùng riêng cho từng loại thì phải đi đúng làn, không vượt tốc độ tối đa cho phép (phân làn xe du lịch chạy làn 1, xe tải chạy làn 2). Xe du lịch muốn vượt phải xin vượt (đang cùng chạy làn 1), xe trước đổi làn 2, xe sau vượt lên... Nếu xe muốn vượt tự đổi sang làn 2, vượt lên là đã vượt phải, phạm luật...
- đang chạy trên đúng làn đường mình đang chạy, không chuyển làn sang phải để vượt xe bên trái. Không lập luận được chuyển làn trong trường hợp này không phạm luật vì mục đích của chuyển làn là để vượt.