Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Lại hỏi quá cơ bản, mà câu hỏi này có trong chủ đề tranh luận không vậy?
Hỏi lung tung làm gì vậy, đâu có rãnh mà phải trả lời mấy câu hỏi vớ vẩn như vậy.

Câu hỏi liên quan trực tiếp tới tình huống TTCT, vui lòng trả lời (trả lời rõ, trực tiếp, đừng lan man):

1. xe cấp cứu (XCC), xe cứu hỏa (XCH) kích hoạt quyền ưu tiên để làm gì?
 
  • Haha
Reactions: diluantran
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Câu hỏi liên quan trực tiếp tới tình huống TTCT, vui lòng trả lời (trả lời rõ, trực tiếp, đừng lan man):

1. xe cấp cứu (XCC), xe cứu hỏa (XCH) kích hoạt quyền ưu tiên để làm gì?
Cũng trả lời thử xem thêm bao nhiêu câu hỏi nữa.
Để người tham gia GT nhận biết có xe ưu tiên đang di chuyển trên đường.
Đừng hỏi vòng vo như ông NGUYEN T kia nhe, tôi không rảnh để phải trả lời tất cả các câu hỏi không rõ mục đích của mấy cụ đâu.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
1. xe cấp cứu (XCC), xe cứu hỏa (XCH) kích hoạt quyền ưu tiên để làm gì?
Trả lời: Để người tham gia GT nhận biết có xe ưu tiên đang di chuyển trên đường.

Hỏi 2: Người TGGT nhận biết được XCC, XCH là xe ưu tiên thì người TGGT phải làm gì?
- Nhường đường khi có thể: đúng hay sai?
- Không ngăn cản: đúng hay sai?

Hỏi 3: Khi có quyền ưu tiên, XCC, XCH được phép làm những việc sau:
- Yêu cầu người tham gia GT nhường đường: đúng hay sai?
- Chạy quá tốc độ. đúng hay sai?
- Vượt đèn đỏ. đúng hay sai?
- Đi vào đường cấm. đúng hay sai?

Hỏi 4: Một trong những mục đích của XCC, XCH dùng quyền ưu tiên là ngăn ngừa việc lưu thông của mình có thể bị cản trở, đúng hay sai?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Trả lời: Để người tham gia GT nhận biết có xe ưu tiên đang di chuyển trên đường.

Hỏi 2: Người TGGT nhận biết được XCC, XCH là xe ưu tiên thì người TGGT phải làm gì?
- Nhường đường khi có thể: đúng hay sai?
- Không ngăn cản: đúng hay sai?
Nhường đường khi có thể: đúng, tuy nhiên khi có thể bao gồm là phải tuân thủ luật GT.
Không ngăn cản: đúng
Hỏi 3: Khi có quyền ưu tiên, XCC, XCH được phép làm những việc sau:
- Yêu cầu người tham gia GT nhường đường: đúng hay sai?
- Chạy quá tốc độ. đúng hay sai?
- Vượt đèn đỏ. đúng hay sai?
- Đi vào đường cấm. đúng hay sai?
Đúng hết, chỉ bổ sung ý 1, yêu cầu là việc của xe ưu tiên, người TGGT chỉ nhường khi có thể nhường (đủ điều kiện và không vi phạm luật)
Hỏi 4: Một trong những mục đích của XCC, XCH dùng quyền ưu tiên là ngăn ngừa việc lưu thông của mình có thể bị cản trở, đúng hay sai?
Chưa đúng lắm, mục đích chỉ là tạo điều kiện cho xe ưu tiên được phá luật và được nhường đường (đúng luât) để có thể di chuyển nhanh nhất trên đường, chứ có ngăn ngừa gì đâu?
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Nhường đường khi có thể: đúng, tuy nhiên khi có thể bao gồm là phải tuân thủ luật GT.
Không ngăn cản: đúng
Ý "khi có thể" tức là phải đúng luật rồi.

