Hành trình ngày 01 : Ăn sáng Việt Nam, ăn trưa ở Campuchia và ăn tối tại LàoHành trình ngày thứ 1 được xem là khá dài và hoàn tất nhiều thủ tục xuất và nhập cảnh tại 2 cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia và TrapaingKreal của Campuchia sang Lào. Thông thường nếu chỉ đi Lào thì chỉ cần lên sở GTCC đăng ký giấy phép liên vận cho xe và tốn khoản 50 ngàn đồng, tuy nhiên do đoàn đi qua Cam nên phải xin giấy phép đoàn Caravan từ Tổng cục du lịch Việt Nam và giấy phép du lịch từ 2 nước bạn Cam và Lào. Lệ phí cho mỗi khách đi qua cửa khẩu Hoa Lư là 40 ngàn đồng ở phía Việt Nam, và 2 đô la Mỹ khi nhập cảnh tại Cam. Ngoài chi phí “lobby” cho 2 xe qua 2 cửa khẩu, bảo vệ kiểm tra tại 2 cửa khẩu biên phòng cũng yêu cầu phải thêm tí chi phí “trà đá” ..Tại cửa khẩu TrapaingKreal cũng vậy, để đóng mộc xuất nhập cảnh tại mỗi nước cũng phải tốn 2 đô la Mỹ cho mỗi người. Do có phí “bôi trơn” nên các anh làm việc cũng rất vui vẻ và nhanh chóng. Tại mỗi cửa khẩu đoàn xe 2 chiếc và 8 người chỉ mất khoảng 15-30 phút để hoàn tấ các thủ tục xuất nhập cảnh cho người và xe.
5 giờ sáng các thành viên chụp ảnh lưu niệm trước khi khởi hành
Khách mời chị Trà và anh Tuấn quay film trong đoàn
Đoàn chụp ảnh lưu niệm sau khi ăn trưa tại tỉnh Kratíe -Cam
Kratie là một trong những tỉnh ở phía đông bắc Campuchia. Giáp Stung Treng ở phía bắc, tỉnh Mondulkiri phía đông, Kampong Thom và Kampong Cham về phía tây, và tỉnh Tbong Khmum và Việt Nam về phía nam. Khách du lịch đến đây chủ yếu tham quan và khám phá nhóm cá heo Irrawaddy quý hiếm nước ngọt. Do đó, cá heo là điểm thu hút du lịch chính của tỉnh và thành phố.
địa điểm du lịch ngắm cá heo nước ngọt tại tỉnh Kratie
Cây cầu sắt cũ kỹ thường thấy trên cung đường từ Kratie đến biên giới Lào
2 chiếc Audi Q3 và Q5 đang vượt qua 50 cây số đường đất đỏ tại Cam
Đang vào mùa khô đã đầy bùn lầy, nếu đi vào mùa mưa thì cung đường này cũng là 1 thử thách "off-road" cho các xe di chuyển
Hết đoạn đường xấu rồi đến đoạn đường tốt vừa được hoàn thiện
2 tài chính của đoàn
Người đẹp sứ Quảng đang làm dáng
Sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh người và xe tại biên giới Cam- Lào, cả đoàn thở phảo nhẹ nhõm và bắt đầu chuyến thăm quan đến thác nước được xem là lớn nhất Đông Nam Á cách biên giới khoảng 20 cây số. Thác nước Khong Phapheng là một thác nước lớn trên sông Mê Kông nằm trong tỉnh Champasak của Lào gần biên giới với Campuchia. Từ thời Pháp đã có ý định xây dựng tuyến đường thủy một mạnh nối liền 3 nước Lào, Cam và Việt Nam, nhưng thác nước đã gây cản trợ cho kế hoạch nối liền khu vực ven biển thuộc Việt Nam vào sâu tới tận Trung Quốc.
Kết thúc hành trình thăm quan thác nước thì trời đã sụp tối, với 180 cây số còn lại đến địa điểm dừng chân đầu tiên là thành phố Pakse – thành phố lớn thứ 2 của Lào thuộc tỉnh Champasak. Cung đường này khá đẹp mà mình từng có dịp trãi nghiệm tốc độ cao từ 150-210km/h trên chiếc Audi A4 trước đây, tuy nhiên do trời tối nên đoàn xe Audi Q3 và Q5 đã mất hơn 1 tiếng rưỡi để đến khách sạn Pakse .
