Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Mình không ngờ người thông tuệ lại có trí tuệ kém đến thế. Đó là tình huống mình đưa ra chứ liên quan gì đến tình đâu kia chứ. Và trong tình hướng đó, bạn đã trả lời là "kệ mẹ nó, tao quyết không nhường.
Ok, đó là cách xử lý tình huống theo nhận thức về luật của bạn.
Đến một tình huống bệnh nhân trên xe sắp chết hoặc có thể sẽ chết nếu chậm trễ, điều mà bạn nhận thức được, và bạn vẫn không cho đó là tình thế cấp thiết để có thể nhường xe cấp cứu, bằng cách lách lên, vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu đèn giao thông, thì đó cũng chỉ là nhận thức của bạn, nó phải là một quy định có tính pháp lý.
Trường hợp vi phạm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 3 tr đến 5 tr đồng (nếu bị phạt). So với sự việc, nếu không nhường xe cấp cứu thì bệnh nhân kia có thể sẽ chết, thì lợi ích của bạn hay lợi ích của bệnh nhân cấp cứu kia cái nào cao hơn? Thiệt hại của bệnh nhân kia nếu chết và thiệt hại của bạn nếu bị phạt,caia nào cao hơn?
Làm ơn trả lời mấy câu đó đc ko ngườiView attachment 2709669 thông tuệ?
Trả lời mấy câu hỏi trên đi.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Rõ ràng đang cố tình lái qua hướng khác.
Topic này tôi đã nói là không tranh luận về việc nên nhường hay không nên nhường nhé. Đừng đánh trống lãng.

Cũng đừng gắp lữa bỏ tay người, ai nói "kệ mẹ nó tao không nhường?"
Vớ va vớ vẩn.
CSGT khẳng định ôtô nhường đường cho xe cứu thương dù vượt qua vạch kẻ đường trong pha đèn đỏ cũng không bị xử phạt?

Vị đại diện cục CSGT trả lời là nhường đường, hành vi vi phạm đó trong lúc nhường đường se không bị xử phạt.
Bạn cố gắng chứng minh rằng ông ấy sai. Điều đó được hiểu là bạn có quan điểm ngược lại, nghĩa là: Không nhường đường là đúng.
Hình trên là phần cuối của bạn, chứ cần gì gắp lửa bỏ tay bạn.
 
  • Haha
Reactions: diluantran
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
View attachment 2707338

Mời các bác tham gia thảo luận phát biểu của đại diện Cục CSGT này đúng không nhé.
Xin trích dẫn bài báo.

https://zingnews.vn/vuot-den-do-nhuong-duong-xe-cuu-thuong-co-bi-xu-phat-post1315529.html

CSGT khẳng định ôtô nhường đường cho xe cứu thương dù vượt qua vạch kẻ đường trong pha đèn đỏ cũng không bị xử phạt.

Nhiều tranh cãi liên quan đến video ghi lại sự việc một chiếc xe cứu thương phát tín hiệu ưu tiên xin nhường đường nhưng tài xế ôtô Toyota Vios đỗ phía trước vẫn không di chuyển đang nổ ra.

Theo chủ nhân đoạn clip, sự việc xảy ra vào 22/4, tại nút giao Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Cô gái đăng tải đoạn clip cho hay chiếc xe cấp cứu chở người bố bị bệnh nặng từ Bệnh viện Bạch Mai.

“Ngày hôm đó, giành giật sự sống của ông từng giây. Đường đi xa, máy thở thất thường lại mất thời gian vì không được nhường đường em bất lực muốn khóc lắm. Nay bố em mất rồi, lo công việc xong cho ông mới đăng video này lên để cảnh tỉnh mọi người. Nếu thấy xe ưu tiên thì nên cố gắng nhường đường ngay, vì một phút có thể cứu được một mạng người”, cô gái chia sẻ.

Trao đổi với Zing, một đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), cho hay trong trường hợp trên, ôtô Toyota Vios không nhất thiết phải vượt đèn đỏ, gây xung đột với luồng xe cộ hướng Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng, để nhường cho xe cứu thương. Chiếc xe chỉ cần tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường và đánh lái về phía bên phải để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, vị này cũng khẳng định hành động không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị xử phạt. Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.