Đúng hết, chỉ bổ sung ý 1, yêu cầu là việc của xe ưu tiên, người TGGT chỉ nhường khi có thể nhường (đủ điều kiện và không vi phạm luật)
Thì đang hỏi về phía chủ quan của xe ưu tiên, chủ quan của người TGGT trong câu 2 phía trên rồi.
Chưa đúng lắm, mục đích chỉ là tạo điều kiện cho xe ưu tiên được phá luật và được nhường đường (đúng luât) để có thể di chuyển nhanh nhất trên đường, chứ có ngăn ngừa gì đâu?
"để có thể di chuyển nhanh nhất trên đường" tức là để làm sao xe chạy tới đích nhanh nhất có thể, và để chạy nhanh tới đích thì đảm bảo không có (hoặc giảm thiểu) các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại.

Cách diễn giải cách khác là nhằm "ngăn ngừa các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại" đâu có gì sai?

Đồng ý chưa?
 
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Ông nên bỏ hết cái bài viết của LS Đương kia ra khỏi đầu, tự suy nghĩ lại từ đầu, từng chút một sẽ vỡ ra thôi!
Nè, bài này của ai chưa rõ, nhưng chắc cũng là của 1 LS nào đó không phải LS Đương, đừng nói copy ông Đương nhé. Còn trang này có lá cải hay không thì tự nhận xét, tôi không ý kiến.


Tình thế cấp thiết là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Xét về mặt hành vi, tình thế cấp thiết được hiểu là một người vì muốn tránh thiệt hại cho bản thân, người khác hoặc vì lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trên thực tế ghi nhận, các thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản. Như vậy, về mặt hành vi thì đây là một hành vi có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội, xâm phạm đến lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, được loại trừ trách nhiệm hình sự, nếu hành vi đó đảm bảo đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có sự đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc.

Sự đe dọa gây nguy hiểm phải là sự đe dọa tức khắc, nếu sự đe dọa đó là không tức khắc nghĩa là sự đe dọa gây nguy hiểm chưa tới hoặc đã qua thì trường hợp gây thiệt hại trong trường hợp này không được tính là tình thế cấp thiết.

Ví dụ: Ông A nghe nói ki-ốt đầu chợ đang cháy và lan sang các ki-ốt gần đó. Mặc dù chưa lan đến gần ki-ốt của mình nhưng do sợ lửa sẽ cháy sang ông liền đập phá ki-ốt bên cạnh để tránh cho lửa có lan tới cũng không thả lan tiếp ra các ki-ốt khác.

Trong tình thế cấp thiết, khác với phòng vệ chính đáng nguồn gốc của sự nguy hiểm không chỉ đến từ con người mà chủ yếu đến từ các hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt, phát sinh trong quá trình sản xuất như sử dụng máy móc, sự tấn công của động vật trong một vài trường hợp đặc biệt.

Thứ hai,
nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại trên thực tế.

Hay nói cách sự đe dọa ngay tức khắc này phải là sự nguy hiểm thực tế. Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích cần được bảo vệ và sự nguy hiểm này. Nếu không thực hiện biện pháp bảo vệ lợi ích sẽ bị xâm phạm ngay tức thì. Nếu sự nguy hiểm không có khả năng xảy ra trên thực tế mà chỉ là nguy hiểm tưởng tượng thì không được tính là tính thế cấp thiết.

Ví dụ: thuyển trưởng đang đi trên biển nhìn thấy có cá heo trên mặt biển liền ra lệnh cho thủy thủ vứt bớt hàng hóa cho thuyền nhẹ để tăng tốc tránh sự truy đuổi của cá heo. Trường hợp này, trên thực tế không có nguồn nguy hiểm gây hại thực tế mà chỉ là tưởng tượng nên không được coi là tình thế cấp thiết.

Thứ ba, việc gây thiệt hại là sự lựa chọn duy nhất để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn

Trong trường hợp còn biện pháp khác để khắc phục nguy hiểm và việc gây thiệt hại là không cần thiết thì không được xem xét trong trường hợp tình thế cấp thiết. Đây là yêu cầu đòi hỏi người xử lý tình huống trong tình huống đó phải có sự tính toán nhanh chóng và chính xác. Để xem xét hành vi đó có trên thực tế có phù hợp hay không, có phải là phương pháp duy nhất không cần căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc và đánh giá khách quan tình huống đó.

