Y3
Tập Lái
14/6/09
30
0
8
Phong trào tennis của OS đang lên mạnh mẽ, để phục vụ cho việc luyện tập và thi đấu tốt hơn, em xin phép được viết 1 bài về giày tennis, chỉ là những kiến thức lượm lặt ít ỏi nhưng với tinh thần xây dựng em đánh bạo post lên đây mong được các bác có chuyên môn hơn chỉnh sửa và cùng đóng góp cho một sân chơi hoàn thiện hơn.
1. Chọn giày tennis:
a. Giày là để phục vụ người chơi vì vậy điều trước tiên bác cần nghĩ đến là chân bác thuộc kiểu gì, theo lời khuyên từ nsx adi có 3 kiểu chân thông thường như sau: chân dày, chân mỏng và loại bình thường. Để biết chân mình thuộc loại nào, các bác làm đơn giản như sau: ngâm chân vào nước, rút ra và đặt vuông góc xuống sàn phẳng (loại sàn nào có thể nhìn rõ vết chân), nếu:
- Vết chân bị lõm nhiều ở giữa: chân bác thuộc loại chân mỏng. Người xếp trong nhóm này cần chú ý các điểm như sau: Giày thường bị mòn nhiều ở đế, phía bên ngoài gót chân; cần chọn 1 đôi giày có thiết kế phần mũi thoải mái cho các ngón chân. Để đảm bảo ngăn chặn được trượt và xoay giày thì nên chọn loại giày có thiết kế đế chống mài mòn cao. Khuyến nghị nên sử dụng miếng lót giày có phần đệm nhô cao ở phần lõm của lòng bàn chân.

- Vết chân là một vệt đặc, đầy đặn toàn khối: chân bác thuộc loại chân dày. Người xếp trong nhóm này cần chú ý các điểm như sau. Đây là loại thể trạng rất dễ bị chấn thương khi chơi tennis, cần đặc biệt lưu ý đến việc chọn giày cho thật phù hợp, chú ý nhiều đến loại giày tăng khả năng chịu lực và độ êm (nhất là phần gót).

- Vết chân là kết hợp của cả 2 kiểu đã đề cập: không quá mỏng cũng không quá đầy đặn: người xếp trong nhóm này có loại chân bình thưởng rất thoải mái trong việc chọn lựa bất kỳ loại giày Tennis nào miễn là nó tạo cảm giác thoải mái hoặc họ có thể thoải mái lựa chọn loại giày chơi trên trên từng loại sân.


b. Chọn giày theo trọng lượng giày: do đặc trưng của môn chơi mà giày tennis luôn nặng hơn giày running vì vậy tinh thần là sẽ làm việc với một công cụ chơi nặng, tuy nhiên mỗi kiểu khác nhau (của cùng 1 hãng) hoặc mỗi thương hiệu giày khác nhau sẽ có trọng lượng nặng nhẹ khác nhau thì lời khuyên là: nếu có điều kiện nên chọn loại nặng cho tập luyện và chọn loại nhẹ cho thi đấu.

c. Chọn giày cho vận động viên: những vđv thi đấu chuyên nghiệp đỉnh cao thường có sự hỗ trợ đặc biệt từ các hãng sản xuất thể thao lớn, những thành quả công nghệ nghiên cứu mới nhất, ưu việt nhất thường ưu tiên phục vụ cho các đối tượng này. Giày tennis thiết kế riêng cho các vđv tranh tài đỉnh cao được làm dựa trên lối chơi và thể trạng của từng người. Có 2 kiểu thường gặp như sau: giày tấn công và giày cân bằng:


- Giày tấn công: đặc điểm dễ nhận của loại giày này là kết cấu giày có mũ giày nhọn và độ cong của đế lớn. Giày này thường sử dụng cho các vđv có chiều cao tiêu chuẩn trong tennis: 180-190cm, (Roger Federer). Ưu thế của loại giày này là khả năng tăng tốc ưu việt do sự kết hợp hoàn hảo giữa bước chạy và động năng. Thích hợp cho các vđv có lối chơi tấn công cuối sân. Chấm dứt 1 bước chạy động tác tiếp đất của chân xuống mặt sân, do đế giày có độ cong lớn nên nó hấp thu động nặng trong quá trình nén chân xuống và nó xả ra ngay ở quá trình bắt đầu 1 bước chạy khác là động tác nhấc chân lên để thực hiện bước chạy kế tiếp vì vậy sự tăng tốc của vđv được thực hiện nhanh nhất có thể. Nhược điểm của loại giày này là không bền do kết cấu cong nhiều của đế và tính ổn định kém hơn so với loại giày cân bằng.
Cùng bàn về giày Tennis .
- Giày cân bằng: kết cấu giày thường có mũ giày bằng và đế giày có độ cong nhỏ hơn loại trên để tạo độ bám sân cao, là loại giày được thiết kế cho các vận động viên có điểm yếu về mặt vận động và duy trì trạng thái vận động, những vận động viên có chiều cao quá khổ (trên 190cm, ví dụ như Robin Soderling hay Marat Safin) thường cần sự cân bằng và duy trì cân bằng cao hơn đặc biệt khi di chuyển nên hầu hết họ thường dùng loại giày này.
adi1.jpg

