Hạng D
6/3/08
4.056
8.236
113
Sàigòn
Khoản 3 điều 57 Pháp lệnh thủ tục xử phạt vi phãm hành chính:
 
"Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm."
 
Hạng D
6/3/08
4.056
8.236
113
Sàigòn
Em nghĩ các Bác nên nắm rõ 3 điều luật sau đây:
 
Điều 55. Lập biên bản về vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.
2. Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.
3. Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4. Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Điều 56. Quyết định xử phạt
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
2. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
3. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
5. Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Điều 57. Thủ tục phạt tiền
1.Việc phạt tiền trên 100.000 đồng phải theo đúng quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Pháp lệnh này.
2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
4. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
5. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.
6. Chính phủ quy định việc quản lý biên lai thu tiền phạt và tiền nộp phạt.
 
Hạng B2
27/10/10
307
253
63
Chính xác là theo  Thông tư 27/2009/ TT- BCA thì CSGT có quyền dừng phương tiện dù không phát hiện lỗi vi phạm, nhưng phải theo chuyên đề và phải có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thử trưởng cơ quan điều tra cấp huyện trở lên.....
 
  • Like
Reactions: NambinhTTC
Chi Hội Trưởng P.O.C
CSGT có hiệu lệnh dừng xe mà mấy bác bỏ chạy thì có ngày ăn kẹo đồng lủng lốp . Công an phường có quyền khám sát nhà , CSGT có quyền khám sát tất cả mọi phương tiện đang giao thông . Nếu bỏ chạy , tương đương chống thi hành = ăn đạn .
 
Hạng D
14/10/09
1.967
202
63
haobui nói:
CSGT có hiệu lệnh dừng xe mà mấy bác bỏ chạy thì có ngày ăn kẹo đồng lủng lốp . Công an phường có quyền khám sát nhà , CSGT có quyền khám sát tất cả mọi phương tiện đang giao thông . Nếu bỏ chạy , tương đương chống thi hành = ăn đạn .
E nghĩ trừ khi gặp cướp thì xxx mới phải dùng đến súng, còn vi phạm GT thì xxx cũng ko móc ra làm gì, bắn 1 phát đạn về làm báo cáo tùm lum cũng phiền lắm chứ đâu phải sướng.
 
Hạng D
16/11/09
2.027
720
113
KienTrungTK21 nói:
Ngay lúc đó bác lôi ĐT ra, đọc rành mạch cho ĐT ghi lại:
CHXHCNVN - ĐLTDHP...
Ngày, tháng, năm... lúc...tại...
Tôi Ng~ Văn A điều khiển xe ... BKS... chạy sát lề phải có xinhan...
CSGT Ng~ Văn B cấp bậc... số hiệu... tạm giữ các loại giấy tờ sau... vì lỗi vượt phải...
Tôi không đồng ý với lỗi này...và có ý kiến thế này... nhưng các anh ý muốn thế này...

Bảo đảm tay XXX đó không giám làm quá hoặc có vẫn làm thì bác cũng có bằng chứng để chí ít cũng lôi được tay đó ra làm việc với cấp trên.
Bác nói như là chuyện xảy ra giữa bác chủ thớt với người có ý thức ấy. Nếu có ý thức cơ bản, xxx đã ký vào biên bản và để bác chủ thớt ghi ý kiến.
Bác ơi, gặp người thì nói lý, nói tình; chứ gặp cướp, gặp ... mà đứng đó nói lý có khi ăn đòn nữa!
 
Hạng B1
26/9/09
75
2
8
55
NgocLuu nói:
KienTrungTK21 nói:
Ngay lúc đó bác lôi ĐT ra, đọc rành mạch cho ĐT ghi lại:
CHXHCNVN - ĐLTDHP...
Ngày, tháng, năm... lúc...tại...
Tôi Ng~ Văn A điều khiển xe ... BKS... chạy sát lề phải có xinhan...
CSGT Ng~ Văn B cấp bậc... số hiệu... tạm giữ các loại giấy tờ sau... vì lỗi vượt phải...
Tôi không đồng ý với lỗi này...và có ý kiến thế này... nhưng các anh ý muốn thế này...

Bảo đảm tay XXX đó không giám làm quá hoặc có vẫn làm thì bác cũng có bằng chứng để chí ít cũng lôi được tay đó ra làm việc với cấp trên.
Bác nói như là chuyện xảy ra giữa bác chủ thớt với người có ý thức ấy. Nếu có ý thức cơ bản, xxx đã ký vào biên bản và để bác chủ thớt ghi ý kiến.
Bác ơi, gặp người thì nói lý, nói tình; chứ gặp cướp, gặp ... mà đứng đó nói lý có khi ăn đòn nữa!
muốn khòi ăn đòn khi gặp. . . cướp thì kẹp 200k vô theo giấy tờ là ok kekeke
em pótay tụi xxx này luôn.nó muốn ăn nhưng k đc là nó hay có cái vụ đưa giấy tờ đây rồi...biến làm mình ''săn bắt cướp'' gần chết.săn k đc thì mệt mỏi luôn.em dám
chắc bác chủ thớt phải khá vất vả khi phải sbc đó,vì nó giử hết linh hồn vợ 2 rồi đó:(
kết luận:bác hố là tất cả các bác ơi
bash.gif
 