Đồng thời, trong khoản 11, Điều 2 của bộ luật này cũng nêu rõ: “Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

Trong vụ việc này, hành động vượt qua vạch kẻ đường trong pha đèn đỏ là hy sinh lợi ích về trật tự an toàn giao thông nhưng thiệt hại của nó sẽ nhỏ hơn thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người trên xe cấp cứu.

Đại diện Cục CSGT cũng khẳng định tài xế phải nhường đường cho xe ưu tiên khi hiện trường đủ các yếu tố để làm điều đó. Luật Giao thông đường bộ nêu rõ: “Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên”, vị này nói.


Về việc xử phạt vi phạm trong trường hợp trên, Cục CSGT cho hay cơ quan chức năng cần làm rõ nhiều yếu tố khác như thời gian, địa điểm, tính chất của xe ưu tiên và thiệt hại liệu có đúng như những gì được đăng tải. Đồng thời, bên cạnh ôtô Toyota Vios, các xe đỗ ở chiều bên phải của xe cứu thương cũng mắc lỗi không nhường đường cho xe ưu tiên.

Như vậy theo phát biểu của vị đại diện của Cục CSGT này tôi ghi nhận các nội dung cần làm rõ như sau:

A. Đầu tiên vị đại diện này cho là vượt qua vạch kẻ đường (tạm hiểu là vạch dừng xe 7.1) không phải là hành vi vượt đèn đỏ (không chấp hành tín hiệu đèn)

Không hiểu vị đại diện này có được học luật GTĐB mà dám tự tiện phát biểu trả lời báo chí như vậy?
Để chứng minh phát biểu của vị này chính xác hay không ta cần tìm hiểu luật GTĐB và quy chuẩn 41/2019 như sau

Theo mục b, khoản 3 điều 10 Luật GTĐB 2008 ta có:
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
2…..
3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
….

Tiếp tục làm rõ hơn tại khoản 10.3. 3 Điều 10 quy chuẩn 41.2019

10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu:
10.3.1. Tín hiệu xanh: cho phép đi.
10.3.2. Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
10.3.3. Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Nghiên cứu thêm Phụ Lục G về vạch kẻ đường 7.1 ta có

G2.1. Vạch dừng xe
Vạch 7.1: Vạch dừng xe
Ý nghĩa sử dụng: dùng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dùng để xác định vị trí người điều khiển phương tiện phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122.

Rõ ràng theo Luật GTĐB và quy chuẩn 41 ta có thông tin rất rõ là đèn đỏ cấm đi, và PHẢI DỪNG TRƯỚC VẠCH DỪNG (vạch 7.1) …
Vậy với lời khuyên ” để nhường cho xe cứu thương. Chiếc xe chỉ cần tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường và đánh lái về phía bên phải….” thì vị đại diện Cục CSGT này đã xác định vượt qua vạch 7.1 khi đèn đỏ không phải là hành vi phạm lỗi kg tuân thủ tín hiệu đèn?
Có xác nhận đúng như vậy không ông/bà đại diện Cục?

B. Vấn đề thứ 2 cần làm rõ là thế nào là tình thế cấp thiết
“Đại diện Cục CSGT cũng khẳng định hành động không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị xử phạt. Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: Không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.” Đồng thời, trong khoản 11, Điều 2 của bộ luật này cũng nêu rõ: “Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.

Để tìm hiểu thế nào là tình thế cấp thiết và khi nào có thể vi phạm trong tình thế cấp thiết ta cùng theo dõi bài viết của Luật sư Nguyễn Văn Đương trả lời trong link bên dưới:

https://luatduonggia.vn/tinh-the-cap-thiet-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su/#:~:text=Ví dụ như một ngôi,rộng gây ra thiệt hại.&text=Thiệt hại gây ra trong,cách khách quan, toàn diện.

