Ngồi tưởng tượng tôi nghĩ ra thế này (vị trí ở cồn Thái Sơn)
Nhược điểm của người Việt (2/3) hiện tại:
- xả rác
- vặt sạch và không biết nâng niu.
- ỷ trả dịch vụ là có quyền muốn làm gì làm
- gian manh không thật thà (kể cả tôi nữa) (ví dụ cho hái đậu tính tiền nhưng bảo đảm NHIỀU người bỏ túi quần một ít)
Do đó làm trung tâm hái lượm này phải có lòng có tâm và chịu lời ít (không ham lời nhiều) mới duy trì được.
Không cần phải ở tại site theo dõi nhưng để cái tâm huyết và cái hồn cho nhân viên.
Giả sử như miếng đất dính liền 70x100 mét (7000 mét vuông) thì tôi làm như sau:
(1) Nói ba bên hàng xóm hiểu mình muốn đầu tư cứ mở cửa cho gởi xe lấy tiền. Đây là hình thức chia sẻ lợi nhuận cho hàng xóm để hòng tạo mật thiết và ràng buộc nhau. Kiểu mọi người xung quanh cùng có lợi.
(2) Nói ba bên hàng xóm cứ bán nước và thức ăn. Càng ràng buộc vô hình với người xung quanh thì càng an toàn và ít bị cạnh tranh (vì họ có dịch vụ để lo)
(3)
Mặt tiền là xây cái nhà 2 tầng dài bằng miếng đất rộng 15 mét, 1 nhà vệ sinh, và 1 phòng trang điểm cho cô dâu. Tầng dưới để trống hoàn toàn với ít bàn ghế. Chỉ có 1 quầy vừa là information, vừa là nơi tính tiền đồ hái. Chỉ có thêm 1 nhà vệ sinh thật tốt.
Tầng trên có 1 văn phòng, 1 nơi cho nhân viên ngồi ăn và nghỉ ngơi. Còn lại 3 quầy hàng bán đồ lưu niệm cho 3 con cháu của xã, huyện, và tỉnh.
Sân thượng là 1 vườn hoa kiểng bố trí khéo kiểu tây (nếu làm thật sự tôi sẽ chụp hình đưa lên) để cho chụp hình lưu niệm và hình cưới. Sân thượng có cho thuê bao giờ nếu cô dâu chú rể không muốn bị khách phiền (chụp hình miễn phí, mua giờ thì 200K/giờ).
(4)
Phía sau cùng là 1 sàn bê tông chắc chắn dài bằng mảnh đất và rộng chừng 5 mét. Dưới sàn là để bán những chậu cây nhỏ con nít sẽ khoái mua về như ớt chỉ thiên (cây nhỏ nhưng có trái, bông, .... nói chung là còn nhỏ nhưng có màu sắc để con nít thành phố mua về bỏ bên cửa sổ chờ ... lớn. Đây sẽ là nguồn thu lớn và nguồn thì bà con xung quanh cung cấp. Ớt chỉ thiên nhiều màu rất dễ trồng và trồng 4 mùa, con nít rất khoái vì sống lâu.
Trên sàn là 1 cái mái che chắc chắn và có bọc gỗ hoặc tường dây leo xung quanh. Bên trong là các tiểu NON SÔNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM cảnh kiểu non bộ với vài đường xe lửa điện nhỏ chạy lòng vòng từng khu (mỗ khu một chiếc). Bán vé vào xem. Ít nhất 500M cho phần này cho nên bán vé ít nhất 50K/người.
(4)
Phần đất còn lại chia làm 3 theo chiều dọc. Phần giữa là nhiều giàn cao cho bóng mát trồng dây leo dễ trồng, phát nhanh, có hoa, cho có bóng mát và có 2 cụm chung nhau cho con nít chơi như thế này:
Sàn nhớ làm bằng cao su và thoát nước dễ dàng. Có thể bán vé cho chơi cả ngày. Có ít nhất 2 nhân viên điều phối con nít và 1 nhân viên bán vé.
Hai phần hai bên thì chỉ trồng dây leo loại mau phát triển nhất như dưa chuột, đậu xanh, bí. Trong trong chậu to sẵn đâu đó có giàn leo lùn riêng chỉ việc kéo tới bỏ xuống đất để phát triển thêm và nối dàn leo thêm. Dĩ nhiên dãy nào chưa có trái thì rào lại.
Nhờ trồng xen kẻ thời gian nên lúc nào cũng có trái (dù trái mùa).
Có ít nhất 10 nhân viên "hái giùm" và hạn chế người ta hái vì phá cây và hái non. Dĩ nhiên các nhân viên hướng dẫn hái (chỉ định hái thứ nào và nhiệt tình giảng dạy cho con nít) cho con nít nếu con ít muốn.
Hái bỏ bọc riêng và khi ra về cân ký tính tiền (đây là nguồn thu thứ hai.) Giá niêm yết phải đắt gấp đôi ở chợ vì là "organic" và "rau sạch".
(5) Có rất nhiều thùng rác khắp nơi và nhân viên hướng dẫn và tập cho con nít (cả người lớn) gom rác bỏ vào thùng.
Do đó, làm kiểu này phải hy sinh chia lợi nhuận cho hàng xóm để tạo "cộng đồng" bảo vệ nhau và phải có cái tâm dài hơi. Chứ làm chụp giật thì không được.