Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Bùi định ngâm cứu làm lông à? Xuất hay nhập đới.
Vài năm nữa ngập nặng lấy gì xuất, ăn k đủ nhỉ...
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Đây thấy có bài "No k bằng năm ngoái" nà:
http://vneconomy.vn/20120...ong-bang-nam-ngoai.htm

Được hỗ trợ từ yếu tố tăng giá, xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2011 có mức tăng trưởng kim ngạch gần 28% so với năm trước đó. Tuy nhiên, xu hướng sụt giảm về lượng và giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản xuất hiện kể từ khoảng quý 4/2011 đã ảnh hưởng mạnh đến dự báo triển vọng năm 2012.

Bản tin phân tích và dự báo thị trường một số nông sản quý 4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận về triển vọng xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2012 có khả năng không duy trì được như năm ngoái.

Chẳng hạn với gạo, ở kịch bản lạc quan nhất, xuất khẩu mặt hàng này có thể chỉ tương đương năm ngoái; cao su cũng đứng trước khả năng sụt giảm kim ngạch hơn 1 tỷ USD; cà phê dự báo “mất” khoảng 700 triệu USD; hạt tiêu giảm 1/3 sản lượng xuất khẩu…

“Khủng hoảng kinh tế tài chính ở một số khu vực, biến động thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ vẫn là những yếu tố tác động đến sản xuất và xuất khẩu nông sản”, bản tin của Bộ nhìn nhận.

Xuất khẩu gạo đạt khoảng 6,8-7,3 triệu tấn

Trong dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu của năm 2012 có thể dao động ở mức 6,8-7,3 triệu tấn. Trước đó, cũng Bộ này cho biết, Lượng gạo xuất khẩu cả năm 2011 ước đạt 7,2 triệu tấn, với kim ngạch 3,7 tỷ USD.

Dữ liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam cho thấy, kể từ tháng 9/2011, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đột ngột sụt giảm mạnh, sau khi Ấn Độ và Pakistan tham gia thị trường này với giá bán rất cạnh tranh.

Cũng trong giai đoạn cuối năm ngoái, thị trường lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long khá trầm lắng, giá gạo nguyên liệu cũng như gạo thành phẩm đều có xu hướng giảm.

Chẳng hạn, giá gạo nguyên liệu làm ra gạo 5% tấm chỉ còn 8.100 đồng/kg vào 26/11/2011, trong khi khoảng 1 tuần trước đó còn đạt gần 10.000đồng/kg. Tương tự, giá các loại gạo khác cũng giảm mạnh vào thời điểm cuối năm. Điều này được giải thích là do năng suất vụ lúa tại đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh.

Với triển vọng thị trường gạo thế giới năm 2012, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa gạo niên vụ 2011/12 có thể đạt 460,8 triệu tấn, tăng khoảng 2% so với niên vụ 2010/11.

Trong khi đó, tiêu dùng toàn cầu niên vụ 2011/12 đạt 458,1 triệu tấn, tăng 2% so với niên vụ trước. Dữ trữ gạo cuối kỳ toàn cầu dự kiến đạt 99,5 triệu tấn trong niêm vụ 2011/12, tăng 3% so với niên vụ 2010/11.

Về thương mại, cũng nguồn tin trên cho biết, sản lượng lúa gạo xuất khẩu được dự báo tăng cho Ấn Độ (khối lượng xuất khẩu tăng 700 ngàn tấn, đạt 4,5 triệu tấn), Pakistan (khối lượng gạo xuất khẩu năm 2012 cũng được dự báo tăng 750 ngàn tấn so với năm 2011).

Tuy nhiên, khối lượng gạo xuất khẩu được dự báo giảm cho 2 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới là Việt Nam và Thái Lan trong năm 2012. Trong đó, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo giảm 300 ngàn tấn, khối lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan dự báo giảm 2,5 triệu tấn.