Theo ý thứ 2 của Luật sư phân tích điều kiện có thể vi phạm trong tình thế cấp thiết ta có các điều kiện như sau:

2. Điều kiện không phải chịu trách nhiệm hình sự trong tình thế cấp thiết
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cần thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:

- Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật, …
Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết

- Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế
Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra. Ví dụ như một ngôi nhà đang cháy mạnh trong thời tiết khô hanh, nếu không dỡ bỏ các nhà lân cận thì đám cháy sẽ lan rộng gây ra thiệt hại.

- Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất
Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải tính toán thật chính xác và nhanh chóng khả năng đe dọa ngay tức khắc của sự nguy hiểm, nếu không chọn phương pháp gây thiệt hại thì tất yếu không thể tránh được thiệt hại lớn hơn. Khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại có thuộc trương hợp trong tình thế cấp thiết hay không và phương pháp mà người có hành vi sử dụng có phải là phương pháp duy nhất hay không, phải căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc, đánh giá một cách khách quan toàn diện, khi đã kết luận phương pháp mà có hành vi gây thiệt hại là phương pháp duy nhất thì hành vi gây thiệt hại của họ là trong tình thế cấp thiết

- Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh
Thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và người bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác. Về nguyên tắc luật hình sự nước ta không thừa nhận thiệt hại về tinh mạng trong tình thế cần thiết

Như vậy qua phân tích của LS Đương có 4 điều kiện để được coi tình thế là cấp thiết, ta thử đối chiếu với trường hợp cụ thể này để xem có thỏa điều kiện là tình thế cấp thiết hay không nhé

Điều kiện đầu tiên
- Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc:

Trong trường hợp này hoàn toàn không có sự nguy hiểm nào đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc, ở đây nếu có sự nguy hiểm chỉ là cảm nhận của mọi người, cảm nhận của lái xe cứu thương, cảm nhận của người nhà bệnh nhân hay của cả vị đại diện Cục CSGT kia, phải hiểu …ngay tức khắc ….là nếu ngay lúc đó xe ô tô đen không vượt đèn đỏ để nhường xe cứu thương thì người nhà bệnh nhân sẽ mất mạng ngay, và thực tế không phải như vậy vì dù không được nhường nhưng bệnh nhân cũng không mất ngay lúc đó mà chỉ mất sau khi về đến nhà.

Điều kiện thứ 2
- Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế:

Trường hợp này do không có sự nguy hiểm ngay tức khắc nên cũng không xác định được nguy hiểm này thực tế hay không, vì chỉ sau khi người nhà bệnh nhân công bố thì mới biết được bệnh nhân đã qua đời, tuy nhiên không có dữ liệu gì chứng minh được mối liên hệ giữa việc không được nhường với việc bệnh nhân qua đời, nên cũng có thể xem như không có nguy hiểm thực tế.

Điều kiện thứ 3
- Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất

Cũng không hề có dữ liệu nào chứng minh được là nếu không nhường xe cứu thương thì bệnh nhân sẽ mất và cũng không chứng minh được việc nhường xe cứu thương là lựa chọn duy nhất để cứu bệnh nhân

Điều kiện thứ 4
- Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh

Hoàn toàn không thể so sánh được giữa việc nhường xe bị thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh hay không, vì như các điều kiện phân tích trên ta cũng không xác định được nếu không nhường xe cứu thương là sẽ gây thiệt hại cho bệnh nhân.

Như vậy đối chiếu với các điều kiện mà LS Đương phân tích để xác định tình thế cấp thiết thì trường hợp này hoàn toàn không thỏa các điều kiện là tình thế cấp thiết nên vị đại diện Cục CSGT đã trả lời không chính xác.

Tóm lại vị đại diện Cục CSGT đã phát biểu 1 cách tùy tiện cho báo chí, hiểu sai về tình thế cấp thiết, không dẫn đúng quy định của luật thậm chí sai luật như cho là hành vi ô tô vượt vạch 7.1 là không vi phạm tín hiệu đèn, cho dù hành vi nhường đường cho xe cứu thương đúng luật là cần thiết, nhưng luật là luật, đại diện cho người thi hành pháp luật nên cẩn trọng trước các phát biểu trước công chúng, tránh gây hoang mang hiểu sai, hiểu lầm là ĐƯỢC PHÉP VƯỢT ĐÈN ĐỎ ĐỂ NHƯỜNG XE ƯU TIÊN.

