Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Thớt hỏi là cảnh sát trật tự, đồ xanh mạ non. Chứ CSGT thì kiểm tra nồng độ cồn là đúng chức năng rồi còn gì.
Lập chốt thì phải từ cấp phòng CSGT, cấp sở ra kế hoạch, chuyên đề.
Vài anh CSGT + CSTT tự ý ra lập chốt đo nồng độ cồn đại trà thì ko được.
 
Tập Lái
14/12/10
22
104
43
Lập chốt thì phải từ cấp phòng CSGT, cấp sở ra kế hoạch, chuyên đề.
Vài anh CSGT + CSTT tự ý ra lập chốt đo nồng độ cồn đại trà thì ko được.
Cái này em muốn hỏi là cstt cấp Quận,Huyện thôi bác.Bởi vì đang đi rước con đi học về gần 10h tối bỗng ở đâu một chú cstt mặc đồ xanh lè nhảy bổ ra đòi kt nồng độ cồn.Nên em mới thắc mắc là liệu cstt có được lập chốt kt hay kg đó mà.
 
Hạng D
18/9/15
2.306
2.732
113
Nói chung , uống rượu bia thời đừng đụng vô ba cái xe làm gì.Nhậu quắc cần câu được 1 bữa mà sượt vài cú sợ bỏ cụ ra, chả thích thú mụ gì. Còn CS nói chung hay TT hay GT hay bất cứ nhân viên cơ quan chức năng nào mà lập chốt và có súng đo cồn , thì nên tuân thủ. Dính cũng nặng tiền nhưng còn có đường ra. Chứ cái BMW kỳ rồi kinh khủng quá. Nên cân nhắc cái nào thiệt hơn mà làm. Còn khi nào liên quan tới " bánh mỳ " hay " tờ rơi " thì hẵng bàn luận vì đó chỉ đơn thuần là chuyện tiền.
 
  • Like
Reactions: tonda and Honda 67
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Cái này em muốn hỏi là cstt cấp Quận,Huyện thôi bác.Bởi vì đang đi rước con đi học về gần 10h tối bỗng ở đâu một chú cstt mặc đồ xanh lè nhảy bổ ra đòi kt nồng độ cồn.Nên em mới thắc mắc là liệu cstt có được lập chốt kt hay kg đó mà.
Nếu ảnh nhảy vồ ra chụp 1 mình bác rồi nói nghi bác có uống rượu phải thử nồng độ cồn thì được. Nó có quyền.
Nhưng, chặn nhiều xe vô đòi thử hàng loạt nồng độ cồn thì phải có lệnh, kế hoạch, chuyên đề.
Bác hỏi nó là nghi hay chuyên đề.
 
Tập Lái
14/12/10
22
104
43
Mình thì chả nhậu nhẹt gì.Chỉ ghét cái thói lạm quyền nên muốn tìm hiểu để biết thêm luật vậy thôi.
@ntt61:Cám ơn bác!
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
7/3/07
2.228
58.954
113
Lập chốt thì phải từ cấp phòng CSGT, cấp sở ra kế hoạch, chuyên đề.
Vài anh CSGT + CSTT tự ý ra lập chốt đo nồng độ cồn đại trà thì ko được.
Cấp quận được rồi bác. Bác chưa thấy CSGT quận kiểm tra nồng độ cồn sao.
 
Hạng D
14/6/09
2.580
2.959
113
Phòng là cấp Quận, Sở là cấp Tỉnh, TP đó bác!
Trưởng CA Quận/TP thuộc tỉnh = Trưởng Phòng của CA Tỉnh/TP (cấp 1). Và quyền còn to hơn ấy.
Còn đo kiểm này nếu đi cả team thì ok thôi ạ.

Em còn thấy CSTT (2 xe 4 đồng chí, không có GT đi cùng) đi rình bắt không đội nón bảo hiểm cơ, cái này không biết đúng không (mà em ủng hộ).
 
Hạng F
1/6/15
5.526
29.160
113
Trích nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

Điều 4. Những trường hợp cần thiết phải huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hoá, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 5. Thẩm quyền huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
3. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi từ hai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên.
4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng Cảnh sát khác thuộc quyền quản lý và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương mình phụ trách.

Điều 8. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng Cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.