Đáng lưu ý là khối lượng gạo nhập khẩu của một số nước nhập khẩu chính trên thế giới cũng được dự báo giảm mạnh trong năm 2012. Với Indonesia, dự báo nhập khẩu gạo của quốc gia này sẽ giảm 1,775 triệu tấn, so với mức 2,775 triệu tấn năm 2011, ước đạt 1 triệu tấn (do dự báo sản xuất tăng trong năm 2012).

Nhập khẩu gạo của Bangladesh có thể chỉ đạt 750 nghìn tấn vào năm 2012, giảm 650 ngàn tấn so với mức 1,4 triệu tấn năm 2011. Ngoài ra dự báo nhập khẩu giảm tại Iraq và Nigeria.

Ngược lại, một số quốc gia khác lại được dự báo khối lượng nhập khẩu gạo năm 2012 tăng như trường hợp Philippines tăng 700 ngàn tấn và đạt 2,2 triệu tấn; Brazil khối lượng nhập khẩu tăng 10 ngàn tấn và đạt 550 ngàn tấn…

Xuất khẩu cà phê lui về mức 2 tỷ USD

Với cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức của năm 2011, cũng theo Bộ này là khoảng 2,7 tỷ USD.

Quan ngại lớn nhất đối với mặt hàng này là xu hướng giá thế giới giảm, trong khi khả năng sản lượng trong nước năm nay sẽ không bằng năm ngoái.

Trong năm 2011, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động tăng liên tục trong giai đoạn 4 tháng đầu năm và đạt đỉnh ở mức 247,63 US cents/lb vào ngày 3/5, tăng 25,1% so với mức giá đạt được hồi đầu năm.

Tuy nhiên, kể từ sau mức đỉnh cao này, giá cà phê thế giới đã liên tục điều chỉnh giảm do tác động của các thông tin tích cực về sản lượng của các quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Braxin, Việt Nam…

Bên cạnh đó, những lo ngại về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn còn tiếp diễn và việc đồng USD tăng giá so với đồng Euro làm cho giá cà phê tính theo đồng USD trở nên đắt đỏ hơn.

Chỉ số giá cà phê tổng hợp theo ngày của ICO xuống mức thấp nhất là 183,28 US cents/lb trong ngày 16/12, giảm tới 26% so với mức giá cao nhất mà thị trường đã đạt được trong ngày 3/5. Ngày 22/12, chỉ số giá tổng hợp của ICO đang đứng ở mức 185,55 US cents/lb, giảm 6,3% so với mức giá đạt được hồi đầu năm 2011.

Về sản xuất, theo dự báo của Tổ chức Cà phê quốc tế ICO, sản lượng cà phê Việt Nam trong niên vụ 2011/12 sẽ chỉ đạt 18,5 triệu bao (tương đương 1,11 triệu tấn), giảm 5% so với sản lượng của niên vụ trước.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra dự báo lạc quan hơn về mức sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2011/12 với mức 20,6 triệu bao (tương đương 1,24 triệu tấn).

Việc giảm sản lượng cà phê cũng được dự báo cho thị trường toàn cầu trong năm nay. ICO cho rằng, sản lượng cà phê phân theo hai chủng loại Arabica và Robusta trong niên vụ 2011/12 sẽ đạt lần lượt 79,6 và 48,9 triệu bao, giảm tương ứng 4,3% và 2,1% so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, Morgan Stanley có dự báo tích cực hơn cho xu hướng giá cà phê năm nay. Theo tổ chức này, giá cà phê trên thị trường thế giới có thể tăng trong năm 2012 do nguồn cung tại Braxin, Việt Nam và Colombia sụt giảm, trong khi nhu cầu tiếp tục gia tăng.

