Công Nghệ Công nghệ sơn ?

Hạng D
19/1/04
2.087
11
0
45
Em xin chào đại gia đình OS.

Vừa rồi em có gặp một chú người Thái . Chú ấy bảo là đang cùng với mấy ông bạn có nhà máy chuyên sơn xe cho các hãng xe hơi và xe máy nổi tiếng bên Thái đang chuẩn bị tìm hiểu thị trường để đầu tư vào VN.

"Họ nói sơn bằng công nghệ mới (nhúng cả xe vào bể sơn) thì sơn sẽ được trải đều và vào đều các khe kẽ vừa tiết kiệm được được nhiên liệu vừa tăng thêm độ thẩm mĩ và bền cho khung vỏ xe. Nếu sử dụng công nghệ hiện tại thì sơn sẽ không được đều vì vậy có hiện tượng bị rỉ hay có màu khác nhau.
Về giá thành thì không có gì thay đổi so với công nghệ sơn hiện tại, họ đã liên lạc với mấy hãng xe của ta tại vn và có vẻ ok."

Công nghệ gọi là mới này có ảnh hưởng gì nhiều tới tâm lý người tiêu dùng hay thị trường xe hơi không các bác ?
 
Last edited by a moderator:
RE: Công nghệ sơn ?

Chắc cakhoai muốn nói là nhúng cái body khi mới dập & hàn xong vào bể sơn. Nếu nhúng thế thì phải có công nghệ cao chứ nếu không thì sơn nó chảy thành từng vệt một làm sao mà đẹp được, chưa nói đến khoản tốn sơn nữa.
 
Hạng B2
19/2/05
121
9
18
Ha Noi
RE: Công nghệ sơn ?

Không phải là nhúng cả xe vào bể sơn đâu các Bác ạ:D, chỉ là nhúng phần vỏ của nó vào thôi mà.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Công nghệ sơn ?

Lại " Công nghệ Hóa Màu " kiểu Bồi áp điện tử nữa rồi !!!
24.gif
24.gif
24.gif

Cái chú Người Thái chả hiểu quái gì về sơn cả ! :D

TB : Bác sỹ Mà Tịt có luận án môn học về Công nghệ sơn xe oto , đa phần là tham khảo từ Hãng Merc ( Chỉ có mấy cái bí quyết thì chịu !!!:D ) , Bác nào " Sướng " vụ sơn xe thì hỏi Bác Mà tịt hay mượn tài liệu về đoc . Sẽ hiểu tại sao không thể nào chơi trò " Nhúng" như là nhúng nhựa mấy cái giở xe đạp , mà nếu có nhúng theo kiểu rất hiện đại thì cũng không bao giờ rẻ được , đó là kiểu " Nhúng trong Hơi Sơn "

Lại mạn phép Bác Khoai trích dẫn mấy câu của Nhà Công Nghệ Thái Lan :

""sơn bằng công nghệ mới (nhúng cả xe vào bể sơn) thì sơn sẽ được trải đều và vào đều các khe kẽ ( Sơn bằng công nghệ hiện tại cũng trải rất đều )vừa tiết kiệm được được nhiên liệu ( Bậy )vừa tăng thêm độ thẩm mĩ ( Sai)và bền cho khung vỏ xe. Nếu sử dụng công nghệ hiện tại thì sơn sẽ không được đều vì vậy có hiện tượng bị rỉ ( Bị rỉ là do Công nghệ sơn củ chuối chứ công nghệ hiện tại không có cơ hội để rỉ ) hay có màu khác nhau. ( Bậy ! )
Về giá thành thì không có gì thay đổi so với công nghệ sơn hiện tại ( Chắc không ?? ), họ đã liên lạc với mấy hãng xe của ta tại vn và có vẻ ok." ( Vì họ khôn ! Dân mình hay thích cái mới và hay tin ! Nhưng mà hãng xe nào của ta nhỉ ?? Công nông, Bông sen, hay là Mekong ?)

Chỉ riêng việc đảm bảo dộ dày đồng đều 0,5mm của lớp lót và 0,5 đến 0,8 mm của lớp màu bên ngoài cũng đã là bài toán quá sức của công nghệ " Nhúng Sơn " rồi ! Chưa kể vấn đề xử lý các công đoạn sơn theo từng lớp ( Oto được sơn nhiều lần khác nhau chứ không phải là sơn 1 lần ) và vấn đề khô cục bộ , khô bề mặt làm cho sản phẩm trở thành phế thải !Nhúng sơn có lẽ hay gặp hơn cả ở những đồ dùng thông dụng không đòi hỏi chất lượng bề mặt quá cao .
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
14/3/05
18
0
0
56
TP.Hồ Chí Minh
RE: Công nghệ sơn ?

Công nghệ này đâu có gì là mới đâu bác Cá khoai, bác không thấy người ta tráng men lavabo hay bồn... họ cũng áp dụng công nghệ ... nhúng cả vào đó thôi. Theo tui, CN này nó chỉ được cái nhanh thôi, chứ không kinh tế như bác nghĩ đâu. Kinh tế sao được khi dùng sơn mặt cho cả gầm.v.v.. không đúng công năng thì không tốt được.
 
Hạng D
19/1/04
2.087
11
0
45
RE: Công nghệ sơn ?

chính xác là nó chỉ nhúng phần khung xe thôi.Ông người thái này lại làm về tầu biển nên có lẽ không rõ cũng đúng. Nhưng sơn nhúng em nghĩ là tiết kiệm được hơn chứ vì nếu sơn phun thì sơn sẽ bay ra ngoài. Mong được chỉ giáo từ các bác.
 
RE: Công nghệ sơn ?

trời ạ, đành là nó có bay ra ngoài nhưng lớp sơn của người ta có khỏang 100 micron mà thôi, trong khi bác nhúng cả thân hình em xe vào thì nó dày khoảng 1mm là đủ chết tiền mua sơn rồi ...đã thế lớp ngoài khô rồi mà bên trong vẫn chưa khô --> lớp sơn đó coi như xong (phải cạo ra sơn lại:D)
vả lại với độ hao hụt sơn cho phép (ngoài công trường là khỏang 40%) bác chỉ mất 0.153l/m2 (tức là 6.5m2/liter sơn). Nếu bác nhúng thì mất bao nhiêu sơn bác thử nghĩ xem (chưa ai nhúng như thế bao giờ nên em không có con số để báo cho bác, bác thông cảm nhé, nhưng em nghĩ là sẽ tốn hơn rất nhiều)
 
Hạng C
17/3/04
922
26
18
Vietnam
RE: Công nghệ sơn ?

bmw đời mới dùng công nghệ nhúng nguyên con vào bể đó các bác!Nhưng em chỉ đọc thấy thế thôi,chứ cụ thể thế nào thì chịu chết:D
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Công nghệ sơn ?

Xin được góp nhặt vài điều về sơn xe oto , Bác nào có tài liệu chính xác thì cho biết thêm :
-Sơn oto được tiến hành nhiều lần , bắt đầu từ việc xử lý sạch bề mặt Kim loại , tẩy các các phần tử có khả năng kết hợp với nhau tạo thành hiệu điện thế ( Pin ! ) gây ăn mòn nội tại ( Khác với ăn mòn do môi trường )
-Các lớp phủ thích hợp được sơn phủ dưới nhiệt độ thích hợp , làm nguội theo quy trình nghiêm ngặt về thời gian và tiến độ để tránh biến dạng lớp phủ cũng như như sự co trượt giữa lớp phủ và mặt kim loại , mặc dù có hệ sô giãn nở tương ứng khi chế tạo , mặt Kim loại và lớp phủ vẫn có thể bị " Co , giãn " khác nhau , gây trượt bong với nhau , giảm độ bám dính , tạo điều kiện bị lẫn các bọt khí cực nhỏ , tiền đề của Oxy hóa.
-Lớp sơn phủ lên lớp phủ ban đầu cũng được thực hiện với những yêu cầu tương tự như trên , khó khăn nằm ở chỗ , lớp dưới đã khô , lớp mới sơn lại ứot , tốc độ co khi sơn khô dần và sức căng mặt ngoài khác nhau giữa hai lớp sẽ đưa đến việc khi sơn khô , nhìn nước sơn hơi bị nhăn và dợn sóng nhẹ ...

- Lớp bóng sau cùng cũng phức tạp khong kém : Vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường , tức là cần độ cứng và dẻo thích hợp ..lại vừa phải có đặc tính đàn hồi tốt , thực chất đó là một loại hoá chất tuyệt vời : Mặt ngoài khô cứng nhưng không nứt , mặt trong lại đảm bảo đàn hồi để luôn luôn thích ứng với bề mặt lớp sơn bên trong .
- Cả 3 lớp nói trên lúc nào cũng phải chịu được rung động của vỏ xe nhiều năm liền , biến dạng vì nóng lạnh do thời tiết và sự bào mòn của môi trường .

Nếu định sơn Nhúng thì phải Nhúng rất nhiều lần , như quy trình sơn thông thường , mà đã là nhúng thì độ dày phụ thuộc vào độ kết dính của sơn và chất phủ , độ dày đó không thể khống chế được , trừ phi làm thay đổi độ đậm đặc của sơn , mà làm thay đổi độ đậm đặc bất chấp chất lượng để đạt được độ dày như mong muốn thì chẳng khác nào " Gọt chân cho vừa Giày " . Chưa kể việc trong quá trình sơn , người ta muốn hạt sơn càng nhỏ càng tốt đẻ tránh ảnh hưởng trọng lực gây dồn cục , sơn nhúng sẽ không giải quyết nổi việc này trừ phi nhúng trong Chân không !!???
Còn sơn một lần dày cui và coi như hoàn tất việc sơn thì đó là sơn hàng rào mất rồi !!!:D
 
Last edited by a moderator: