Ai cũng biết làm vậy là nguy hiểm, nếu giấc ngủ dài, đã uống rượu bia mà ngủ nữa thì càng nguy hiêm cho bản thân.
Với các xe đời cũ không có chế độ tự động, việc lấy gió trong thực chất chỉ làm lạnh không khí trong xe mà không điều hòa không khí giữa bên trong và ngoài. Từ đó dẫn đến hiện tượng thiếu ôxy khiến người ngồi trong xe bị ngạt. Những xe hiện đại, dù ở chế độ lấy gió trong, sau một khoảng thời gian, điều hòa vẫn tự lấy gió ngoài để cân bằng hàm lượng không khí, nhưng trường hợp này, điều hòa lại hút trực tiếp lượng khí xung quanh xe, vốn bị bao trùm bởi khí xả từ ống pô với hàm lượng CO cao, làm giảm lượng oxi, khiến cơ thể không thể hô hấp, mất nước, dịch dẫn tới tử vong. Ngoài ra, có trường hợp ngủ trong xe bật điều hoà, lượng nhiên liệu còn lại trên xe ít dẫn đến xe tự tắt máy khi hết xăng, dẫn đến thiếu không khí, người ngủ lịm dần và tử vong. Phần nữa do không gian bị đóng kín, lượng oxy trong khoang xe giảm dần, trong khi người ngủ trên xe hoặc ngủ say, hoặc ngạt khí dần dần.
Nếu vì một lý do nào đó phải ngủ trong xe thì cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Điều quan trọng nhất chính là cần hé một chút cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ oxy cho người ngủ trong xe. Chọn nơi thoáng đãng không khí lưu thông tốt. Nếu thời tiết nóng bức, lái xe cần chọn vị trí râm mát, dưới gốc cây. Tránh đỗ xe trong không gian chật hẹp, bí khí bởi trong trường hợp này ngay cả mở hết cửa xe bạn vẫn có thể bị thiếu oxy hay nghiêm trọng hơn là ngộ động khí CO thải từ động cơ. Không hạ kính quá sâu, chỉ hạ khoảng 1,50cm là hợp lý. Hạ kính xuống quá nhiều lại có thể gây cảm lạnh trong điều kiện thời tiết lạnh, đồng thời không đảm bảo an toàn tài sản trên xe. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đặt báo thức sau mỗi 45 phút -1h, việc này khiến giấc ngủ bị gián đoạn nhưng nó giúp bạn kiểm soát tình huống tốt hơn bởi ngủ trong xe hơi chưa bao giờ là an toàn.