Giao Thông
22/3/19
1.126
2.737
131
34
Trước những băn khoăn, phản ánh trên mạng xã hội về việc người dân uống nước sirô, hoa quả, ngậm thuốc sâu răng... bị 'dính' lỗi nồng độ cồn, Cục CSGT đã có những thông tin về việc này.

đo nồng độ cồn


Sáng 22/2, Cục Cảnh sát giao thông (C08) tổ chức hội nghị "thông tin công tác đảm bảo an toàn giao thông năm 2023 của lực lượng CSGT". Hội nghị do thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng C08, chủ trì.

Tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục CSGT - Bộ Công an giải đáp băn khoăn của nhiều tài xế về việc chỉ uống siro, ăn trái cây và thuốc sâu răng vẫn bị xác định vi phạm nồng độ cồn. Giải đáp vấn đề này, Thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết các cơ quan liên quan đã có nhiều thử nghiệm, kết quả cho thấy việc ăn trái cây, uống siro không ghi nhận nồng độ cồn trong hơi thở.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức cho hay, hiện nay, việc đo nồng độ cồn được thực hiện theo hai chế độ. Đầu tiên là chế độ định tính (xác định có cồn hay không), sau đó CSGT mới đo định lượng để xác định hàm lượng làm căn cứ xử phạt.

Do vậy, CSGT không thể xử lý sai mà không có nồng độ cồn. CSGT thực hiện công khai minh bạch, không xử lý trường hợp sai quy định.

"Chắc chắn anh phải có định tính trước, khi định tính rồi thì có nồng độ cồn theo định lượng, chỉ số theo từng mức ở Nghị định 100, do đó không thể sai được", Thiếu tướng Lê Xuân Đức phân tích.

Thiếu tướng Lê Xuân Đức

Thiếu tướng Lê Xuân Đức - Phó cục trưởng Cục CSGT

Ngoài ra, thông số của Bộ Y tế và CSGT khác nhau, bởi nồng độ cồn Bộ Y tế căn cứ vào máu từ khi sinh ra cơ thể con người đã có lượng men nhất định để giải quyết sinh lý con người là bình thường. Còn lực lượng CSGT đo nồng độ cồn qua hơi thở, ở đây chắc chắn có định tính thì sẽ có nồng độ cồn trong định lượng hiện chỉ số được quy định trong Nghị định 100.

Ông Đức nói thêm, lực lượng CSGT cũng thực hiện quy chế dân chủ trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm, đồng thời cũng quy định rõ những trường hợp nào được giám sát và phản ánh.

Theo Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Cục CSGT sẽ tiếp thu việc nâng mức vi phạm nồng độ cồn để đủ sức răn đe. Trong đó, tham khảo cả việc một số nước xử lý hình sự với lỗi vi phạm nồng độ cồn.

Xem thêm:
 
Hạng C
30/7/16
533
828
93
Quận 8, HCMC
Phạt, thậm chí phạt cực nặng mấy ma men vẫn ngoan cố tham gia giao thông sau khi uống là ủng hộ 2 tay và cả 2 chân luôn (nếu cần thiết :))
Còn nói kiểu hàng hai: "định tính" và "định lượng" cho ra vẻ khoa học chứ mấy ổng mà cố ý lượm bánh mì (có chủ ý) thì kiểu gì tài xế cũng RA BÃ hết, thử coi mấy ai thoát được mà không mỏi mệt 1 cách vô lý?
 
Hạng D
2/7/17
1.761
2.386
113
45
Sau mấy đợt thanh tra trung tâm Đăng Kiểm, sát hạch lái xe. Thanh tra nốt mấy ông Thanh tra GT công chánh và CSGT, lúc đó mà nói mấy ông này trong sạch. Ai chớ tui không phục.
 
Hạng C
18/3/20
976
932
93
39
định lượng ở đâu, bằng cách nào, đơn vị nào làm? nếu định lượng xong mà người dân ko có nồng độ cồn thì ai chịu trách nhiệm đền bù thời gian chờ đợi, chi phí định lượng???
Định lượng là cái máy đo hiện số bao nhiêu để ra số phạt ấy, định tính là check ban đầu âm tính hay dương tính với cồn, thường là thổi nhanh khi tài xế còn trên xe. Mà em nghe mấy vụ máy định lượng cũng sai lè ra, đổi máy khác thì lại ra 0 . Ông nào xui xui vô mấy cái máy xàm đó không chừng mức 1 được thành mức 2 :D
 
Tập Lái
9/2/20
49
35
18
Vẽ ra cái định tính với định lượng cho màu mè đánh võng chứ chả chứng minh được việc phương pháp đó tránh được gây oan sai hay nồng độ quá thấp ko đáng kể nhưng vẫn ăn đòn vì nồng độ >0.
 
  • Like
Reactions: He He and CuBiMi
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Cái chất làm mẫu còn bê bối k đạt chuẩn mà nói ai tin. K biết có bao nhiêu nước trên tg bắt buộc nồng độ cồn phải bằng 0 tuyệt đối nhỉ?
 
  • Like
Reactions: Perenco