Mời các bác cùng thảo luận nhé.
Hoá ra bạn mới là người gắp lửa bỏ tay người nè.
Ông ấy bảo " hành động không chấp hành tín hiệu để nhường xe cấp cứu sẽ không bị xử phạt".
Bạn lái nhét chữ vào mồm ông ấy như thế này có chết không: "thậm chí sai luật như cho hành vi ô tô vượt vạch 7.1 là không vi phạm tín hiệu đèn". ( bằng chứng ở hình đính trong commt trên).
Một trò chơi đánh tráo khái niệm ngay từ bài viết đầu tiên.
Quả là thông tuệ.
 
Hạng B2
4/2/20
161
157
43
34
Khi đọc đoạn trao đổi trên Zing, em hiểu quan điểm của vị đại diện rằng hành vi "vượt đèn đỏ" và "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" là hai hành vi khác nhau. Nghĩa là theo vị ấy thì "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" không phải là "vượt đèn đỏ".
Không biết có đúng không.

Trao đổi với Zing, một đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), cho hay trong trường hợp trên, ôtô Toyota Vios không nhất thiết phải vượt đèn đỏ, gây xung đột với luồng xe cộ hướng Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng, để nhường cho xe cứu thương. Chiếc xe chỉ cần tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường và đánh lái về phía bên phải để đảm bảo an toàn.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Khi đọc đoạn trao đổi trên Zing, em hiểu quan điểm của vị đại diện rằng hành vi "vượt đèn đỏ" và "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" là hai hành vi khác nhau. Nghĩa là theo vị ấy thì "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" không phải là "vượt đèn đỏ".
Không biết có đúng không.
Có lẽ ông này theo phái hình luật, “vượt qua vạch kẻ 7.1 khi đèn đỏ (và dừng lại) là hành vi “vượt đèn đỏ chưa hoàn thành”, còn vượt “đèn đỏ hoàn thành” phải là đến khi xe qua hết giao lộ. (J/k nha, đừng bắt bẻ :)
Tuy nhiên theo tui thì hoàn thành hay chưa hoàn thành trong trường hợp được xác định là tình thế cấp thiết thì hậu quả pháp lý cũng như nhau (khi không làm phát sinh hậu quả khác)
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Kakaka. Thế phần gạch đít mấy câu nói của bạn dưới đây chứng minh điều gì? Nhường hay không nhường? Trả lời giùm nhé.

View attachment 2709684View attachment 2709685
Có vấn đề quá nặng về đọc hiểu. Ông hỏi ai nhường hay không nhường? Đã bảo không tranh luận về nhường hay không nhường mà cứ hỏi vớ va vớ vẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Khi đọc đoạn trao đổi trên Zing, em hiểu quan điểm của vị đại diện rằng hành vi "vượt đèn đỏ" và "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" là hai hành vi khác nhau. Nghĩa là theo vị ấy thì "tiến lên phía trước, vượt qua vạch kẻ đường" không phải là "vượt đèn đỏ".
Không biết có đúng không.
Hai hành vi ấy thực ra chỉ là 1 hành vi theo luật đinh: "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" mà thôi. Mức phạt theo nghị định 100 từ 3tr đến 5 tr đồng.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
Có vấn đề quá nặng về đọc hiểu. Ông hỏi ai nhường hay không nhường? Đã bảo không tranh luận về nhường hay không nhường mà cứ hỏi vớ vá vớ vẩn.
CSGT khẳng định ôtô nhường đường cho xe cứu thương dù vượt qua vạch kẻ đường trong pha đèn đỏ cũng không bị xử phạt?

Sao cứ đánh tráo khái niệm thế nhỉ.
Một bên bảo phải nhường và nhường là đúng. Bạn phải bác quan điểm đó, nhưng lại ko chịu chấp nhận tranh luận nhường hay không ngường là đúng.
Thông tuệ thế.
Trả lời mấy câu trên đi, đừng đánh troings lảng.