Em đi phố SG bao năm nay, rất hiếm khi bóp kèn. Kèn xe em vẫn ở "zin" kêu như xe máy. Có điều, em có thói quen, đá N, đạp lúc ga, mỗi khi có xe cố tình lượn trước mặt. Còn chổ đường đông, dân hay băng đại qua đường, em luôn thầm nhủ ... nhường, nhường, nhường, nhường ...
Em kết câu kết . Ơ, nhưng bác đang mắng dân xì phố bọn em là đàn bò ah
Đàn bò trên miền rừng đi rất trật tự.Em kết câu kết . Ơ, nhưng bác đang mắng dân xì phố bọn em là đàn bò ah
Đàn bò ở phố vừa đi vừa rống.
Chỉ là đi đến lò mổ thôi mà, rống làm gì cho mệt
Thói quen này em thấy hơi ơn ớn. Bữa nào đá hụt N, đạp lút ga là lên báo luôn.Có điều, em có thói quen, đá N, đạp lúc ga, mỗi khi có xe cố tình lượn trước mặt.
Do đặc thù của VN......và cách hành xử của cá nhân mình, là:Nhiều người vẫn khăng khăng:
Ở Sài Gòn, không bóp kèn không thể chạy được xe.
Một lần thăm khách hàng trên Gia Lai, anh lái xe đồng bào dân tộc nói rằng mỗi lần ảnh xuống Sài Gòn, dù rất thích ngắm các em gái chân dài trắng phau trên phố nhưng lần nào xuống phố cũng chỉ trụ được 1 ngày là bật ngược lên núi. Lý do: ảnh không thể chịu nổi tiếng kèn inh ỏi suốt ngày đêm.
Suốt dọc đường chở mình đi, ảnh chỉ vài lần bóp kèn ở đoạn đường vắng và khuất tầm nhìn. Nhưng đoạn đông, ảnh không sờ tới kèn mà chỉ chuyển chân ga qua chân thắng.
Và mình học được bài học hay: Đừng bao giờ bóp kèn khi đi cùng đàn bò
SG, cũng tùy tình huống mà bóp, lúc càng đông người thì càng ko cần bóp.......sợ nhất ko phải qua giao lộ lúc đông người mà là những lúc vắng tanh, hướng mình đi đang đèn xanh, mà cứ giữ/giảm ga, ko bóp phát còi, có khi gặp ngay một kẻ xem thường đèn đỏ khi đường vắng..thì mình mang họa.....phát còi nhiều người cho là bất lịch sự nhưng tình huống này là cần thiết....với những kẻ vượt đèn đỏ mà mình im lặng, có giảm ga, rà thắng trước khi vào giao lộ khi vắng người mà không bóp còi thì cũng khó mà trở tay kịp...xem như trừ hao... phát còi cho chắc ăn..kẻ nào định vượt đèn đỏ, theo phản xạ tư nhiên cũng giảm ga hoặc dừng lại.
Ngoài phạm vị SG, các tỉnh, vùng quê, đường đèo dốc cũng tùy tình huống mà bóp.....đường vắng gần giao lộ, hoặc những đoạn khuất tầm nhìn, càng nên bóp....nếu không bóp thì phải chạy thật chậm...vì khả năng người lớn, trẻ nhỏ, súc vật từ trong băng ra bất ngờ, hoặc thói quen "ăn gian, lấn đường" khi qua các đoạn cua lúc vắng là phổ biến...luật GTĐB thì chỉ có một nhưng thói quen lái xe của cư dân thôn quê và cư dân thị trấn, cư dân thành phố, v.v. là rất khác nhau.
Gặp các loại súc vật mà bóp còi inh ỏi là...mình dzễ toi....hihi..
Ở SG này, nếu chú ý sẽ thấy nhiều người lái xe và họ bóp còi dường như vô thức, hể ngồi lên xe lăn bánh là bóp còi chứ ko suy nghĩ gì cả. Có lần, đi xe máy, tôi chay phía sau một bác đi xe máy khác, bác ấy cứ bóp còi liên tục, xem như một dịp để "quan sát hành vi"... té ra là, hể có xe phía trước, hơi cản hướng đi của bác ấy là bác ấy bóp còi, rồi bác lách sang phải cũng bóp còi, lách sang trái cũng bóp còi, tăng ga đi tới phía trước cũng bóp còi, và chắc chắc về đến nhà, bác ấy cũng sẽ bóp còi trước khi tắt máy dẫn xe vô nhà........hehe..
Cũng là cầm lái, nhưng tại các nước khác thì cái còi hoàn toàn thất nghiệp.
Trước đây Em thường nghe “ đem đàn mà gãy tai Trâu”, nay có thêm câu “ bóp kèn đi giữa đàn Bò”,
Đi làm hàng ngày, 40km đi về, với khoảng 1/2 là khu dân cư, 1/2 là ngoài KDC. Thống kê sơ bộ trong 1 tháng là trung bình 3 lần bóp còi / 40km đó, đa số là lúc ngoài KDC: 1 lần cảnh báo các xe 4b vượt & lấn làn, 2 lần còn lại là 2b cúp đầu chuyển hướng đột ngột. Vẫn chưa cho nút còi thôi việc được!
Chiều nay đi cùng thằng bạn từ q1 tới ngã 4 Bình Phước, đúng giờ cao điểm.
Mình ko còi phát nào.
thằng bạn theo phản xạ, chút xíu lại tính chồm qua bóp dùm
thấy tội, đành nói dối: kèn hư chưa thay
Mình ko còi phát nào.
thằng bạn theo phản xạ, chút xíu lại tính chồm qua bóp dùm
thấy tội, đành nói dối: kèn hư chưa thay