Cao su có thể chỉ đạt kim ngạch 2,1 tỷ USD

Mức dự báo “bi quan” nhất rơi vào mặt hàng cao su. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh về sản lượng và kim ngạch, năm 2012 được nhìn nhận không có nhiều thuận lợi đối với mặt hàng nông sản chủ lực này của Việt Nam.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, khối lượng cao su xuất khẩu năm 2012 có thể đạt hơn 880 nghìn tấn, cao hơn mức 846 nghìn tấn của năm 2011, nhưng giá trị kim ngạch chỉ ở mức trên 2,1 tỷ USD, tức giảm khoảng 1,2 tỷ USD so với con số ước tính của Bộ này cho năm ngoái.

Quan ngại trên xuất phát từ xu hướng giá trên thị trường thế giới gần đây có nhiều biến động. “Giá cao su thế giới chịu tác động lớn bởi những biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như khủng hoảng kinh tế thế giới, giá dầu, giá vàng...”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý.

Giá cao su kỳ hạn tại thị trường Tokyo ngày giao dịch đầu tuần từ 19-22/12/2011 tiếp tục đà giảm của tuần trước do lo ngại khả năng một loạt các nước khu vực đồng tiền chung Châu Âu có thể bị hạ xếp hạng tín dụng làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị chậm lại vào năm tới.

Tại sàn giao dịch Thượng Hải giá cao su tất cả các kỳ hạn cũng đồng loạt giảm sau khi có một phiên tăng nhẹ vào cuối tuần trước, xuất phát từ dự báo sản xuất của Thái Lan trong năm 2012 có thể đạt con số 3,15 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2011.

Trong khi đó, theo dự báo mới nhất của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), năm 2012 sản lượng cao su thiên nhiên sẽ tăng khoảng 6% đạt khoảng 10,3 triệu tấn, trong đó hai nhà cung cấp Thái Lan và Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao.

Theo tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), tổng cung ứng cao su thiên nhiên trên thế giới có thể tăng 30% vào năm 2015 và tăng khoảng 50% vào năm 2020 do diện tích trồng mới tăng mạnh, ước tăng khoảng 6 lần so với năm 2000.

Năm 2012, dự báo nhu cầu cao su tiếp tục tăng trong đó nhu cầu đối với mặt hàng cao su tổng hợp sẽ tăng 5% trong năm 2011 và tăng 9% trong năm 2012. Trong khi nhu cầu cao su thiên nhiên tăng với tốc độ thấp hơn với mức tăng 3,8% trong năm 2011 và 5,4% vào năm 2012.

Dự báo nhu cầu cao su toàn cầu (bao gồm cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp) đạt 25,7 triệu tấn trong năm 2011 và 27,6 triệu tấn vào năm 2012.

Xuất khẩu hạt điều dự báo đạt 1,75 tỷ USD

Tuy nhiên, xuất khẩu hạt điều lại được dự báo với triển vọng khá lạc quan, cả về mặt sản lượng và kim ngạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng xuất khẩu hạt điều của năm 2012 có thể đạt hơn 200 nghìn tấn với trị giá 1,75 tỷ USD, tăng khá cao so với con số tương ứng 178 nghìn tấn và 1,5 tỷ USD của năm 2011

Dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỏ ra khá khác biệt với tình hình trong nước và thế giới hiện nay, khi giá giao dịch điều nhân đang giảm, sản lượng trong nước dự kiến sẽ giảm. Tuy nhiên, kịch bản tăng nhập điều khô để tái xuất có thể là dữ liệu được đưa vào trong kịch bản nói trên.

Khép lại năm 2011, thị trường hạt điều thô thế giới diễn ra khá trầm lắng. , khi các nhà bán lẻ lưỡng lự không muốn ký hợp đồng với khối lượng lớn do lo ngại tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và những bất ổn của nền kinh tế thế giới khiến tiêu thụ giảm.

