k3 confirmed
Hạng D
28/7/12
1.836
431
113
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2012/10/con-4-giay-xanh-van-bi-phat-toi-vuot-den-do/

"Với điều kiện đường xá hiện nay, ai có thể luôn chấp hành đúng 100% các quy định giao thông trong khuôn khổ pháp luật hiện hành?”
>'Cảnh sát giao thông sẽ không phạt nếu bạn đi đúng luật'
>'Ngày xưa ít thấy ai chống đối cảnh sát giao thông'

"Có lần, tôi chạy xe máy trong giờ cao điểm qua ngã tư. Khi đèn xanh còn 4 giây, tôi vượt qua thì lúc đó bên kia những người vượt đèn đỏ đã chặn đầu xe của tôi. Không muốn gây nguy hiểm cho những người đó tôi đi chậm lại, đến lúc qua đến giữa giao lộ thì 4 giây đèn xanh của tôi đã hết. Ngay lúc đó có 2 cảnh sát phóng xe mô tô đến và nói tôi vượt đèn đỏ".
"Bạn thử nói xem, tôi vẫn đóng phạt đấy nhưng suy nghĩ của tôi về cảnh sát giao thông (CSGT) thế nào? Tôi không thể chứng minh mình không vượt đèn đỏ vì không có camera nhưng tôi sẽ tâm phục khẩu phục nếu các đồng chí ấy đứng ở chốt và quan sát thấy tôi đi thế nào, đằng này vừa ở đâu chạy đến thấy tôi ở giữa giao lộ và thổi phạt".
Trên đây là câu chuyện độc giả Nguyễn Kim Sơn kể lại trong một lần bị CSGT xử phạt.
Cũng trong cảnh "tình ngay lý gian" tương tự, độc giả Đồng Minh Đức kể: "Bạn đã bao giờ lái xe ô tô, vì tránh một người dừng xe máy giữa đường nghe điện thoại nên đè vạch, sau đó bị quay camera và bị phạt tiền chưa? Đó là trường hợp của tôi".
Mặc dù “thông cảm những gì CSGT hiện nay đang và phải chịu đựng bởi số lượng xe cộ quá tải, kèm theo sức khoẻ và những lời lẽ thiếu văn hoá của một số người kém ý thức”, nhưng độc giả này cũng đặt ra vấn đề: “Nếu cơ sở hạ tầng tốt hơn và việc xử phạt minh bạch hơn thì lúc đó những người dân chấp hành luật pháp mới thấy không thiệt cho mình”.
Đồng quan điểm với độc giả Sơn, nhiều ý kiến gửi về VnExpress.net của độc giả thể hiện thái độ thông cảm với công việc vất vả của các CSGT nhưng cũng khẳng định tình trạng xử phạt vi phạm giao thông hiện nay còn nhiều khúc mắc.
1. Chuyên môn chưa vững
CSGT phải căn cứ vào những quy định của bộ luật giao thông hiện hành để xử phạt các vi phạm, nhưng thực tế, có không ít CSGT nắm không rõ luật vì vậy nhận định tình hình và xử phạt chưa đúng.
Bạn đọc Hmp cho biết “Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, đúng là CSGT sẽ không phạt nếu bạn đi đúng luật hoặc… biết luật + biết tranh luận (chứ không phải cãi ngang). Có một số CSGT có kiến thức, trình độ hiểu về luật còn hạn chế nên thường chỉ học tủ vài loại lỗi thường gặp ở một số vị trí nào đó rồi đứng chốt. Khi gặp trường hợp không đúng bài thì thường bắt lỗi sai dẫn đến tranh cãi”.

2. Cơ sở hạ tầng giao thông kém
“Đồng ý rằng nếu đúng luật sẽ không bị phạt, nhưng thử hỏi với điều kiện đường xá hiện nay, ai có thể luôn chấp hành đúng 100% các quy định giao thông trong khuôn khổ pháp luật hiện hành?” - một độc giả đặt câu hỏi.
Độc giả Hmp đề nghị CSGT khi xử phạt nên đặt mình vào vị trí của người tham gia giao thông vì: “Nhiều khi giao thông công chánh (GTCC) cắm biển sai, chưa gỡ bỏ, chưa cập nhật… nhưng CSGT lại cứ “lợi dụng” theo đó mà thổi phạt. Đèn, biển báo khuất, không hợp lý… nhưng thay vì báo GTCC sửa thì các anh lại bắt lỗi!”