Ngoài ra, thiệt hại do hành vi trong tình huống cấp thiết gây ra phải có thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại thực tế có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp cấp thiết. Tuy nhiên, mối quan hệ so sánh này chỉ có thể tương quan vì thiệt hại do thực hiện hành vi gây ra là thực tế còn thiệt hại có thể gây ra là trừu tượng. Nếu trong trường hợp gây thiệt hại là rõ ràng vượt quá thì mới bị xem xét xử lý. Pháp luật không định sẵn các trường hợp được xem là tình huống cấp thiết, cho nên khi nào có sự nguy hiểm đe dọa đến các lợi ích cần bảo vệ, đứng trước nhiều lợi ích phải bảo vệ, pháp luật cho phép người đó thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp vượt quá yêu cầu bảo của tình huống cấp thiết thì người đó phải chịu trách nhiệm về phạm vi vượt quá của mình. Khác với phòng vệ chính đáng, Bộ luật hình sự chỉ quy định vượt quá yêu cầu của tình thế khẩn cấp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong định khung hình phạt
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Nè, bài này của ai chưa rõ, nhưng chắc cũng là của 1 LS nào đó không phải LS Đương, đừng nói copy ông Đương nhé. Còn trang này có lá cải hay không thì tự nhận xét, tôi không ý kiến.


Tình thế cấp thiết là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Xét về mặt hành vi, tình thế cấp thiết được hiểu là một người vì muốn tránh thiệt hại cho bản thân, người khác hoặc vì lợi ích của nhà nước, cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trên thực tế ghi nhận, các thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại về tài sản. Như vậy, về mặt hành vi thì đây là một hành vi có đầy đủ các dấu hiệu phạm tội, xâm phạm đến lợi ích mà pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên, được loại trừ trách nhiệm hình sự, nếu hành vi đó đảm bảo đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có sự đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc.

Sự đe dọa gây nguy hiểm phải là sự đe dọa tức khắc, nếu sự đe dọa đó là không tức khắc nghĩa là sự đe dọa gây nguy hiểm chưa tới hoặc đã qua thì trường hợp gây thiệt hại trong trường hợp này không được tính là tình thế cấp thiết.

Ví dụ: Ông A nghe nói ki-ốt đầu chợ đang cháy và lan sang các ki-ốt gần đó. Mặc dù chưa lan đến gần ki-ốt của mình nhưng do sợ lửa sẽ cháy sang ông liền đập phá ki-ốt bên cạnh để tránh cho lửa có lan tới cũng không thả lan tiếp ra các ki-ốt khác.

Trong tình thế cấp thiết, khác với phòng vệ chính đáng nguồn gốc của sự nguy hiểm không chỉ đến từ con người mà chủ yếu đến từ các hiện tượng thiên nhiên như động đất, lũ lụt, phát sinh trong quá trình sản xuất như sử dụng máy móc, sự tấn công của động vật trong một vài trường hợp đặc biệt.

Thứ hai, nếu không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì sẽ dẫn đến hậu quả thiệt hại trên thực tế.

Hay nói cách sự đe dọa ngay tức khắc này phải là sự nguy hiểm thực tế. Cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa lợi ích cần được bảo vệ và sự nguy hiểm này. Nếu không thực hiện biện pháp bảo vệ lợi ích sẽ bị xâm phạm ngay tức thì. Nếu sự nguy hiểm không có khả năng xảy ra trên thực tế mà chỉ là nguy hiểm tưởng tượng thì không được tính là tính thế cấp thiết.

Ví dụ: thuyển trưởng đang đi trên biển nhìn thấy có cá heo trên mặt biển liền ra lệnh cho thủy thủ vứt bớt hàng hóa cho thuyền nhẹ để tăng tốc tránh sự truy đuổi của cá heo. Trường hợp này, trên thực tế không có nguồn nguy hiểm gây hại thực tế mà chỉ là tưởng tượng nên không được coi là tình thế cấp thiết.

