XX thấy xà lỏn với dép lào nghĩ chắc không gom bánh mì đượcĐây là lúc em lưu thông trên đường Đồng Văn Cống( vừa ra khỏi cao tốc). Làn bên trái kẹt xe dài dằng dặc, thế là em lách qua bên phải chạy 1 lèo thì bị mấy anh XXX thổi lại. Cuối cùng cũng cho em đi sau 1p30s dù em vẫn chưa biết mấy ảnh thổi em vì lỗi gì ( em đoán là sai làn hay vượt phải gì đó). Em lười tìm lại camera hành trình quá,vì chuyện xãy ra cũng lâu rồi. Đây là đoạn em đối thoại với mấy ảnh từ khi dừng xe đến lúc lên xe chạy. Em chỉ nói đúng 1 câu,mấy ảnh cho đi mà ko hoạnh hoẹ. " Làn này chạy được mà anh"
Em chả biết bác này có vượt hay ko nửa vì bác này chạy làn trái gặp xe tải mới nhan qua phải nhưng bác này ko tấp vào liền mà chạy làn phải 1 đoạn chứ đâu phải chạy làn phải từ đầu! Nếu quy theo điều 13 luật GTDB thì "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn." Thế thì trường hợp đối đầu xe tải có phải là nơi được phép chuyển làn hay là vạch đứt là nơi cho phép? Thêm câu ngoài lê luôn nếu như điều 13 này quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" thì mình chạy kiểu chó đi tè là vi phạm dù nó có vạch đứt đi nửa đúng ko ạ (Trường hợp đường 1 chiều có nhiều làn đường). Còn với đường 2 chiều mà có vạch đứt mình đi kiểu chó đi tè mà ko mở xi nhan có bị hốt ko ạ?Em thì dứt khoát không đồng ý trường hợp đó gọi là "vượt", làn ai nấy chạy thôi. Bác nào có cao kiến xin khai sáng.
Em chả biết bác này có vượt hay ko nửa vì bác này chạy làn trái gặp xe tải mới nhan qua phải nhưng bác này ko tấp vào liền mà chạy làn phải 1 đoạn chứ đâu phải chạy làn phải từ đầu! Nếu quy theo điều 13 luật GTDB thì "Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn." Thế thì trường hợp đối đầu xe tải có phải là nơi được phép chuyển làn hay là vạch đứt là nơi cho phép? Thêm câu ngoài lê luôn nếu như điều 13 này quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" thì mình chạy kiểu chó đi tè là vi phạm dù nó có vạch đứt đi nửa đúng ko ạ (Trường hợp đường 1 chiều có nhiều làn đường). Còn với đường 2 chiều mà có vạch đứt mình đi kiểu chó đi tè mà ko mở xi nhan có bị hốt ko ạ?
bác chủ chắc đi trong làn phải rồi vì chạy thêm 1 khúc nữa gặp 2B hết đường mới xinhan về trái mà. Chứ chàng hảng chó tè là tèo chắc, kể cả mở xinhan.
Thêm câu ngoài lê luôn nếu như điều 13 này quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" thì mình chạy kiểu chó đi tè là vi phạm dù nó có vạch đứt đi nửa đúng ko ạ (Trường hợp đường 1 chiều có nhiều làn đường). Còn với đường 2 chiều mà có vạch đứt mình đi kiểu chó đi tè mà ko mở xi nhan có bị hốt ko ạ?
Chạy kiểu chàng hảng mà vượt như vậy bị phạt vượt phải là đúng rồi, cãi sao đươc nữa.
Còn trường hợp này mỗi xe mỗi làn bác ơi. Cont. làn trái, xe em làn phải thì liên quan gì nhau.
Tình hình thế nào rồi bác? E hóng mãi mà chưa biết chừng nào bác mới đến gặp các ảnh để nói chuyện phải trái
vote cho bác nè, chắc bác kia nói vui thôi bác Tòan ạh! Vì trên OS này có khi họ phong cho bác nick "hung thần" mà là "hung thần của bọn sâu dân hại nước" bác nhé.Bác nào nghĩ em kiếm chuyện với xxx thì quả thật là oan cho em quá.
Có lẽ do cách chạy xe em ko giống đa số người khác: Khi cần nhường thì sẵn sàng nhường đường, nhưng khi bị mất thời gian ko đáng có vì những lý do tào lao thì em sẽ chọn cách đi hợp lý nhất mà ko phạm luật. Có lẽ vì vậy nên xxx ngứa mắt nên tuýt còi hoài.
Mà đã thấy mình ko phạm luật thì tại sao lại phải xin xỏ, nộp bánh mì or phát tờ rơi?? Chi bằng cứ gặp lãnh đạo nói chuyện phân tích đúng sai. Ít ra cũng tốt hơn. Anh nghiệp vụ kém or đạo đức kém thì bị chấn chỉnh, tôi sai thì nộp kho bạc đóng tiền ngu để sau này khôn ra.
Quan điểm em là thế.
Em theo dõi từ hôm t7 đến h mà chưa post, mặc dù a e trên đây có quan điểm trái chiều nhưng cũng đáng để ghi nhận và học hỏi phải không bác hdtoan!? Riêng em thì sẽ theo dõi diễn biến ca này của bác đều.
Chào buổi sáng đòan kết và quyết thắng các bác nhé!!!!!