Hạng D
23/11/10
1.201
1.268
113
HCM
2lua_pt nói:
NgocLuu nói:
KienTrungTK21 nói:
Ngay lúc đó bác lôi ĐT ra, đọc rành mạch cho ĐT ghi lại:
CHXHCNVN - ĐLTDHP...
Ngày, tháng, năm... lúc...tại...
Tôi Ng~ Văn A điều khiển xe ... BKS... chạy sát lề phải có xinhan...
CSGT Ng~ Văn B cấp bậc... số hiệu... tạm giữ các loại giấy tờ sau... vì lỗi vượt phải...
Tôi không đồng ý với lỗi này...và có ý kiến thế này... nhưng các anh ý muốn thế này...

Bảo đảm tay XXX đó không giám làm quá hoặc có vẫn làm thì bác cũng có bằng chứng để chí ít cũng lôi được tay đó ra làm việc với cấp trên.
Bác nói như là chuyện xảy ra giữa bác chủ thớt với người có ý thức ấy. Nếu có ý thức cơ bản, xxx đã ký vào biên bản và để bác chủ thớt ghi ý kiến.
Bác ơi, gặp người thì nói lý, nói tình; chứ gặp cướp, gặp ... mà đứng đó nói lý có khi ăn đòn nữa!
muốn khòi ăn đòn khi gặp. . . cướp thì kẹp 200k vô theo giấy tờ là ok kekeke
em pótay tụi xxx này luôn.nó muốn ăn nhưng k đc là nó hay có cái vụ đưa giấy tờ đây rồi...biến làm mình ''săn bắt cướp'' gần chết.săn k đc thì mệt mỏi luôn.em dám
chắc bác chủ thớt phải khá vất vả khi phải sbc đó,vì nó giử hết linh hồn vợ 2 rồi đó:(
kết luận:bác hố là tất cả các bác ơi
bash.gif
@bác Ngoc Luu: Đấy chính vì gặp người không có ý thức mới phải chơi bài bằng chứng rõ ràng thế này để còn có cửa nói phải trái với XXX
@bác 2 lúa: Bác cứ làm hư "đầy tớ của dân" kiểu này thì AE mình còn khổ hoài. Mai mốt nó tăng giá theo lạm phát nữa thì chết.
 
Hạng B1
7/4/10
50
14
8
kidrock290380 nói:
E nghĩ trừ khi gặp cướp thì xxx mới phải dùng đến súng, còn vi phạm GT thì xxx cũng ko móc ra làm gì, bắn 1 phát đạn về làm báo cáo tùm lum cũng phiền lắm chứ đâu phải sướng.
 
Mình nghĩ bạn lầm to rồi, chính mắt mình thấy 1 lần hồi xưa khi mà đường Võ Thị Sáu còn vẽ dải phân cách liền (giành cho xe máy) chứ ko đứt khúc như bây giờ. Có xe tải kia chạy sang làn của xe 4 chỗ bị CSGT thổi chạy luôn. Đã bắn súng lúc đó là 11h tối(giờ này bấm còi còn ko được nữa là), ngay ngã 4 Bà huyện thanh quan và Võ thị sáu, sát với văn phòng nhà nước, chỗ này xe máy dừng lại nghe dt cũng bị đuổi nữa là.
 
Bắn xong đồn công an ngay đó chạy ra đứng nhìn cũng đâu làm gì được, nhìn bộ dạng của CSGT cha đó như là đang nhậu bị thiếu tiền nên chạy ra kiếm vài “chai” về nhậu tiếp. Mà ông đó có đuổi đâu gọi bộ đàm cho 2 thằng CSGT đàn em đuổi theo xe chạy ra hướng CMT8. Còn mình thì tiếp tục đứng lại “xin” của mấy xe máy
Còn đạn bắn thì về chắc còn lâu mới phải suy nghĩ, bao che cho nhau hết ấy mà
 
Hạng B2
2/8/07
460
8
18
tungduong nói:
Bác nhầm rồi, CSGT có quyền dừng mọi phương tiện đang tham gia giao thông bình thường khi họ có nghi vấn ( xe ăn cắp, đeo biển số giả, chở hàng lậu, lái xe không có bằng, xe nhập lậu vào VN ...và 1001 lý do khác ) Nếu bác hỏi tôi có lỗi gì thì sẽ được nêu ra ngay và việc bắt buộc là lái xe phải xuất trình giấy tờ
Trường hợp của bác chủ thớt thì chưa rõ là bác có mắc lỗi đó hay không, nhưng CSGT làm như vậy là sai, chúc bác sớm giải quyết vấn đề ổn thỏa
CSGT có quỳên dừng xe khi phát hiện có nghi vấn. nhưng nếu ko có lỗi thì ko được dừng xe. còn lý do lái xe phải xuất trình giấy tờ thì không thỏa mãn lắm. vì nó ko đúng quy trình, vì theo đúng quy trình là dừng xe, chào, nói lỗi vi phạm, sau đó mới đến thủ tục kiểm tra giấy tờ. nếu lồng ghép vi phạm và kiểm tra giấy tờ nhau là ko dc.