Hiện các nhà chế biến vừa và nhỏ đang mua hạt điều thô của Indonesia và Tanzania với mức giá từ 1.475 đến 1.525 USD/tấn (C&F). Tại thị trường Delhi-Ấn Độ, giá điều nhân nội địa loại W240 ngày 24/12 đạt mức 550 Rupi/kg, giá điều nhân loại 2 mảnh vỡ đạt 410 Rupi/tạ tương đương với mức giá thời điểm đầu năm. Điều nhân loại W320 có khối lượng giao dịch lớn nhất, hiện có mức giá 500 Rupi/tạ, tăng 10% so với đầu năm tuy nhiên giảm 12,7% so với mức giá cuối quý 3/2011.

“Hầu hết các nhà chế biến ở Ấn Độ và Việt Nam đang hạn chế mua vào do mức giá điều thô đang ở mức cao trong khi giá điều nhân xuất khẩu giảm”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết.

Trên thị trường điều nhân xuất khẩu cũng chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh, giá điều nhân thế giới loại W320 hiện dao động từ 3,65-3,7 USD/lb. Giá điều xuất khẩu loại W240 của Ấn Độ đạt 3,9 USD/lb; loại W320 đạt 3,7 USD/lb, giảm 5-10% so với mức giá đầu năm 2011.

Theo dự báo của Hiệp hội Hạt và trái cây khô quốc tế (INC), tổng sản lượng điều nhân thế giới niên vụ 2011/2012 đạt 491,4 ngàn tấn, tăng 4,2% so với niên vụ 2010/2011. Sản lượng điều nhân của Indonesia và Braxin tăng mạnh trong năm 2012 với mức tăng tương ứng là 50% và 62,8% so với năm 2011.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, diện tích điều đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 tổng diện tích điều cả nước ước đạt 360,3 nghìn ha, giảm 5% so với năm 2010 và giảm 10% so với năm 2009.

Nguyên nhân là do các vườn điều có diện tích già cỗi khiến năng suất thấp. Thêm vào đó trong những năm gần đây, cây điều không cho hiệu quả kinh tế cao như các cây trồng khác nên người nông dân đã chặt bỏ để trồng các cây trồng khác như cao su, cà phê, hồ tiêu…

Với các mặt hàng nông sản khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của năm 2012 có thể giảm khoảng 1/3 so với năm ngoái, ước đạt gần 86 nghìn tấn; giá trị kim ngạch cũng chỉ còn khoảng 619 triệu USD, thay cho 736 triệu USD, do có những sụt giảm về nguồn cung trong nước.

Xuất khẩu chè trái lại có thể tăng về sản lượng, dự báo đạt khoảng 140 nghìn tấn (năm ngoái là 131 nghìn tấn), nhưng giá trị kim ngạch thì đuối hơn với 190 triệu USD (năm ngoái là 198 triệu USD).

Riêng mặt hàng thủy sản tiếp tục được dự báo tăng trưởng ở mức khả quan, ước có thể đạt 6,6 tỷ USD thay cho mức khoảng 6,1 tỷ USD của năm ngoái. Trong năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam không chỉ tăng khá ở những thị trường truyền thống mà còn mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Nigieria...
 
Hạng B2
25/3/11
137
0
0
Bac ve que em SaDec di bac ,chuyen ve xuat khau luong thuc do !!
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Nhưng thấy còn nhiều ngành bơi khéo vẫn OK nhỉ:
http://danviet.vn/123567p...ieu-mat-hang-ty-do.htm

15/02/2013 | 07:52

<h1>Xuất khẩu nông sản 2013: Nhiều mặt hàng tỷ đô</h1> (Dân Việt) - Dù kinh tế khó khăn, nhưng năm 2012 vẫn là năm đầy thành công cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu (XK) của Việt Nam. Liệu XK nhóm mặt hàng này có tiếp tục vượt khủng hoảng, làm nên các kỳ tích?
NTNN đã có cuộc trao đổi với bà Dương Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) xung quanh vấn đề này...