Các bác cho e hỏi, sao trong biên bản lại là vi phạm nghị định 171? Đấy là chế tài xử phạt chứ ạ, vi phạm thì luật giao thông đường bộ chứ?
Bác nói đúng, xxx nên đc học cách ghi biên bản, biên bản dùng để ghi thực trạng tồn tại, lỗi phát sinh trên đường chứ không phải là văn bản kết luận lỗi vi phạm, trường hợp của chủ thớt xxx cần ghi chính xác vị trí, trạng thái lưu thông của xe bị lập bb, quyết định xử phạt sẽ căn cứ vào bb để kết luận lỗi vi phạm và số tiền phạt.Các bác cho e hỏi, sao trong biên bản lại là vi phạm nghị định 171? Đấy là chế tài xử phạt chứ ạ, vi phạm thì luật giao thông đường bộ chứ?
Trích ra đây dễ xem:
Hỏi: (Nguyễn Đại Lộc)
Lúc 20h15 ngày 09/07/2012 tôi đi công tác về từ Vũng Tàu. Khi đến gần ngã tư Vũng Tầu (gần cầu Đồng Nai) tôi nhìn thấy bảng hiệu đó là khu dân cư, tốc độ chỉ cho phép 50 km/h, lúc đó tôi chạy chỉ có 40km/h nhưng trước mặt tôi là có 01 xe container chở nặng chạy khoảng 30km/h. Tôi xi nhan đèn để vượt nhưng tài xế xe container không cho phép tôi. Lúc đó tôi quyết định xi nhan bên phải để vượt và lúc đó là vạch kẻ 2 làn đường không liên tục và tôi vẫn giữ tốc độ dưới 50km/h. Khi tôi qua mặt xe container thì ngay lập tức tôi bị cảnh sát GT thổi còi dừng lại và lúc đó tôi biết là mình vượt phải cho nên tôi chấp nhận lỗi. Nhưng tôi về xem lại luật vượt phải tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ thì trong trường hợp đó tôi vượt theo quy định là có báo hiệu trước khi vượt nếu như vậy thì trong Điều 13 có khuyên là vượt theo quy định, thì tôi có rơi vào trường hợp nào không đúng quy định không ?
Trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam trả lời như sau:
Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định về sử dụng làn đường như sau: “Trích” Điều 13: Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Tại Điều 14 của Luật Giao thông đường bộ quy định về vượt xe như sau:
Điều 14: Vượt xe “Trích”:
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b. Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Theo bạn phản ánh, xe của bạn đang đi làn bên trái và trước bạn có 01 xe container di chuyển với tốc độ chậm, bạn không thể vượt lên trên bên trái của xe container; bạn xi nhan phải để chuyển làn tại nơi có vạch đứt quãng cho phép chuyển làn đường, bạn giữ tốc độ không quá quy định, khi vượt qua xe container bạn bị công an thổi còi xử phạt.
Chúng tôi xin được trao đổi ý kiến như sau:
- Trường hợp của bạn, nếu làn đường bên phải có quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển thì bạn chuyển làn và vượt bên phải như trên là không sai quy định.
- Trường hợp làn đường bên phải không quy định là làn đường dành cho xe của bạn đang điều khiển, nếu muốn vượt xe phía trước, bạn phải vượt bên trái của xe phía trước.
Chúng tôi xin gửi bạn ý kiến để bạn nghiên cứu, tham khảo, nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ với cơ quan công an nơi đã ra quyết định xử lý vi phạm để được giải đáp.
- Đại diện cho cơ quan trả lời: Vụ Quản lý phương tiện và người lái - Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Địa chỉ : Số 106, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
- Số điện thoại: (04) 3.8571. 646.
- Email: [email protected] ; [email protected]
Em xin trích của bác dawmgoodman ® và đóng góp thêm ý kiến. Nếu không có BB 412 thì xxx sẽ căn cứ vào Điều luật 13 và Điều luật 14.
1. Trong ĐL 13 này có điểm bất lợi cho Bác chủ:
- Xe có tốc độ thấp hơn --> lưu thông phía bên phải. Nhưng bác chủ lưu thông bên phải lại có tốc độ cao hơn xe bên trái!
2. Trong ĐL 14 cũng có điểm bất lợi cho Bác chủ:
Em xin trích tiếp :
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a. Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b. Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c. Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được
- Trường hợp của Bác hdToan là vượt Phải - Nhưng xe phía trước không thõa 3 điều kiện abc trên - Nên Bác chủ KHÔNG được vượt phải!
Tóm lại:
Trừ trường hợp bác chủ vượt bên trái thì có lợi thế hơn khi tranh luận!
Bác chủ đừng chủ quan. Chúc Bác gặp nhiều may mắn!
À ý em hỏi là nếu đường 2 chiều được phân bằng vạch kẻ đứt mà ko có phân làn thì mình chạy kiểu chó đi tè mà ko bật nhan có được ko ạ? Còn đường 1 chiều thì e xác định là ăn bb và đóng ngân sách là chắc =)))Chạy kiểu chàng hảng mà vượt như vậy bị phạt vượt phải là đúng rồi, cãi sao đươc nữa.
Còn trường hợp này mỗi xe mỗi làn bác ơi. Cont. làn trái, xe em làn phải thì liên quan gì nhau.