Thứ ba, việc gây thiệt hại là sự lựa chọn duy nhất để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn

Trong trường hợp còn biện pháp khác để khắc phục nguy hiểm và việc gây thiệt hại là không cần thiết thì không được xem xét trong trường hợp tình thế cấp thiết. Đây là yêu cầu đòi hỏi người xử lý tình huống trong tình huống đó phải có sự tính toán nhanh chóng và chính xác. Để xem xét hành vi đó có trên thực tế có phù hợp hay không, có phải là phương pháp duy nhất không cần căn cứ vào tình hình cụ thể lúc xảy ra sự việc và đánh giá khách quan tình huống đó.

Ngoài ra, thiệt hại do hành vi trong tình huống cấp thiết gây ra phải có thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại thực tế có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp cấp thiết. Tuy nhiên, mối quan hệ so sánh này chỉ có thể tương quan vì thiệt hại do thực hiện hành vi gây ra là thực tế còn thiệt hại có thể gây ra là trừu tượng. Nếu trong trường hợp gây thiệt hại là rõ ràng vượt quá thì mới bị xem xét xử lý. Pháp luật không định sẵn các trường hợp được xem là tình huống cấp thiết, cho nên khi nào có sự nguy hiểm đe dọa đến các lợi ích cần bảo vệ, đứng trước nhiều lợi ích phải bảo vệ, pháp luật cho phép người đó thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Hành động trong tình thế cấp thiết không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mọi người nên được khuyến khích và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp vượt quá yêu cầu bảo của tình huống cấp thiết thì người đó phải chịu trách nhiệm về phạm vi vượt quá của mình. Khác với phòng vệ chính đáng, Bộ luật hình sự chỉ quy định vượt quá yêu cầu của tình thế khẩn cấp chỉ là tình tiết giảm nhẹ trong định khung hình phạt
tiếp cái chuỗi hỏi/ trả lời của tui trước đi, cái này tui trả lời sau. Đỡ rối.
Ông nên tìm đọc mấy cuốn sách: "tư duy pháp lý của LS (Của Nguyễn Ngọc Bích - Law Master Havard), "Phương Pháp Phân Tích Luật Viết" của TS Nguyễn Ngọc Điện. Hay đấy, ko có ý gì đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.538
7.329
113
59
Ý "khi có thể" tức là phải đúng luật rồi.


Thì đang hỏi về phía chủ quan của xe ưu tiên, chủ quan của người TGGT trong câu 2 phía trên rồi.

"để có thể di chuyển nhanh nhất trên đường" tức là để làm sao xe chạy tới đích nhanh nhất có thể, và để chạy nhanh tới đích thì đảm bảo không có (hoặc giảm thiểu) các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại.

Cách diễn giải cách khác là nhằm "ngăn ngừa các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại" đâu có gì sai?

Đồng ý chưa?
Chưa đồng ý câu "ngăn ngừa các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại" hoàn toàn không có ngăn ngừa gì ở đây cả mà chỉ để tạo điều kiện cho xe ưu tiên được quyền phá luật và được nhường đừong thôi.
 
Hạng D
6/3/08
3.973
8.095
113
Sàigòn
Chưa đồng ý câu "ngăn ngừa các yếu tố khiến cho xe bị dừng lại hoặc bị chậm lại" hoàn toàn không có ngăn ngừa gì ở đây cả mà chỉ để tạo điều kiện cho xe ưu tiên được quyền phá luật và được nhường đừong thôi.
Ví dụ nếu xe không có quyền ưu tiên thì người TGGT sẽ không nhường và/ hoặc cản trở (trong trường hợp bình thường) và họ sẽ không vi phạm quy định về "nhường xe ưu tiên",
để ngăn ngừa việc có nhiều người không nhường và thậm chí cản trở (đặc biệt trong những tình huống đặc quyền của xe ưu tiên như đèn đỏ, quá tốc độ, đường cấm, đường ngược chiều...) nên xe cấp cứu kích hoạt quyền ưu tiên!

Đồng ý chưa?

Không nhường đường cho xe bình thường: bị phạt 1-2tr
Không nhường đường cho xe ưu tiên: bị phạt 3-5tr
 
Chỉnh sửa cuối: