CViệc xi nhan khi ra/vào vòng xuyến được suy ra từ quy định: chuyển làn, chuyển hướng thì phải xi nhan. Vòng xuyến chính là lane riêng nên ra/vào vòng = chuyển lane, suy ra là phải xi nhan.
Nhưng luật của chúng ta không đầy đủ nên không thể áp dụng nguyên tắc xi nhan được:
#1: Phải có vạch dừng chờ trước khi vào vòng xuyến thì xác định ranh giới trong/ngoài vòng. Nếu ko có ranh giới tức là xóa bỏ khái niệm lane vòng xuyến. Suy ra ko có lane thì ko cần xi nhan
#2: Không quy định quyền ưu tiên cho xe đang đi trong vòng xuyến. Không có ưu tiên tức là không cần báo hiệu, không cần xin phép, ai nhanh thì đi trước. Lẽ dĩ nhiên, xi nhan không cần thiết.
#3: Mật độ xe máy quá đông. Theo quy định giao thông của phương Tây, cùng 1 thời điểm trên cùng 1 làn đường, chỉ đc phép có 1 chiếc xe lưu thông (trừ xe đạp). Chỉ khi đó thì việc xi nhan mới có tác dụng. Bằng không thì loạn hết cả lên.
Vậy nên 1 điều luật, dù có đúng và quan trọng tới đâu cũng không thể một mình nó mà tồn tại được. Cần cả một hệ thống luật pháp liên kết với nhau thì tất cả mới đứng vững. Còn không thì tốt nhất là lái xe theo bản năng. Xấu đều còn hơn tốt lỏi.
Chưa hiểu quy định nào cho là vòng xuyến là lane riêng? Chỉ đồng ý với bác là phải xi nhan khi ra vào, và bài tham khảo trên cũng phần nào giúp ta hiểu cách xi nhan.
Vạch dừng chờ không có quy định nào trong luật là vạch này là ranh giới đã vào vòng xuyến hay chưa.
Và ranh giới theo luật là nếu bác đã chạy qua sau biển báo vòng xuyến là đã vào vòng xuyến.
Quyền ưu tiên luật cũng có nói đến nhưng chưa rõ ràng là tại vòng xuyến phải nhường đường cho xe đi bên trái, cần chi tiết hơn thế nào là đi bên trái.
Mật độ xe máy đông hay ít không ảnh hưởng gì đến việc phải xi nhan khi ra vào vòng xuyến. Còn quy định chỉ có 1 xe lưu thông trên 1 làn đường ở đâu mình kg biết nhưng ở VN thì không phù hợp tí nào, hơn nữa vòng xuyến không phải làn đường trừ khi nó có vạch phân làn đường.