Thưa bà, thành công trong XK các mặt hàng nông sản sẽ tạo thuận lợi gì cho XK nhóm mặt hàng này năm nay?
- Có thể nói, năm 2012 là năm có nhiều kỷ lục về XK ở nhiều ngành hàng nông sản. Trước hết là kỷ lục XK gạo. Cà phê cũng là một mặt hàng nông sản chủ lực có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng XK lần đầu tiên giá trị XK vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD. XK cao su không chịu thua kém về mặt tăng sản lượng, với việc lần đầu tiên đạt mức 1 triệu tấn. Năm 2012 cũng ghi nhận kỷ lục về lượng trong XK hạt điều.

Tatnien_10_gao2.jpg

Xuất khẩu nông sản tại cảng Hải Phòng.

Nhưng mức tăng sản lượng XK ấn tượng nhất là ở nhóm hàng sắn. Năm 2012, sắn đã đạt kỷ lục XK 3,898 triệu tấn, tăng 58,9% so với cùng kỳ 2011, vượt xa kỷ lục về lượng của cả năm 2011 là 2,68 triệu tấn. Với lượng XK tăng rất mạnh như trên, XK sắn cũng đã lần đầu tiên lọt vào nhóm mặt hàng "tỷ đô". Hai nhóm hàng nông sản chủ lực là gỗ và rau quả, giá trị XK cũng có sự tăng trưởng khá để đạt những kỷ lục mới. Với những kỷ lục như trên, các mặt hàng nông sản chủ lực sẽ tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới trong năm nay.

Nhưng nhìn kỹ vào từng ngành hàng nông sản chủ lực XK này, lại thấy chủ yếu là tăng về lượng, còn về "chất" vẫn có nhiều hạn chế; nghĩa là XK các mặt hàng nông sản của ta chưa thật bền vững. Điều này sẽ gây khó khăn gì cho năm 2013, thưa bà?
- Công bằng mà nói, tuy có nhiều mặt hàng nông sản xếp nhất nhì thế giới về XK, song đến nay, nông sản VN XK vẫn chưa làm chủ được thị trường thế giới. Hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh về số lượng, nhưng giá trị lại tăng rất thấp, không tương xứng với sản lượng.
Điều này cho thấy thực tế là, nhiều mặt hàng nông sản XK của nước ta đang chạy đua với thế giới về lượng, còn chất thì vẫn chưa được cải thiện. Chúng ta mới chỉ XK nguyên liệu thô, không có thương hiệu, giá trị gia tăng thấp, kinh doanh kém hiệu quả. Nếu không sớm cải thiện những "lỗ hổng" này thì đến lúc nào đó, XK nông sản của chúng ta sẽ rất khó khăn vì không thể cứ tăng mãi về lượng được.

Vậy theo bà phải làm sao để XK nông sản VN của chúng ta bền vững, thực sự đem lại lợi ích lớn?
- Tôi cho rằng, các mặt hàng nông sản XK của ta đã đến lúc nên phát triển về "chất". Chúng ta cần phải đưa ra chiến lược XK nông sản khôn ngoan bằng cách nâng cao chất lượng, giá trị. Để duy trì, nâng cao vị trí thống lĩnh thị trường nông sản thế giới, mang lại lợi ích xứng đáng cho nông dân, đòi hỏi ngành công nghiệp chế biến cũng phải tăng tốc để nông sản VN thoát cảnh xuất thô.
Bên cạnh việc khơi thông thị trường, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp XK nông sản thì việc tận dụng các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là những giải pháp chính để đạt được mục tiêu XK nông sản trong năm 2013. Thực tiễn những năm qua, khả năng tận dụng tốt những cơ hội do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã giúp kim ngạch XK của VN liên tục tăng trưởng. Cụ thể, từ 48,6 tỷ USD năm 2007 thì sau 5 năm gia nhập WTO, kim ngạch XK đã tăng lên mức 114,6 tỷ USD vào năm 2012, với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả giai đoạn vào khoảng 21,6%/năm. Trong đó, kim ngạch XK tăng dần hàng năm đã đưa nước ta vào nhóm các nước XK hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su...

Bà có dự báo gì về tình hình XK của một số mặt hàng cụ thể trong năm nay?
- Dự báo XK nông sản năm 2013 sẽ tiếp tục gặp khó về giá và thị trường. Đến thời điểm này, vẫn chưa có hợp đồng XK gạo số lượng lớn nào được chuyển qua năm 2013, khó khăn của nhiều doanh nghiệp XK gạo hiện nay là thiếu hợp đồng với số lượng lớn, XK chủ yếu thông qua hợp đồng thương mại, số lượng nhỏ, giá thấp và rủi ro cao. Hay mặt hàng cao su, nhiều khả năng giá mủ cao su tiếp tục ở mức thấp trong năm 2013 do tín hiệu phục hồi của các thị trường nhập khẩu chưa khả quan. Mặt hàng hạt tiêu dù XK tốt nhưng doanh nghiệp hiện mới chỉ quan tâm vào một số thị trường truyền thống, không mở rộng được thị trường mới...

Vậy Bộ Công Thương có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho XK nông sản năm nay?
- Bộ Công Thương sẽ tăng cường xúc tiến thương mại cấp quốc gia, nhất là với các nước khu vực châu Phi có nhu cầu nhập gạo thường xuyên để ký kết thỏa thuận thương mại gạo theo các hợp đồng Chính phủ, hạn chế mua bán qua trung gian. Chúng tôi cũng nhận được đề xuất của VFA về việc cho phép doanh nghiệp được XK các loại gạo nếp, tấm, gạo thơm vào thị trường XK gạo có hợp đồng tập trung (thị trường do VFA chỉ định đầu mối).
Bộ NNPTNT cũng cần định hướng cho người nông dân tăng sản lượng lúa chất lượng cao, nhất là lúa thơm để nâng cao giá trị sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường cao cấp, hạn chế cạnh tranh ở thị trường giá thấp. Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng đang kiến nghị Chính phủ xem xét cho doanh nghiệp ngành nông nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi (cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều, thủy sản...) nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và XK. Tôi cho rằng, nếu thực thi các giải pháp đồng bộ thì XK nông sản năm nay vẫn sẽ khả quan.
Xin cảm ơn bà!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
18/7/12
1.153
1.054
143
HCMC
Một số công ty chuyên về hàng sấy khô xuất khẩu em thấy làm ăn ngon. Có nhà máy chế biến luôn
 
Hạng B2
9/9/12
439
1
18
38
Năm kia em có cộng tác xuất Gạo sang Thổ, giá lên vù vù nên rất khó làm
 
Hạng B2
26/12/12
329
1
0
Cụ Bùi nói:
hugo boss nói:
Cụ hỏi thật hay đùa vậy ah?
Thấy nhiều người nói cụ có mấy chục tỷ, thì chia ra đem đi gửi mấy ngân hàng. Tiền lãi một tháng mấy trăm triệu nữa đủ cho bác sống dư dả qua giai đoạn khó khăn.
Em hỏi trong FI là em hỏi thật :) chứ không như em hỏi bên CNL :D:D:D

Giữ tiền trong ngân hàng....khổ lắm cụ ạ. Chả sướng gì! Em nói thật, sáng nào em dậy em cũng cảm thấy mình như một thằng thất bại vì thế là đã qua thêm 24h nữa mà chưa nghĩ ra làm thêm được một cái gì. :mad::mad::mad:

Hồi sinh viên nghèo, nghĩ giàu sẽ sướng. Đến lúc có tí tiền, vẫn nghĩ có nhiều hơn thì sẽ sướng. Phấn đấu mãi cũng có của ăn của để, đến lúc này mới phát hiện ra có tiền....chẳng sướng.

