Hạng B2
30/7/07
334
1
18
(LĐ) - Năm 2010 đang tới thì mục tiêu "nội địa hóa" và xây dựng ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam cũng tiến gần đến thất bại.
Nhưng điều đáng nói là sau những năm dài "nuông chiều" với quá nhiều ưu đãi; đến nay, khi không đáp ứng những đòi hỏi vô lý của họ, những DN này "dọa" sẽ thực hiện chính sách nhập khẩu chứ không sản xuất. Phải chăng, cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp ôtô VN đã bắt đầu?
"Nhát kiếm" cuối cùng?

Lần thứ hai trong vòng 2 năm, Bộ Tài chính "nói không" với việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với dòng xe ôtô 6-9 chỗ ngồi.

Cuộc tranh cãi lần thứ nhất xảy ra giữa Bộ Tài chính với Bộ Công Thương vào năm 2008. Khi đó, Bộ Công Thương cho rằng loại xe này đa dụng, có năng lực vận chuyển cao, nằm trong chiến lược nội địa hóa ôtô... Vì thế, cần ưu đãi. Lần thứ hai, VAMA và Toyota châm ngòi khi kiến nghị... thay đổi chính sách thuế được Quốc hội thông qua với "tối hậu thư": Nếu không giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), các DN này sẽ nhập khẩu thay vì lắp ráp.

Lập luận được đưa ra là: Theo cam kết CEPT, thuế NK xe ôtô nguyên chiếc giảm dần xuống 60% vào năm 2013 và xuống 0% vào năm 2018, giá xe NK sẽ giảm dần và đi ngang từ năm 2018. Như vậy, sản xuất trong nước sẽ phải cạnh tranh với xe NK. Nếu được ưu tiên, dòng xe này sẽ tăng nhanh doanh số bán, phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá, hạ giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Theo giới kinh doanh ôtô, rất có thể đây là "nhát kiếm" cuối cùng kết thúc sự "nuông chiều" với các DN. Anh Nguyễn Minh Dung - GĐ một DN kinh doanh ôtô - cho biết: Chúng tôi và cả NTD trong nước "chán ngấy" thói đỏng đảnh, các chiêu làm giá và cả chất lượng xe trong nước. Thực chất những DN này gần như "phi sản xuất", chỉ nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và "chuyển lãi" về DN mẹ. Đồng thuận quan điểm này, một chuyên gia Bộ Công Thương phân tích: Sau rất nhiều nỗ lực, VN đã giảm thuế nhập khẩu xe xuống còn 60% vào năm 2007. Nhưng chưa đầy nửa năm sau, trước sức ép của các DN, thuế nhập khẩu xe đã tăng lên tới 83%.

Từ tháng 3.2009 đến nay, linh kiện ôtô đã 2 lần được giảm thuế nhập khẩu và thuế VAT. Bên cạnh đó, những DN này cũng được hưởng quá nhiều ưu đãi cả về đầu tư, thuế nhập khẩu, gần đây là thuế thu nhập DN... Nhưng thử hỏi, các DN có giảm giá bán cho NTD, có đóng góp đúng cam kết cho ngành công nghiệp ôtô VN? Câu trả lời là không.

Bắt đầu cuộc khủng hoảng?

Theo các chuyên gia, sẽ rất "nực cười" với lập luận của các DN. Đại diện Bộ Tài chính, bản thân Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cũng phản bác khi đặt vấn đề: Với quá nhiều ưu đãi, nhưng sau mười mấy năm (kể từ khi các liên doanh thành lập), các DN chỉ thiết lập được công nghiệp lắp ráp ôtô thay vì xây dựng ngành công nghiệp sản xuất ôtô.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ các cơ quan quản lý mới phát hiện ra "công nghiệp lắp ráp ôtô" chứ không phải "ngành công nghiệp ôtô". Trên thực tế, khủng hoảng này bắt đầu từ lâu; thậm chí là ngay từ năm 2005, khi mà chính sách nội địa hóa không đạt mục tiêu. Thế nhưng, với lập luận của mình, các DN ôtô dường như đang đẩy cuộc khủng hoảng này lún sâu hơn.

Rõ ràng trong suốt thời gian qua, các DN trong nước luôn đòi hỏi và lấy chính sách thuế ra như là tấm lá chắn cho sự yếu ớt. Và sự yếu ớt này thể hiện chính trong lời kêu cứu của VAMA khi mà NTD trong nước đã quay lưng với dòng xe do DN trong nước sản xuất. Kết quả là doanh số sụt giảm thê thảm tới 68% chỉ trong tháng 4.2009. Trong khi đó, dòng xe NK lại có xu hướng tăng mạnh.

Điểm mấu chốt khác để nhận thấy "cuộc khủng hoảng đã bắt đầu" khi mà năm 2010 sắp đến, thế nhưng mục tiêu nội địa hóa 40% - 60%, đáp ứng 30% - 80% nhu cầu (tùy chủng loại) của chiến lược phát triển ngành ôtô VN đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 đã có thể coi là phá sản.

Đến đây, nhiều chuyên gia chợt nhận ra rằng: Việc thực hiện các chính sách ưu đãi của VN đã tạo ra tác dụng ngược và là sai lầm. Bởi lẽ đáng ra, VN cần ưu đãi trong đầu tư, nhưng sòng phẳng trong cạnh tranh theo quy luật thì lại đi nuông chiều và o bế các DN. Từ đây, các DN đã "lợi dụng" ưu đãi, biến nó thành lợi nhuận trước mắt mà không xây dựng ngành công nghiệp ôtô như cam kết phát triển lâu dài. Và khi ưu đãi không còn, cam kết bị phá bỏ thì ngành lắp ráp cũng kết thúc?