3. "Làm luật", không minh bạch trong việc xử phạt
Rất nhiều độc giả đã thuật lại những “mảng tối” trong việc thổi phạt của lực lượng CSGT.
Độc giả Đình kể lại: “Tôi đi từ Bến Tre lên TP HCM, gần tới Bình Chánh, chạy trong lề mà cũng được CSGT ngoắc vô. Tôi nghĩ là chỉ kiểm tra giấy tờ rồi đi nhưng một anh CSGT đến nói với chúng tôi ‘mỗi xe cho xin 100.000 rồi đi đi’”.
“Như tôi gần 20 năm chạy xe, bị CSGT thổi phạt khoảng 7 lần, 1 lần xin được tha, 1 lần bị biên bản, còn lại những lần khác đều được CSGT đề nghị đưa tiền cà phê rồi cho đi. Đặc biệt là những dịp sắp Tết. Nói thẳng ra là những lời đề nghị của họ rất trắng trợn”. – độc giả Trịnh Tuấn Hưng cho biết.
Từ góc độ của người dân tham gia giao thông, các độc giả VnExpress.net đều ghi nhận sự hy sinh của lực lượng CSGT trong việc giữ gìn trật tự giao thông.
Bạn đọc Linh cho biết: “Tôi không ưa CSGT lắm vì có nhiều vị chỉ chú tâm ‘làm luật’. Nhưng phải thừa nhận nếu người dân không vi phạm thì họ cũng không có gì để làm luật cả. CSGT cũng có lương tâm và xã hội chúng ta cần họ để duy trì an ninh trật tự”.
“Rất may là đất nước chúng ta cũng còn nhiều CSGT hết lòng vì công việc, vì đất nước, vì tính mạng của nhân dân” – độc giả bachngoc le nhận xét.

Tuy vậy, để làm trong sạch ngành, giữ gìn hình ảnh tốt đẹp của lực lượng bảo vệ trật tự giao thông, ngành CSGT cần có những thay đổi triệt để: xử phạt minh bạch, đúng người đúng tội, nghiêm khắc với những trường hợp CSGT xử phạt sai, làm luật…
Có lẽ, việc xử phạt vi phạm của CSGT và ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông vẫn còn là một câu chuyện dài. Để cải thiện, cần có sự thay đổi, hợp tác và ý thức từ hai phía.
CSGT nên hướng vào việc làm cho người dân hiểu và chấp hành đúng luật giao thông hơn là chỉ tập trung xử phạt khi tình trạng vi phạm đã xảy ra. Về phía người tham gia giao thông, cần nắm luật rõ ràng và nâng cao ý thức chấp hành luật khi tham gia giao thông để giữ gìn an toàn cho chính bản thân mình và người khác.
Vũ Vy
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
19/6/10
754
46
28
46
Việt Nam là thế đó! Đành phải sống chung với lũ, sống chung với xxx thôi…
 
Hạng B2
31/7/12
304
12
18
cứ chấp hành đúng luật GT, biển báo thì chẳng ai phạt, còn tự cho mình đúng mà do GTCC cắm biển sai không chấp hành là sai lè rồi, chính thế tai nạn mới đầy nhóc.Làm gì có chuyện XXX xin tiền 100K, nếu họ xin thì mình có quyền không cho và còn có quyền cảnh cáo XXX nữa chứ.
 
Hạng C
10/4/12
687
7
18
54
Đi xe nên trang bị camera hành trình, đảm bảo có bằng chứng để giải thích với CSGT thì sẽ không sao cả. Chi phí để trang bị cũng chỉ khoảng 3 lần bị cái cục tức (bực mình) như trên mà thôi.
 
Hạng B2
31/7/12
304
12
18
Tuat70 nói:
Đi xe nên trang bị camera hành trình, đảm bảo có bằng chứng để giải thích với CSGT thì sẽ không sao cả. Chi phí để trang bị cũng chỉ khoảng 3 lần bị cái cục tức (bực mình) như trên mà thôi.

Tương đối thôi, camera hành trình chưa được xem là bằng chứng về vi phạm luật GT ở VN, mấy cái xe khách hay xe tải vận chuyển đường dài mới bị luật bắt buộc gắn hộp đen, nhưng hiện nay nó chỉ ý nghĩa để điều tra khi xảy ra tai nạn thôi.