Thà cứ sáng nhở nhơ ngậm tăm xỉa răng đi làm. Trưa chắp hai tay sau đít đi lươn phươn ăn trưa. 3-4h chiều nhớn nhác về oánh banh với gõ bóng. Tiền tài chỉ vừa đủ xài, không thiếu mà cũng không thừa, ngẫm ra thấy sướng hơn. :mad:

Thôi, không buôn than! Quay lại chủ đề chính. Giá gạo lên, giá lâm sản, thủy sản cũng lên, trong khi đấy Việt Nam mình cứ nhắm mắt xuất thô mà chưa xuất tinh, xuất sản phẩm nào ra hồn bao giờ. Nay có tí tiền, em không biết có nên nghĩ đến cái lớn lao một tí không không lại vun vun vén vén lo mấy cái business bé tí ti :(:(:(

Nhà mình có ai trên này tham gia vào chuỗi cung ứng nông-lâm-thủy-hải sản không cho em tí kiến thức và kinh nghiệm với!
Vậy cụ muốn làm cái gì để lại cho đời, cho cộng đồng rồi. Chứ tầm cụ thiếu gì cách để tiền đẻ ra tiền.
Hay cụ lập quỹ đầu tư kinh doanh cho những người có ý tưởng mà không có vốn (mỗi xuất đầu từ từ 200 --> 300triệu chẳng hạn). Tất nhiên là những ý tưởng khả thi, dành cho người chịu khó, và dĩ nhiên nữa là quỹ của cụ nắm cổ phần chi phối. Rủi ro cũng cao nên phải sàng lọc những ý tưởng sinh ra lợi nhuận + người thực hiện ý tưởng tôt. Làm thế vừa được tiếng vừa được miếng.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Dzung Khung nói:
Một số công ty chuyên về hàng sấy khô xuất khẩu em thấy làm ăn ngon. Có nhà máy chế biến luôn
Bài này hơi cũ:

<h1>Xuất khẩu trái cây sấy khô: Yếu ở nguyên liệu</h1> KTNT - 23 tháng trước


Chế biến chuối XK tại Cty TNHH M.T (Mỹ Tho-Tiền Giang). KTNT - Nếu quy hoạch tốt vùng nguyên liệu mít và chuối phục vụ ngành công nghiệp chế biến trái cây khô xuất khẩu (XK) thì nhiều gia đình ở Nam Bộ có thể giàu lên nhờ hai loại cây trồng truyền thống này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp (DN) chuyên chế biến trái cây khô XK cho rằng, hiện nay các loại cây trồng trên chưa được đầu tư thỏa đáng.

[blockquote]
Cung chưa đủ cầu

Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc Công ty Vinamit, vùng nguyên liệu của công ty có thể tự chủ được trên 50% nguyên liệu. Hiện, nhà máy của Vinamit ở Bình Dương có công suất chế biến 6.000 tấn sản phẩm/năm. Sắp tới, công ty sẽ xây dựng thêm nhà máy ở Đắk Lắk (công suất 10.000 tấn/năm) và dự kiến xây dựng một nhà máy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, công suất 3.000 tấn/năm, nên nhu cầu mít, chuối nguyên liệu là cực kỳ lớn. Ông Viên cho hay, do nguồn cung trong nước không đủ nên năm qua công ty phải nhập thêm 2.000 tấn khoai môn từ Trung Quốc. Vinamit dự kiến nhập mít từ Ấn Độ để có đủ nguyên liệu chế biến.

Ông Đinh Tiên Phong, đại diện Công ty TNHH Long Uyên (Long An) nhận định, nhiều mặt hàng quả chế biến sấy khô đang được ưa chuộng tại Trung Quốc. Ông Phong dự báo, trong các tháng tới, nhu cầu sản phẩm loại này sẽ còn tăng mạnh, vì thế các DN sản xuất, kinh doanh, chế biến trái cây XK sẽ liên tục đẩy mạnh thu mua với số lượng lớn. Do chưa chủ động được vùng nguyên liệu nên nhiều DN vẫn phải chịu cảnh "ăn đong", khi vào vụ cao điểm thường phải nhập nguyên liệu với giá khá cao.

Phân tích nguyên nhân tại sao mít, chuối, khoai môn… những loại cây dễ trồng ở Việt Nam nhưng các DN không tích cực mở rộng vùng nguyên liệu, theo ông Viên, lý do chính là vì chúng ta thiếu những giống cây có chất lượng, năng suất cao. Chất lượng trái cây không đồng đều, sản lượng bấp bênh nên rất khó đưa vào sản xuất lớn. Chưa kể, dù đã rất cố gắng nhưng mối liên kết giữa doanh nghiệp và người dân vẫn còn lỏng lẻo do thói quen canh tác và buôn bán qua thương lái. Một lượng lớn nông sản chế biến của Vinamit vẫn phải mua qua thương lái dù công ty đã đặt trạm thu mua tại địa phương.

Nhu cầu sẽ tăng mạnh
Theo báo cáo của các DN, trong vòng vài năm trở lại đây, việc XK các mặt hàng hoa, quả sấy khô có mức tăng trưởng khá mạnh. Các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU rất ưa chuộng trái cây sấy khô của Việt Nam. Một số sản phẩm mang thương hiệu Vinamit, Deltafood đã có mặt ở các siêu thị của Trung Quốc và nhiều nước châu Âu. Tính đến hết tháng 5/2011, kim ngạch XK các mặt hàng rau quả tươi và chế biến của cả nước đạt 221,4 triệu USD. Trong đó các nhóm hàng trái cây sấy khô như mít, dứa, chuối và bí ngô thái lát đóng góp đáng kể do giá trị XK cao hơn nhiều so với trái cây tươi.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam (Vinafruit) cho hay, do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia tăng mạnh, nên có thể giá trị kim ngạch XK rau, hoa, quả trong năm 2011 sẽ đạt từ 500 - 510 triệu USD và 1,2 tỷ USD vào năm 2020. Theo ông Kỳ, thời gian tới, các mặt hàng như trái cây đóng hộp, trái cây sấy khô, khoai lang sấy khô và dưa chuột đóng hộp vẫn là những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, một số loại trái cây như thanh long, bưởi, nhãn, sầu riêng, hồng xiêm, rau tươi và sấy khô cũng là những mặt hàng đạt mức tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, theo ông Phan Huy Thông, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), việc bảo quản và chế biến hoa quả tươi cũng như sấy khô để XK còn nhiều hạn chế. Có tới 90% lượng hoa quả sau khi thu hoạch được tiêu thụ bằng hình thức bán tươi bởi kỹ thuật bảo quản lạc hậu. Các tỉnh trồng vải thiều ở phía Bắc thường xuyên phải đối mặt với cảnh "được mùa mất giá" do đặc điểm của cây vải là chín tập trung và thời gian thu hoạch rộ rất ngắn (chỉ 20 ngày). "Với công nghệ chế biến như hiện nay thì khi rộ vụ, các nhà máy chế biến trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp có làm việc 2- 3 ca/ngày cũng chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ sản lượng trái cây cho nông dân", ông Thông cho biết.

Nhiều doanh nghiệp đang rất quan tâm đến trái cây của Việt Nam, tuy nhiên, để có thể biến thế mạnh đó thành những hợp đồng số lượng lớn và ổn định thì các DN cần phải có những chiến lược dài hơi. Đặc biệt, cần xây dựng một thương hiệu vững mạnh, có quy trình sản xuất, chế biến nghiêm ngặt để rau, quả mang thương hiệu Việt không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Năm 2011, Vinamit sẽ cần khoảng 132.000 tấn mít, 21.500 tấn chuối, 8.000 tấn khoai lang, 6.000 tấn khoai môn và 6.000 tấn dứa… Do vậy người nông dân và chủ trang trại có thể tham gia và ký hợp đồng cung ứng. Dự kiến với 5 nhóm sản phẩm này DN sẽ đầu tư khoảng 400 tỷ đồng - ông Nguyễn Lâm Viên cho biết.
Nguyễn Đình

[/blockquote]
 
Status
Không mở trả lời sau này.