2. Một số lưu ý khi chọn mua giày:​
a. Theo một số nghiên cứu thì giờ hoạt động thể thao tốt nhất trong ngày nên là từ 5 pm - 8pm, những nghiên cứu cho thấy rằng trong khoảng thời gian nói trên cơ thể tiết nhiều hoạt chất giúp ổn định và kháng chấn tốt nhất cho những vận động cường độ cao. Và lời lời khuyên đầu tiên là nên chọn thời điểm mua giày sau một trận cầu (hoạt động thể thao nào đó) cuối ngày (trong khoảng thời gian trên), vì theo nsx adi thì kích thước bàn chân tăng từ 5-8% sau những hoạt động mạnh cuối chiều.​
b. Đối với những bác có kích thước 2 bàn chân khác nhau nhiều: lời khuyên là nên chọn giày theo kích thước chân nào to hơn.​
c. Nên đi thử ít nhất 3 đôi giày theo 3 dạng khác nhau trước khi quyết định chọn mua.​
d. Tốt nhất là mang theo giày cũ để nhân viên bán hàng tư vấn cho bác một cách chính xác và nhanh nhất khi chọn mua giày mới.​
e. Nên hỏi kỹ nhân viên bán hàng về loại đệm giày: có tháo rời để thay thế được không, ví phần đệm này mang tính quyết định đối với độ êm ái và những thay đổi của lòng bàn chân.​
f. Lưu ý cuối cùng là nên thay giày vào lúc nào: adi khuyên bác nên thay giày khi sử dụng được 500 dặm, thực tế khó có thể biết được khoảng thời gian nào thì đạt được con số trên vì vậy lời khuyên là nên kiểm tra thật kỹ đế giày sau mỗi trận đấu, khi phần zích zắc gai đế giày không còn dễ dàng nhận biết được nữa thì báo hiệu đã đến lúc thay giày, hoặc đối với những bác có lối chơi chuyên biệt (nhón chân giao bóng ...) thì những phần tương ứng sẽ mòn trước đó cũng là lúc nên thay giày. Thông thường nên thay sau khoảng 1 năm.​
(bài sau: cách bảo quản và rửa giày)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/5/05
1.543
20
38
Biên Hòa
Bài viết của bác Y3 rất giá trị, mong bác hoàn thiện để ace có thông tin thêm về giày .

Bác có cách nào thủ công nhất để nhận biết giày chính hãng và giày nhái 1 cách tương đối ko, chia sẽ cùng ace nhé, em đọc bài của bác nói giày xịn thì Dây, miếng lót, keo dán đế sẽ xịn, nhưng những thứ này sau khi sử dụng 1 thời gian dài mới biết nó xịn hay ko ;).
 
Y3
Tập Lái
14/6/09
30
0
8
Cảm ơn bác otobienhoa đã động viên em!
Tuy chỉ là đôi giày mang dưới chân nhưng nó được sản xuất bởi 1 tập đoàn số 1 thế giới nên để hiểu biết tương đối về cái vật mang dưới chân này cũng mệt lắm. Một năm 2 mùa, mỗi mùa vô số kiểu muốn biết nhái thì phải biết thật trước mà thật nó nhiều như vậy em chưa biết hết thì làm sao phân biệt được nhái, vì vậy thay vì nói về nhận biết thật, nhái thì em chỉ dám khuyên các bác vài điểm đơn giản như sau thôi.

Tốt nhất vào cửa hàng của hệ thống adi VN mà mua giá tuy cao nhưng yên tâm. Có sản phẩm tốn cả triệu usd để phát triển nên giá cao là điều dễ hiểu và ai cũng chăm chăm mua hàng ngoài cho rẻ thì hãng phá sản.

Nhưng khổ nỗi hàng phi chính thức (k đc phân phối bởi ht adi VN) thì đôi khi ta gặp vài món đẹp quá, giá lại rẻ muốn mua mà lại băn khoăn thật nhái thì làm sao !? Thông thường có 4 loại phi chính thức bán ở VN như sau:

1. Nhái: hàng này TQ sản xuất, hay đóng tag (phần tem phía trong lưỡi gà của giày) phổ biến là Made in China, Indonesia. Hàng này mẫu mã bên ngoài giống hàng thật, đóng gói full luôn: hộp, giấy lót, label .. đủ. Nhưng mang thử thấy cứng, không êm vì miếng lót giày có làm được bằng hàng xịn đâu và các bác chú ý 1 điểm là đủ size: vì làm giả bán rẻ phải làm nhiều mới hiệu quả, làm 1 2 đôi để bán thôi thì húp cháo. Nhìn tag giày thấy chữ không sắc nét.

2. Hàng VN xuất khẩu: hàng này đúng do nhà máy thuộc ht adi sản xuất, vì lý do nào đó mà mang được phi chính thức ra ngoài bán. Hàng này chất lượng dĩ nhiên cao chì khác hàng thật ở chỗ là thường là không hộp, ít size.

3. Hàng do VN làm: hàng này được làm từ nguyên vật liệu của những nhà máy thuộc ht adi, vì lý do nào đó mang được những nguyên vật liệu đó ra ngoài, vật liệu thì giống vật liệu xịn nhưng gia công không giống nên chất lượng kém. Ví dụ điển hình là keo dán đế: hàng thật dán bằng keo chuyên dụng, hấp keo nên xài vài ba năm khi giày banh ta lông bung lớp đế dán ma sát ra mà ta chẳng thấy bóng dáng của keo dán nào, vì quá trình hấp keo, keo tan chảy hòa vào 2 lớp vật liệu đế rồi. Hàng giả này bung ra thấy liền. Điểm nữa là hộp giày cũng hay bị sai.

4. Hàng nhập khẩu về bán: lái buôn ở VN hay săn được các mối hàng sale off ở nước ngoài nên về bán rẻ, hàng này chất lượng tốt vì hàng thật nhưng cũng hay mất hộp, nếu mua nên hỏi hóa đơn chứng từ nhập khẩu, còn nếu xách tay lệu thuế thì xếp vào loại 2 luôn.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/5/09
2.269
114
0
49
em mới lấy Baricade 6.0 có những so sánh với Baricade V như sau , không so với các loại giày của hãng khác vì mỗi hãng có những đặc điểm khác nhau và không so như vậy được.
1-Mũ giày
Baricade V phần mũ giày vật tư chống mài mòn ép với Mesh thành 1 mảng lớn và khi mang có dợn sóng ở má trong của giày
Baricade 6.0 đã cải tiến phần này bằng cách làm thành những lỗ nhỏ và cắt từ eo đế giày thành 1 đường thẳng, và mũ giày được đục các lỗ thông hơi cả má trong và má ngoài + ép chìm đẹp mắt.
Cùng bàn về giày Tennis .

2-Gót giày:
Phần đế ở gót có thêm thành đế cao sẽ giữ gót chân ổn định hơn so với Baricade V

Cùng bàn về giày Tennis .


3-Mặt đế giày
Mặt đế giày có các đuờng rãnh sâu hơn Baricade V và vòng tròn Rotation lớn và lõm xuống (màu đỏ) em không cảm nhận được sự khác nhau khi mang giày và xoay khi đánh nhưng theo em thì việc xoay giày sẽ dễ dàng hơn vì những thay đổi này so với Barricade V
Cùng bàn về giày Tennis .

trên đây là những nhận xét của em , bác nào có phát hiện gì mới thì thêm vào hoặc đưa ra các ý kiến phản biện, em đã từng bị dính chấn thương lật sơmi phải nghỉ đánh 18 tháng và đi nạng 3 tháng và bị thốn gót chân khi tập luyện trở lại và chỉ hết thốn khi đổi sang giày Adidas , do vậy em vẫn luôn trung thành với loại giày này.
 
Y3
Tập Lái
14/6/09
30
0
8
Barricade là dòng sản phẩm được phát triển từ cách đây đã 10 năm, hiện giờ đã đi đến thế hệ thứ 6 và khoảng 3.5 triệu sp đã đến tay người tiêu dùng toàn cầu, 1 con số rất đáng kể, chứng tỏ nó là 1 sp hấp dẫn của rất nhiều thị trường trong đó có cả VN.
Giày Barricade 6 ra mắt ở VN chưa lâu nên vẫn còn hơi nóng, nay em xin phép được làm 1 bài về sp này, để giúp các bác chuẩn bị mua có 1 cái nhìn tương đối hơn:

1. Ngoại hình:
Thoạt nhìn đôi A-B 6 này có cảm giác nhựa hóa nhiều như giày mủ, so với A-B 5 thì có vẻ không mạnh mẽ bằng nhưng do hãng sx cải tiến nhiều về vật liệu TPU (Thermoplastic polyurethane: hợp chất cao phân tử nhựa đàn hồi nhiệt dẻo) và EVA (hợp chất tổng hợp của Ethyl, Vinyl và Acetate) để cấu thành nên vệt liệu chính của giày nên nhẹ hơn A-B 5 và đó cũng là lý do thoáng nhìn thì có cảm giác nhựa hóa.
Cùng bàn về giày Tennis .
2. Tính năng chính:
a. Cải tiến vật liệu TPU: sử dụng hợp chất cao phân tử nhựa đàn hồi nhiệt dẻo siêu bền TPU đây là loại vật liệu hóa tổng hợp cao cấp có các đặc trưng cơ lý chịu cắt siêu tốt, kháng mài mòn, độ co giãn đàn hồi rất cao và có tính nhờn (một đặc điểm từ các dẫn xuất hóa học của dầu) đại thể sẽ luôn rất ôm ngón chân, bao quanh nhịp nhàng khi vận động đa hướng. Cải tiến này tập trung bảo vệ cho phần ngón chân, nhất là phía ngón cái.

b. Công nghệ adiPRENE®+: đây là tính năng về vật liệu và kiến trúc vật lý của cấu tạo forefoot outsole (phần bàn chân trước của đế giày). Sử dụng loại vật liệu tổng hợp và cấu trúc lò xo đa hướng của gai đế nhằm mục đích tăng cường lực đẩy, tạo gia tốc cao lúc chuẩn bị tăng tốc. Em sẽ post video clip minh họa hoạt động của loại vật liệu này cho các bác dễ hình dung.
Cùng bàn về giày Tennis .
c. Công nghệ adiWEAR® 6: hợp chất cao phân tử dùng làm đế giày (outsole) có tính năng chống mài mòn cao, trong điều kiện thi đấu bình thường adi cam kết sau 6 tháng sử dụng giày vẫn đạt tiêu chuẩn thi đấu.​
d. Công nghệ adiPRENE®: kháng chấn cho gót, mắt cá, dây chằng cổ chân bằng sự kết hợp đặc biệt của cấu trúc outsole (đế giày-phần tiếp xúc với mặt sân) và midsole (lớp vật liệu đệm nằm giữa outsole và mặt bàn chân).​
Cùng bàn về giày Tennis .
e. Công nghệ TORSION®: Đặc trưng của bàn chân người trong hoạt động thể thao là phần bàn chân trước (forefoot) và phần gót chân có 2 định hướng cho 2 mục đích chuyển động khác hẳn nhau, (đôi khi chúng phối hợp) tuy nhiên trong những hoạt động thể thao cường độ cao thì chính sự khác biệt trong định hường chuyển động của: gót (vd: trụ) và bàn chân trước (vd: tăng tốc) làm cho phần lòng bàn chân (midfoot) bị giằng, xoay, vặn đa hướng mà phần midfoot này có cấu trúc mềm nhất nên dễ chấn thương nhất. Vì vậy cấu tạo của TORSION® này nhằm để kháng chấn cho lòng bàn chân.​
Cùng bàn về giày Tennis .
f. Thiết kế lại phần 3-Stripes:​
Cùng bàn về giày Tennis .
A-B 6 cấu trúc thêm 3 thanh đệm trung gian này tại phần mid-Upper (mu bàn chân), mục đích của việc thiết kế này nhằm để truyền trực tiếp lực xoắn, vặn - trong động tác chạy và dừng đột ngột - xuông phần đế giày (nhưng lại nằm ở midsole) nhằm bảo vệ chống xoay phần giữa chân.​
g. Cải tiến thêm phần hard Claw: thiết kế thêm một đôi móc thép xỏ dây giày. Cấu tạo của cặp claw này đi qua đường thẳng đứng trọng tâm của giày, có tác dụng triệt tiêu lực bung của phần thân giày - trong các động tác chấn động mạnh - vì dây giày được neo cứng cố định hơn so với dùng Eyelets mếm (lỗ xỏ dây) truyền thống.​
Cùng bàn về giày Tennis .
Trên đây là những tính năng chính của đôi Barricade 6, tuy nhiên theo em phần phức tạp nhất của giày này là nằm vật liệu và cấu trúc xếp lớp của kiến trúc giày. Một chút khái quát về đôi giày tennis mới xuất hiện, chúc các bác có một chọn lựa như ý và thi đấu đạt kết quả tốt !​
 
Last edited by a moderator: