Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
Việt nam ta từ hồi đó đến giờ toàn nhập siêu, giá VND/USD không giảm thì mới là lạ. Đặc biệt 2 năm trở lại đây bản thân USD cũng đang mất giá so mới các đồng tiền khác, nhất là với RMB CP và giới tài phiệt US cũng còn đang khốn khổ vì vụ tỷ giá RMB/USD chêng lệch quá mức, đang ra sức gây sức ép với CN đòi tăng tỷ giá RMB lên (các bác có thể dễ dàng kiểm chứng lại thông tin này trên các web về tài chính).

Bàn luận về tỷ giá ở tầm vĩ mô thì cao quá và cũng xa vời quá, theo em vấn đề cốt lõi của mọi người dân VN bình thường là sức mua thực tế của thu nhập, đây mới chính là thước đo sức mạnh của đồng tiền.
 
1/4/07
21.905
16.705
113
0913168658
Zim khủng hoảng -phá giá, VN chủ động phá giá, hấici hác nhau chứ. VN sẻ phá giá 20-25% năm, như những năm qua.
 
Hạng B2
18/2/08
300
249
43
53
Em thiệt tình không rành về vụ phá giá này mấy nhưng thấy vô lý 1 điểm là VN mình là nước nhập siêu, như vậy nếu phá giá đồng tiền sẽ làm nặng gánh thêm ? Ngoài ra, những mặt hàng XK chủ lực của VN toàn là nông sản, may gia công (nói chung là rẻ), vậy thì phá giá cũng đâu mang lại được nhiều ngoại tệ đâu ? Em hiểu đơn giản như vậy có đúng không mấy Bác ?

Còn vụ ngân hàng, Ông già em tính còn đơn giản hơn mà em nghe cũng có lý:

1. Nếu tao có 100K Obama gởi ngân hàng xyz với ls 5%/1 năm, tao được 5K/năm

2. Quy ra VND hôm nay cỡ 19700 x 100K Obama = 1,97 tỷ, ls là 11%/năm, tao được Vnd 216 triệu

3. Nếu tỷ giá là 21,000 năm 2011 (Ổng nói thấy thằng ngân hàng Standard Chartered của Singapore nói vậy), trong trường hợp 1, tao được 105K, trong trường hợp 2, tao được 2,1 tỷ chia cho tỷ giá 21000, tao còn 104K
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
ktpk nói:
Em thiệt tình không rành về vụ phá giá này mấy nhưng thấy vô lý 1 điểm là VN mình là nước nhập siêu, như vậy nếu phá giá đồng tiền sẽ làm nặng gánh thêm ? Ngoài ra, những mặt hàng XK chủ lực của VN toàn là nông sản, may gia công (nói chung là rẻ), vậy thì phá giá cũng đâu mang lại được nhiều ngoại tệ đâu ? Em hiểu đơn giản như vậy có đúng không mấy Bác ?

Còn vụ ngân hàng, Ông già em tính còn đơn giản hơn mà em nghe cũng có lý:

1. Nếu tao có 100K Obama gởi ngân hàng xyz với ls 5%/1 năm, tao được 5K/năm

2. Quy ra VND hôm nay cỡ 19700 x 100K Obama = 1,97 tỷ, ls là 11%/năm, tao được Vnd 216 triệu

3. Nếu tỷ giá là 21,000 năm 2011 (Ổng nói thấy thằng ngân hàng Standard Chartered của Singapore nói vậy), trong trường hợp 1, tao được 105K, trong trường hợp 2, tao được 2,1 tỷ chia cho tỷ giá 21000, tao còn 104K
Vẫn hơn là năm nào cũng âm ngoại tệ dù có bù thêm vào lượngb kiều hối ,lâu nay vay nước ngoài mới bù đc khoảng này ,nay sắp phải trả dần thì lấy đâu U ét để trả đây bác? Phải có usd trả nợ rồi mới nói chuyện dư nhiều dư ít.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
2/6/10
1.596
11
38
33
vankhanhktpn nói:
ktpk nói:
Em thiệt tình không rành về vụ phá giá này mấy nhưng thấy vô lý 1 điểm là VN mình là nước nhập siêu, như vậy nếu phá giá đồng tiền sẽ làm nặng gánh thêm ? Ngoài ra, những mặt hàng XK chủ lực của VN toàn là nông sản, may gia công (nói chung là rẻ), vậy thì phá giá cũng đâu mang lại được nhiều ngoại tệ đâu ? Em hiểu đơn giản như vậy có đúng không mấy Bác ?

Còn vụ ngân hàng, Ông già em tính còn đơn giản hơn mà em nghe cũng có lý:

1. Nếu tao có 100K Obama gởi ngân hàng xyz với ls 5%/1 năm, tao được 5K/năm

2. Quy ra VND hôm nay cỡ 19700 x 100K Obama = 1,97 tỷ, ls là 11%/năm, tao được Vnd 216 triệu

3. Nếu tỷ giá là 21,000 năm 2011 (Ổng nói thấy thằng ngân hàng Standard Chartered của Singapore nói vậy), trong trường hợp 1, tao được 105K, trong trường hợp 2, tao được 2,1 tỷ chia cho tỷ giá 21000, tao còn 104K
Vẫn hơn là năm nào cũng âm ngoại tệ dù có bù thêm vào lượngb kiều hối ,lâu nay vay nước ngoài mới bù đc khoảng này ,nay sắp phải trả dần thì lấy đâu U ét để đã đây bác? Phải có usd trả nợ rồi mới nói chuyện dư nhiều dư ít.

Bác nói đúng âm ngoại tệ - đã vậy lãi USD 'thơm" nên mấy "ông kẹ" có khả năng giữ lại USD - Em thấy nên "kết hối" vào tháng 9 hoặc 10 để mấy tháng cuối năm đừng bị "bóp" - Sắp lại phải xếp hàng mua USD giá cao nữa rồi đây. Hôm qua phí chuyển USD khoảng 0.6%
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Hôm trước em có topic CNL:" Pa mi.a, đến cây tăm cũng phải nhập" :D Chắc ông Du này nghiên cứu tỉ giá tiền tệ từ topic "cây tăm" của em?:p nên hôm nay có đề cập đến và lí do là:Sản xuất ra giá thành cao (do vnd cao) chứ ko phải ko sản xuất đc vì nó là loại hàng hoá giản đơn(công lao động+ nguyên nhiên liệu).
-----------------------------------------------------------------------------
Nhiều người có thể cho rằng phần lớn các nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc là do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ trong khi Trung Quốc đang có nhiều lợi thế với các ngành như vậy. Điều này có thể chấp nhận đối với một số ngành mà Trung Quốc có lợi thế như phôi thép, một số loại điện máy... Nhưng làm sao có thể biện minh cho việc nhiều loại hàng hóa thông thường như tăm tre hay miếng rửa bát của Trung Quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam nếu dựa vào lập luận nêu trên. Chính việc phải đi nhập khẩu từng cây tăm đã làm cho nhập siêu từ Trung Quốc chiếm đến 90% nhập siêu của cả nước. Yếu tố giải thích khả dĩ nhất chính là tỷ giá đồng tiền.
...
Hiện nay tỷ giá USD/VND là 19.500, tỷ giá USD/RMB là 6,93 và tỷ giá RMB/VND là 2.815. Giả sử chi phí sản xuất một hộp tăm tại Trung Quốc (bao gồm cả lãi định mức và chi phí vận chuyển) là 1RMB. Để có được mức lời định mức nêu trên, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở thị trường Việt Nam chỉ cần ở mức 2.815 đồng. Nếu chi phí sản xuất một hộp tăm ở Việt Nam là 4.000 đồng thì chắc chắn tăm Việt Nam không thể cạnh tranh được với tăm Trung Quốc vì nếu bán ở Việt Nam thì giá phải là 4.000 đồng và bán ở Trung Quốc phải là 1,42 RMB. Điều gì sẽ xảy ra nếu tỷ giá các đồng tiền được định đúng giá trị của nó? Lúc này, tỷ giá USD/VND sẽ là 22.425, tỷ giá USD/RMB sẽ là 4,85 và tỷ giá RMB/VND sẽ là 4.625. Do chi phí một hộp tăm ở Trung Quốc vẫn là 1 RMB nên để có được mức lời định mức, giá bán một hộp tăm Trung Quốc ở Việt Nam phải lên đến 4.625 đồng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
14/5/08
2.534
21.980
113
Công ty nào vay USD vào đầu năm để tránh lãi suất VND quá cao xem như mửa mật, cty xuất khẩu còn đỡ chứ nhập khẩu thì tèo.

truong195 nói:
Zim khủng hoảng -phá giá, VN chủ động phá giá, hấici hác nhau chứ. VN sẻ phá giá 20-25% năm, như những năm qua.

Sao bác chắc là VN không bị khủng hoảng ?
 
Hạng C
11/1/06
654
91
28
53
Nguồn tin từ OS:

Từ giờ tới Đại hội Đảng không tăng giảm gì hết !
 
Tập Lái
8/5/07
31
0
0
53
Chắc ko ít USD rời khỏi VN qua đường này các bác nhỉ
-------

Rửa hàng tỉ USD tiền bẩn qua ngân hàng Mỹ
TT - Hàng tỉ USD tiền bẩn được cảnh báo là đang lọt qua hệ thống ngân hàng Mỹ mỗi năm, còn các đại gia Phố Wall lại sẵn sàng làm ngơ để thu lợi nhuận.

Điều trần tại Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện hôm 28-9, chuyên gia tài chính Eric Lewis khẳng định chính sách chống rửa tiền của Mỹ đang trở nên vô tác dụng khi hàng tỉ USD tiền bẩn từ khắp nơi trên thế giới đang chảy qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Eric Lewis là cố vấn cho các cơ quan xử lý ngân hàng tín dụng và thương mại đã sụp đổ, hiện là cố vấn cho các cơ quan xử lý các công ty của Bernard Madoff, trùm lừa đảo Phố Wall.
Cuộc điều trần này diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách Mỹ đang tình nghi tiền bẩn lẫn trong các giao dịch trị giá tới 1.000 tỉ USD trong sáu năm qua giữa các công ty ở Trung Đông và Mỹ. Các vụ rửa tiền liên quan đến các ngân hàng Barclay và Wachovia gần đây đã chấn động dư luận Mỹ.
Một vụ việc cũng gây ầm ĩ khác là gia tộc Al-Gosaibi ở Saudi Arabia đâm đơn kiện cựu đối tác Mann Al-Sanea, chủ tịch Tập đoàn Saad, đã bòn rút 10 tỉ USD của nhà Al-Gosaibi qua hệ thống ngân hàng Mỹ. Trong đơn kiện đưa lên tòa án ở New York, nhà Al-Gosaibi khẳng định rất nhiều giao dịch lừa đảo của ông Al-Sanea được thực hiện qua Ngân hàng Mỹ quốc (Bank of America).
Rửa tiền với quy mô chóng mặt
Trong thời gian qua, đã có không ít ngân hàng Mỹ hoặc hoạt động tại Mỹ bị phạt hàng trăm triệu USD do cho phép dòng tiền bẩn chảy qua hệ thống của mình. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Wachovia, trực thuộc đại gia Wells Fargo & Co, thừa nhận đã không phát hiện các giao dịch rửa tiền trị giá tới 378,4 tỉ USD của các băng đảng ma túy Mexico từ năm 2004-2007. Số tiền này tương đương 1/3 tổng GDP Mexico. Wachovia đã chấp nhận nộp phạt 160 triệu USD.
Trước đó, Ngân hàng Anh Barclay cũng thú nhận đã che giấu các giao dịch tổng cộng 500 triệu USD trong thời gian 1995-2006 từ các nước bị Mỹ cấm vận tài chính, và đồng ý nộp phạt 298 triệu USD. Năm 2006, Ngân hàng Mỹ quốc tiết lộ các băng nhóm rửa tiền Nam Mỹ đã chuyển 3 tỉ USD qua một tài khoản ở Manhattan của ngân hàng này.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là cây chứ chưa phải là rừng cây. Các nhà điều tra Mỹ hiện vẫn chưa xác định được bao nhiêu tiền bẩn và tiền liên quan đến khủng bố trong tổng số giao dịch 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên, chuyên gia Eric Lewis khẳng định con số này thông qua các giao dịch tiền mặt đáng ngờ trong hệ thống ngân hàng Mỹ là “có quy mô gây chóng mặt” nhưng “chẳng ai đặt thành vấn đề”.
Lý do, theo ông Lewis, là vì các ngân hàng Phố Wall cứ cố tình ngó lơ cho các hoạt động giao dịch mờ ám diễn ra, bởi họ “luôn được khuyến khích quay mặt đi khi nhận được một phần bánh lớn”.
Lewis cũng lưu ý mức phạt đối với các ngân hàng vi phạm là quá nhỏ, vì “các ngân hàng thường cho rằng việc bị phạt ít khi xảy ra, mà nếu có bị phạt thì số tiền phạt ấy cũng chỉ là một phần chi phí kinh doanh”.
Ra tay hành động
Trước tình hình đó, chính quyền Mỹ đã bắt đầu hành động để ngăn chặn nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố. Hôm 27-9, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố sẽ yêu cầu các ngân hàng tại Mỹ phải công bố tất cả giao dịch tiền tệ điện tử ra và vào nước Mỹ. Luật pháp Mỹ đã quy định các ngân hàng và tổ chức tài chính phải báo cáo các giao dịch tiền mặt trị giá trên 10.000 USD và các giao dịch mờ ám, cũng như ghi nhớ mọi giao dịch điện tử trị giá trên 3.000 USD để báo cáo chính quyền khi cần thiết. Mỗi năm, các công ty tài chính báo cáo lên Bộ Tài chính 1,3 triệu giao dịch mờ ám và 14 triệu giao dịch trên 10.000 USD.
Các quan chức Mạng lưới chống tội phạm tài chính (FinCEN) thuộc Bộ Tài chính Mỹ cho biết bằng việc tạo ra hệ thống dữ liệu trung ương, “quy định mới sẽ giúp nhà chức trách phát hiện và triệt phá các giao dịch tài chính của các nhóm tội phạm có tổ chức, băng đảng ma túy, tài trợ khủng bố và trốn thuế quốc tế”, như giám đốc FinCEN James H. Freis Jr. khẳng định. Các quy định mới sẽ được áp dụng từ năm 2012 và có hiệu lực với 300 ngân hàng cùng 700 công ty tài chính Mỹ. Các chuyên gia FinCEN mô tả các quy định cũ chỉ giúp nhìn thấy cây, còn quy định mới giúp nhìn thấy rừng.
Ví dụ, theo chuyên gia FinCEN Steve Hudak, nhà chức trách Mỹ hiện chưa biết có bao nhiêu tiền được chuyển qua bất kỳ quốc gia nào hằng năm. “Một người có thể sử dụng 10 ngân hàng để chuyển từng khoản tiền ở mức không bị nghi ngờ tới hàng chục tài khoản khắp nơi trên thế giới”, chuyên gia Hudak cho biết.
Với hệ thống dữ liệu mới, FinCEN và các cơ quan khác sẽ dễ dàng giám sát và điều tra chéo các giao dịch để phát hiện những hành vi mờ ám. Trong khi đó, các ngân hàng và công ty tài chính Mỹ kịch liệt phản đối quy định mới này và cho rằng nó giúp chính quyền kiểm soát thông tin cá nhân ở quy mô chưa từng thấy.
 
Status
Không mở trả lời sau này.