Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là thiết bị có chức năng cảm biến áp suất, nhiệt độ lốp xe ô tô. Sau đó hiển thị lên màn hình để người lái dễ dàng quan sát và báo động khi có sự cố xảy ra với lốp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn có nhiều tài xế chưa biết đến sản phẩm này. Vậy có nên lắp cảm biến áp suất ô tô hay không? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này ?
Các loại cảm biến áp suất lốp
Hiện nay, có 2 loại cảm biến áp suất chính là: cảm biến áp suất lốp van trong và cảm biến áp suất lốp van ngoài.
Cảm biến áp suất van trong
Cảm biến áp suất van trong là thiết bị cảm biến lắp bên trong lốp xe thông qua vị trí van xe.
Ưu điểm:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho xe ô tô.
- Không lo mất trộm, hoặc bị hư hỏng.
- Có thể thay thế khi một van bất kỳ bị hỏng.
Nhược điểm:
- Lắp đặt phức tạp, phải tháo lốp xe, cân bằng động bánh xe và phải mang đến gara để lắp đặt.
- Cần phải có thợ tay nghề cao để đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác.
Cảm biến áp suất van ngoài
Là thiết bị cảm biến gắn ngoài van xe ô tô.
Ưu điểm:
- Lắp đặt dễ dàng, không tháo lốp xe, có thể thao tác lắp đặt tại nhà.
- Quá trình lắp đặt không ảnh hưởng đến hệ thống của xe.
- Thay thế van dễ dàng khi bị hỏng.
Nhược điểm:
- Khó khăn khi cần bơm lốp xe ô tô, do cần phải có dụng cụ mở van cảm biến chuyê nghiệp.
- Có thể bị mất trộm van do lắp bên ngoài. Tuy nhiên, cảm biến van ngoài hiện nay đã có van khóa chống trộm nên vấn đề này rất khó xảy ra.
Tùy vào từng loại xe hơi, sở thích mà các chủ xe lựa chọn loại cảm biến áp suất lốp sao cho phù hợp nhất với xe của mình.
Công dụng của cảm biến áp suất lốp
Tăng tuổi thọ cho lốp xe
Những ai đang sở hữu xe ô tô chắc chắn sẽ hiểu rằng áp suất của lốp phù hợp không chỉ giúp lái xe an toàn hơn mà còn tăng tuổi thọ cho lốp. Thông thường áp suất lốp tiêu chuẩn khoảng 1,8kg – 3,2 kg. Duy trì ngưỡng áp suất an toàn này sẽ làm tăng từ 25 – 50% tuổi thọ so với lốp xe thông thường.
Nếu lốp xe quá căng, áp suất trong lốp xe lớn hơn 3,2kg, làm giảm sự tiếp xúc giữa lốp xe với mặt đường. Nếu đi với tốc độ cao có thể dẫn đến khả năng mất lái. Không chỉ vậy, khi xe di chuyển qua mặt đường lồi lõm, không bằng phẳng rất dễ xảy ra hiện tượng nổ lốp xe.
Còn khi lốp xe quá non, áp suất trong xe nhỏ hơn 1,8kg, làm tăng sự tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Dẫn đến ăn mòn lốp nhanh, giảm tuổi thọ của lốp.
Cảm biến áp suất lốp sẽ giúp cho người lái khắc phục những trường hợp xấu xảy ra với lốp. Góp phần bảo vệ lốp hiệu quả hơn, từ đó hạn chế được chi phí thay thểm sửa chữa lốp định kỳ.
Hỗ trợ lái xe an toàn
Trong trường hợp xe đang di chuyển trên đường mà không may va phải vật nhọn khiến áp suất lốp thay đổi đột ngột. Thì lúc này cảm biến áp suất lốp có vai trò là thiết bị cảnh báo, lập tức phát ra tín hiệu tới người lái để xử lý nhanh chóng, kịp thời. Nhò đó mà hạn chế được những tình huống tai nạn giao thông không đáng có.
Sản phẩm bảo vệ môi trường
Thực tế cho thấy cảm biến áp suất lốp giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu cho xe ô tô, làm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường. Phần nào làm giảm nồng độ CO2 trong không khí, giữ gìn môi trường trong sạch hơn.
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp
- Thiết bị hiển thị thông số nhỏ gọn, chính xác, tiện lợi, khiến người lái không thể ngó lơ lốp xe trước mỗi chuyến đi.
- Giám sát tình trình của lốp mỗi khi xe lăn bánh, giúp tài xế an tâm hơn khi cầm lái.
- Giá thành hợp lý, dễ dàng lắp đặt và sử dụng.
Với những thông tin được chia sẻ ở trên, các tài xế lái xe có thể tìm được lời đáp cho cầu hơi "Có nên lắp cảm biến áp suất lốp cho xe ô tô hay không?". Để lái xe an toàn hơn, các bác tài đừng ngần ngại mà lựa chọn cho xe của mình một thiết bị cảm biến áp suất lốp phù hợp.