Chụp ảnh lưu niệm tại khách sạn Pakse
Xe đã bám đầy đất đỏ sau hành trình ngày thứ 01
Thăm quan ngôi chùa lớn nhất tại Pakse có hơn 300 trăm năm tuổi
Thông tin về Pakse từ Facebook Cô Gái Đồ Long
"Pakse nằm cách Vientiane chừng 700 km và cách Thailand 40 km, xưa là kinh đô của quốc vương Champasak Bounum, vua cuối cùng của chế độ phong kiến Lào, bị sụp đổ năm 1946. Người Việt tại Pakse khá đông, khoảng 5-6.000 người, chủ yếu buôn bán. Có những doanh nghiệp nổi tiếng, như Tập đoàn Café Đào Hương; rùi có nhà hàng Việt, cơm Việt, khách sạn Việt, rửa xe Việt, ngân hàng Việt...sinh hoạt na ná như một số tỉnh ở phía Bắc Việt Nam. Lao Airlines có đường bay trực tiếp hàng ngày từ Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng.
Việt kiều ở đây đa phần từ Việt Nam chạy giặc đói và loạn lạc qua những năm 1945, trãi mấy thế hệ nhưng vẫn giữ nhiều truyền thống hay. Con nít được học tiếng Việt tới lớp 5 thì mới chuyển qua học trường Lào, họ mang tên Việt và cả tên Lào; ở nhà cha mẹ nói chuyện với con cái bằng tiếng Việt. Cho dù sống mấy đời ở Pakse nhưng không nhìu người ăn tết bản xứ, vẫn giữ nhìu tập tục cổ truyền VN.
Tui thấy Việt kiều ở đây hay nè, phong cách sống được Lào hóa nhìu. Buôn bán thì như chả cần khách hàng, ai thích thì mua không thì...thôi, hơm có chèo kéo, giành giựt; hổng có chuyện thấy người khác đắt khách hơn thì tìm cách chơi xấu. Tới đây mà hỏi đường ha, họ không chỉ mà...dẫn tới tận nơi lun. Mấy Việt kiều bảo sống nhẹ nhàng như vậy quen rùi, giờ về VN thấy sợ. Tui hỏi ở đây tình hình trị an thế nào, police tốt hơm. Bà Châu, một chủ tiệm ăn cười trả lời: công an nào cũng ăn hối lộ từ trên xuống dưới, phần lớn là ăn nhỏ thôi chứ không ăn to. Hoho...cái này thì giống VN [/i]
Pakse ngoài nơi ở của quốc vương Bounum còn nhiều nơi tham quan như Cầu hữu nghị Lào-Nhật, Khu thương mại Đào Viêng. Xa đó 40km là di sản thế giới Wat Phou, đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu. Đến thế kỷ 13 thờ Phật và tồn tại đến giờ, đây là một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
- Hành trình Audi Indochina của chúng tôi vừa ghé thăm đồng chí Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Leo Tủ Ăn Đu Đủ và hoa hậu Cai Hẳn Thôi Không Đẻ ;-*"
Việt kiều ở đây đa phần từ Việt Nam chạy giặc đói và loạn lạc qua những năm 1945, trãi mấy thế hệ nhưng vẫn giữ nhiều truyền thống hay. Con nít được học tiếng Việt tới lớp 5 thì mới chuyển qua học trường Lào, họ mang tên Việt và cả tên Lào; ở nhà cha mẹ nói chuyện với con cái bằng tiếng Việt. Cho dù sống mấy đời ở Pakse nhưng không nhìu người ăn tết bản xứ, vẫn giữ nhìu tập tục cổ truyền VN.
Tui thấy Việt kiều ở đây hay nè, phong cách sống được Lào hóa nhìu. Buôn bán thì như chả cần khách hàng, ai thích thì mua không thì...thôi, hơm có chèo kéo, giành giựt; hổng có chuyện thấy người khác đắt khách hơn thì tìm cách chơi xấu. Tới đây mà hỏi đường ha, họ không chỉ mà...dẫn tới tận nơi lun. Mấy Việt kiều bảo sống nhẹ nhàng như vậy quen rùi, giờ về VN thấy sợ. Tui hỏi ở đây tình hình trị an thế nào, police tốt hơm. Bà Châu, một chủ tiệm ăn cười trả lời: công an nào cũng ăn hối lộ từ trên xuống dưới, phần lớn là ăn nhỏ thôi chứ không ăn to. Hoho...cái này thì giống VN [/i]
Pakse ngoài nơi ở của quốc vương Bounum còn nhiều nơi tham quan như Cầu hữu nghị Lào-Nhật, Khu thương mại Đào Viêng. Xa đó 40km là di sản thế giới Wat Phou, đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu. Đến thế kỷ 13 thờ Phật và tồn tại đến giờ, đây là một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
- Hành trình Audi Indochina của chúng tôi vừa ghé thăm đồng chí Vay Hẳn Xin Xin Hẳn, Xăm Thủng Kêu Van Hỏng, Ôm Phản Lao Ra Biển, Say Xỉn Xông Vô Hẻm, Teo Hẳn Mông Bên Phải, Xà Lỏn Dây Thun Lỏng, Leo Tủ Ăn Đu Đủ và hoa hậu Cai Hẳn Thôi Không Đẻ ;-*"