Bàn về công suất thì em xin đưa ý kiến thế này: Đọ vọt phần lớn là do trọng lượng xe (tự trọng) và moomen xoắn quyết định. Công suất thì chỉ thật sự dùng khi các bác muốn chạy hết tốc lực của xe thôi.
Động cơ xe Mazda M3 1.6 mà 104hp thì có phần đáng buồn vì sự tụt hậu trong công nghệ. Em nhớ ngày xưa (năm 2001-2002) xe Fiat Siena 1.6 đã đạt ngưỡng 100hp (tuy đời 2001 nhưng cộng nghệ thì chắc 97-98). Đến khi Vios xuất hiện ở Việt Nam thì máy 1.5L đã đạt 105hp nhờ công nghệ VVT-i với trọng lượng chỉ 950kg.
Khi so sánh độ vọt của 2 xe (đặt biệt là với đường xá đô thị của Việt Nam mình) thì chỉ cần quan tâm đến moomen xoắn và trọng lượng. Để biết trọng lượng xe quan trọng đến mức nào thì các bác cứ thử so sánh độ vọt của xe máy Mio và Nouvol đời đầu,dùng chung máy nhưng khi lắp lên 2 xe khác nhau thì cảm giác chạy hoàn toàn khác nhau!
Nói về công suất và momen xoắn thì thường là tỉ lệ thuận (máy có hiệu suất tốt hơn sẽ có công suất và mô-men xoắn cao hơn). Nhưng trong thiết kế động cơ thì lại tỉ lệ nghịch. Em xin giải thích vấn đề này như sau:
-Chúng ta đều biết thể tích buồng đốt (trong động cơ piston là hình trụ) được tính bằng diện tích bề mặt piston nhân với hành trình di chuyển của piston trong xy-lanh. Vậy với cùng 1 thể tích (vd 1600cc) chúng ta có 2 cách thiết kế động cơ: 1 là đường kính piston lớn ==> diện tích bề mặt piston lớn và khoảng di chuyển piston nhỏ ngay ngược lại.
-Sự khác biệt của 2 cách thiết kế này là nếu bề mặt piston lớn và khoảng chạy nhỏ==>cho ra tua máy nhanh hơn==>công suất cao hơn (về lý thuyết động cơ có vòng tua càng cao càng có công suất cao nhé các bác,giống như xe F1 máy nhỏ mà công suất cao và vòng tua lên đến hơn 20,000 v/ph). Nhưng khuyết điểm của loại này là mô-men xoắn thấp và hao nhiên liệu (có lẻ do sự di chuyển quá nhanh của piston làm giảm hiệu suất đốt cháy nhiên liệu <== xăng chưa kịp cháy hết đã bị tống ra ngoài ở vòng tua máy cao)
-Nếu ngược lại thiết kế động cơ có đường kính piston nhỏ nhưng khoảng chạy dài sẽ cho mô-men xoắn cao (đơn vị tính thường là Nm,có nghĩ công thức tính là lấy công sinh ra nhân cho chiều dài cánh tay đòn). Vì thế khoảng chạy càng lớn sẽ có cánh tay đòn dài hơn dẫn đến mô-men xoắn cao hơn. Ưu điểm là tiết kiệm nhiên liệu hơn nhưng lại có vòng tua thấp--->công suất thấp.
Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng loại xe và đối tượng khách hàng cụ thể (xe cần tải nặng,xe cần tốc độ,xe cần khỏe không cần quá nhanh như xe Bentley và xe cần nhanh Ferari hay Lambor đều máy V12 6.0L nhưng công suất và tốc độ khác nhau). Các kỹ sư thiết kế sẽ phải tính toán sao cho phù hợp nhất!
Toyota là hãng xe nổi tiếng trong việc tìm ra được công thức hoàn hảo trong thiết kế động cơ và thiết kế (không quá xấu,không quá đẹp,không quá nhanh cũng không quá mạnh). Động cơ xe Toyota thường có công suất không thuộc hàng đỉnh nhưng lại có mô-men cao và xe nhẹ==> cho các bác cảm giác tăng tốc (depa) nhẹ nhàng,dễ điều khiển.
Thêm 1 ví dụ điển hình cho các bác dễ hình dung là xe Honda Dream và Kawasaki Max hay Future đời đầu và Suzuki Viva. Honda cũng giống như Toyota là tìm ra được công thức phù hợp với điều kiện vận hành của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung là đường đô thị,cần mô-men xoắn hơn công suất. Các xe máy của Honda thường chọn phương án đường kính piston nhỏ,khoảng chạy dài để có sự linh hoạt khi tăng tốc (mô-men cao) và tiết kiệm nhiên liệu cùng độ bền (không cần chế tạo piston trọng lượng nhẹ vì tua máy không cao mà định luật muôn thủa trong kỹ thuật muốn đồ nhẹ mà chịu lực tốt thì chi phí cao,chi phí thấp mà muốn nhẹ thì độ bền phải giảm). Nên xe Viva hay Max mà dùng để chạy nhanh,đường trường thì Wave,Dream,Furture hoàn toàn không có cửa nhưng nói về độ bền và tiết kiệm đôi khi là depa tốt thì xe Honda lại hoàn toàn chiếm ưu thế!
Thêm về phần so sánh,lại có thêm 1 khía cạnh thế này: đôi khi sự chênh lệch công suất (10-20hp) không quan trọng bằng biểu đồ thể hiện động cơ. Em diễn giải thế này,vd xe bác có thể đạt 130hp ở 6000v/ph nhưng công suất tăng điều từ 1000v/ph - 6000v/ph còn xe em chỉ có maximum 110hp cũng ở 6000v/ph nhưng biểu đồ công suất của em đạt được 100hp tại vòng tua 3000v/ph và tăng đều lên đến 110hp ở 6000v/ph. Vậy tuy công suất tối đa xe em thấp hơn bác nhưng khi động cơ đạt vận tốc 3000v/ph xe em đã đạt 90% công suất tối đa trong khi xe bác lúc đó mới chỉ đạt 40-50% công suất thì xe bác chạy thế nào bằng xe em??? Bác chỉ hơn em nếu cả 2 cùng chạy max speed thôi,còn chạy kiểu đường Việt Nam tăng giảm ga liên tục thì chắc chắn xe bác thua xe em xa lắc.
Năm 2009 khi em chọn mua xe cho bà chị em cũng dựa vào biểu đồ này 1 phần để quyết định lấy xe Lancer IO mà không chọn Civic (cùng 2.0 và 154hp,option như nhau). Kết quả thì bác nào có dịp chạy qua cả 2 em sẽ rõ.
Đôi lời chia sẻ với anh em thế thôi chứ nói sâu vào chuyên môn động cơ thì nói đến sáng cũng chưa hết các bác à. Em chỉ nói ra để các bác có cái nhìn khách quan khi lựa chọn xe (nếu có quan tâm đến độ mạnh yếu).
Chính xác nhất khi so sánh giữa 2 xe là leo lên chạy thử,thấy xe nào phê hơn thì múc thôi chứ mình có đua với ai đâu mà tính toán hơn thiệt nhau đôi ba mã lực và vài giây ngắn ngủi?
* Những lời nói trên hoàn toàn là ý kiến chủ quan của riêng em. Nói ra để các bác tham khảo,không hẳn những điều em nói là ĐÚNG. Mong các bác không quá xem trọng chuyện đúng sai.
Thân,