Nguồn: http://www.laodong.com....ang/20096/140806.laodong
 
Hạng B2
19/3/09
173
0
16
53
Những vấn đề này giờ mới nhận ra đã là quá muộn nhưng nếu sửa đổi thì muộn vẫn hơn không. Có điều, em chả tin các nhà lãnh đạo lại dốt đến mức gần đây mới ngộ ra.
Cái gì cũng có GIÁ của nó!
 
Hạng B2
28/8/06
454
0
0
Phát triển ngành công nghiệp oto trong 10 năm. Chỉ có tại Việt Nam
:).
Doanh nghiệp oto trong nước: 100% linh kiện nhập từ Tàu
 
Hạng C
30/6/08
542
7
18
49
Thủ đô
Nền công nghiệp oto của VN dựa trên các chính sách thay đổi liên tục của BTC, nó thể hiện sự kém hiểu biết của mấy bác làm chính sách, và hơn nữa lobby ở VN ta có nhiều tác dụng và nhanh lắm. Do vậy, nếu để đợi cái gì đó thay đổi có lợi cho người tiêu dùng, chắc râu dài đến rốn. Thôi đến đâu dùng đấy, chả phải đợi chờ làm gì mệt mỏi các bác nhỉ.
 
VIP CARD MEMBER
5/5/08
1.078
94
48
63
Tp Ho Chi Minh
Tui cũng không tin mấy Ổng không biết.... Chẳng qua là miệng bị "vướng" rồi nên chẳng thà chịu tiếng là ngu chứ nhất quyết không để bị thiệt thòi cho cái hầu bao riêng của mình! Chán!
 
Hạng B2
30/9/08
187
0
0
trungdq nói:
... Thực chất những DN này gần như "phi sản xuất", chỉ nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và "chuyển lãi" về DN mẹ....

Nguồn: http://www.laodong.com....ang/20096/140806.laodong

ranh với xe

Bài này chuẩn không phải chỉnh.
Em xin ví dụ thêm cho sinh động về ý trên.
LD Việtnam góp 30% (thường là bằng đất), Nước ngoài 70% (công nghệ, T.bị)
1. Nhà nước chả thu được bao nhiêu thuế vì đang ưư đãi, lãi thấp
2. Đối tác VN cũng vậy, chả còn lãi nhiều đâu mà chia vì linh kiện nhập từ công ty mẹ hoặc các công ty phụ tùng 100% vốn nước ngoài sở hữu 100% bởi công ty mẹ giá thế nào mà chả xong (lãi của các LD đã ra đi theo con đường mua linh kiện mất rùi), phần lãi thấp lém.
3. Các LD hay có chiêu gửi Nhân viên đi đào tạo nước ngoài, đi nhiều lắm (TOY VN), đi vô tội vạ, sang đó học thì ít dặt dẹo thì nhiều. Vụ đó phí cao lắm, LD phải chịu nhưng đi đâu được ngoài công ty mẹ? Kết quả là tiền của LD cứ chảy về Cty mẹ = nhiều cách hợp pháp, VN ta chả làm gì được.
Vv.. và vv..., Bây giờ mới nhận ra...Tây ló giỏi...
Nhưng dẫu sao có còn hơn không nhiều các bác nhỉ, Công nhân ta làm lắp ráp dây chuyền vẫn hơn đi cày nhìu.
 
Hạng C
14/2/09
789
6
18
49
Phát triển ngành công nghiệp mà chỉ dựa vào chính sách thuế là phi thực tế, ai cũng biết như vậy nhưng tại sao nó vẫn được thông qua và tồn tại đến tận bây giờ??? đơn giản là có nhiều dòng chảy tiền không kiểm soát được mà thôi. Muốn phát triển bất kỳ ngành nào không riêng gì ngành công nghiệp otô thì cái cần nhất chính là thị trường tiêu thụ, chỉ cần có thị trường tiêu thụ đảm bảo người ta bu lại mà sản xuất mà cạnh tranh mà đầu tư không cần phải khuyến khích con khỉ gió gì hết. Một năm VN chỉ tiêu thụ được vài ngàn chiếc ô tô thì bố thằng nào dám đầu tư sản xuất linh kiện ô tô để mà phát triển ngành công nghiệp này. Mấy bác cố tình vẽ voi trên giấy để tiền thiệt chui vào túi, cái này con nít nó cũng biết nhưng quan trọng là "CHỨNG CỨ ĐÂU"
bash.gif
 
Hạng C
30/6/08
542
7
18
49
Thủ đô
Càng nói càng buồn. Không biết đến đời con mình đi xe đẹp với giá vài k$ có được không nhỉ?
 
Hạng B1
23/1/08
85
0
6
Em có biết một công ty Hà lan sản xuất và phân phối vật tư ngành điện ở phía Nam. Sau một thời gian hoạt động không hiệu quả họ gửi báo cáo về công ty mẹ đại ý rằng:
Muốn vào các dự án của VN thì phải chung chi và bôi trơn.
Hãng mẹ trả lời rằng. Ngòai kinh doanh chúng ta còn có mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển KHCN, phát triển xã hội ở nước sở tại. Chúng ta không thể đi ngược lại nỗ lực làm minh bạch xã hội ở đó. Lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất.
Cuối cùng họ rút về và đầu tư vào nước láng giềng của ta.
Tây họ văn minh thế.
 
Last edited by a moderator: