Hạng C
2/4/04
755
320
63
Em xin góp 500.000đ, sẽ chuyển khoản cho bác Tý qua Vietcombank.
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
phongluu nói:
OK lão Tà .TÝ giúp hộ anh cái nhé .:D Hôm nào gặp tính luôn .
Vụ Cầu treo để sang năm coi lại kỹ chút mới tính được Tà ơi, :D Hy vọng sang năm ae OS ai mần ăn cũng khấm khá thì chắc là khả thi đó .

Cho em không nghe lời Đại ca tí đi
bash.gif
, Em chưa lập dự toán thử ,nhưng em hình dung cái sông Kỳ Cùng đó rộng chừng 50-70m (không biết có sai thực tế nhiều không ?) , Nếu làm cầu treo kiểu 2 móng BTCT + 2 trụ thép 2 đầu ,căng 4 cables theo kiểu 2 sợi trên là dây võng, 2 sợi dưới đỡ mặt cầu bằng Tre,nứa thì em nghĩ kinh phí chắc cũng không quá cao . Cầu treo thì lại phù hợp với sông ,suối miền Núi do không ảnh hưởng Lũ ... Chuyện này không biết bác Thợ Mộc hoặc bác Trưởng Thôn có thể thu xếp đến "nghía" qua 1 phát giúp em được không ? Nếu được thì em nghĩ các bác OS nới tay thêm tý ,thiếu đủ bao nhiêu thì Đảo ĐH và Cái Bang của Lão Bắc Cái xin bù được không ạ ?

p/s: Làm cầu treo thì mấy sắp nhỏ đi học được quanh năm các bác ạ ! Phương án áo phao em lo lo lỡ có em nào vì ham học quá ,ỷ có áo phao mà đi học ngày mưa to gió lớn thì ..."ban căng" lắm !
 
Lão Mộc
30/11/06
1.422
8
38
BÌNH ĐỊNH
bọn em chuẩn bị đi tiền trạm để đánh giá tình hình thực tế ,làm việc với địa phương và nhà trường trước khi triển khai .cụ thể thế nào sẽ báo cáo các bác.
@lão Tà: sẽ có thông số gửi Bác.
 
Lão Mộc
30/11/06
1.422
8
38
BÌNH ĐỊNH
Dùng bè "vượt sông" để tới trường Hàng trăm đứa trẻ lớn lên cùng sông nước Kỳ Cùng, hàng ngày vẫn đến trường bằng những chiếc bè đóng tạm bợ… Không ai có thể đảm bảo an toàn cho những chuyến "vượt sông" vào mùa nước dữ… Ước mơ về một cây cầu cho người dân Hùng Việt (Tràng Định - Lạng Sơn) xem ra vẫn còn quá xa vời…

1253001123.img.jpg

Những đứa trẻ ở Hùng Việt hàng ngày vẫn phải chèo bè qua sông tới trường. Từ bao đời nay, người dân xã Hùng Việt vẫn đi lại bằng phương tiện chủ yếu là bè mảng. Con sông Kỳ Cùng chạy qua địa phận Hùng Việt chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3km mà có tới 4 bến đò: Phạc Giàng, Hát Khòn, Pác Cáp, Phiêng Chuông.
Hàng trăm đứa trẻ ở đây lớn lên cùng sông nước, hàng ngày vẫn đến trường bằng những chiếc bè đóng tạm bợ… Không ai có thể đảm bảo an toàn cho những chuyến "vượt sông" vào mùa nước dữ… Ước mơ về một cây cầu cho người dân Hùng Việt xem ra vẫn còn quá xa vời…
Cảnh báo nguy cơ mùa nước dữ
Sông Kỳ Cùng chạy men theo tỉnh Lạng Sơn để đổ về Trung Quốc. Đoạn chảy qua Hùng Việt là điểm "ngã ba sông", nơi giao nhau với sông Vạn Mịch. Bởi thế ở khúc này, nước sông sâu nhất (hơn 6m), độ rộng sông lớn nhất (80-100m), nước chảy xiết, có nhiều thác ghềnh…
Hùng Việt có tất cả 9 thôn thì có tới 5 thôn nằm bên sông. Muốn giao lưu với bên ngoài chỉ có một cách duy nhất là "vượt sông" cùng với những chiếc bè mảng. Quanh bờ sông, có cả trăm chiếc bè mảng đang đậu bến. Phần lớn chúng đều thô sơ, chỉ là vài cây tre ghép lại.

Hùng Việt có một thôn "ốc đảo", đó là Phiêng Chuông. Cả thôn chưa đến 10 nóc nhà nhưng phải qua hai lần đò mới ra khỏi bản được. Phiêng Chuông là nơi con sông Kỳ Cùng bộc lộ hết bản tính hung dữ. Chỉ một bãi sông ngắn mà có tới hơn chục cái thác sâu: thác Thào, thác Pioòng, thác Hát Bẩu…
Trên bến Phiêng Chuông, giữa cái nắng oi nồng, vài đứa trẻ vẫn loay hoay trên những chiếc bè cũ nát. Những con thác vẫn đang cuộn tròn, đổ ào ào, chỉ trực nuốt trọn những chiếc bè thô sơ. Quan sát cảnh tượng ấy mà thấy rùng mình, lo sợ cho đường tới trường của những đứa trẻ mỗi ngày.
Chúng tôi đến bến đò Phạc Ràng đúng vào lúc học sinh tan học, đang đợi bè để qua sông về nhà. Hàng trăm đứa trẻ đứng, ngồi nhốn nháo ở bờ sông, tranh nhau lên bè trước. Chiếc bè tre chìm dần xuống khi cả mấy chục đứa trẻ nhảy lên và cứ nghiêng chao khi trôi dần ra giữa dòng.
Chị Nguyễn Thị Hộ - một chủ đò ở bến cho biết: "Trung bình mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua sông. Những lúc nước cạn thì có thể qua sông dễ dàng. Nhưng vào ngày mưa lớn, nước dâng cao thì rất nguy hiểm. Có lúc gió tạt, nước cuộn, thuyền, bè mảng xoay tít, nhiều người đứng không vững bị rơi xuống nước, lại phải hô hoán nhau vớt lên. Khúc sông này hung dữ lắm".
Vì giao thông trắc trở nên việc đi học của những đứa trẻ ở Hùng Việt rất vất vả. Nơi xa nhất (thôn Phiêng Chuông) cách trường 7km, phải qua hai bến đò. Hai chị em Hoàng Thị Hồng Nga, Hoàng Thị Hồng Ngân (thôn Phiêng Chuông) kể rằng: "Ngày nào chúng em cũng phải đi học từ 5h sáng thì mới kịp. Nếu lỡ đò thì phải nghỉ luôn buổi đó".
Cô giáo Đoàn Thị Lý (Hiệu trưởng trường Phổ thông cơ sở Hùng Việt) cho biết: "Cả trường có 267 học sinh thì hơn một nửa sống ở bên kia sông. Vào mùa nước lũ, học sinh không qua sông được, trường lại phải tạm đóng cửa. Nhiều khi nửa tháng nước mới rút, chương trình bị chậm lại, phải "lấp lỗ trống" rất vất vả".
Cũng vì đi lại khó khăn nên đã có một vài học sinh ở Phiêng Chuông bỏ học. Cho tới nay, chưa có một ai ở Phiêng Chuông tốt nghiệp trung học phổ thông. Thông thường, học sinh ở Hùng Việt cứ học xong cấp 2 là nghỉ. Cô giáo Lý thông báo một tin vui cho chúng tôi: "Bây giờ Hùng Việt có 3 em đang học cấp 3 rồi nhưng không biết có theo được trọn vẹn không?".
Cũng bởi cách sông nên xã Hùng Việt bị chia tách làm đôi. Sự thông thương giữa hai bờ gần như không có. Ông Đoàn Quảng Ba, Chủ tịch UBND xã Hùng Việt cho biết: "Xã đã xây dựng chợ để trao đổi mua bán hàng hoá nhưng các hộ bên kia sông rất ít sang vì ngại qua đò. Chợ xây rồi bỏ đó, trong khi 5 thôn bên sông vẫn gần như bị cô lập".
Ông An cũng khẳng định thêm: "Vào mùa mưa lũ, việc đi lại bằng phương tiện bè mảng trên sông Kỳ Cùng thực sự là một hiểm họa. Nhiều khi nước sông lên ngập trắng bãi, sâu tới cả chục mét, qua lại rất nguy hiểm. Ở Hùng Việt đã từng có một vài trường hợp bị nước cuốn trôi khi "vượt sông". Địa phương cũng bất lực vì kinh phí để xây dựng cây cầu quá lớn, không thể lo nổi".
Ước mơ về một cây cầu
Từ 1996, chính quyền xã Hùng Việt đã có kiến nghị về việc xây cầu để phòng tránh tai nạn trên sông nước ở địa phương. Thế nhưng, kiến nghị gửi đi vẫn không được hồi âm. Về sau, người ta tính tới việc làm một cầu treo bắc ngang sông. Tuy nhiên, vì độ chênh giữa hai đầu bờ sông rất lớn nên nếu làm, cầu treo sẽ bị lắc mạnh khó an toàn. Cuối cùng, ý tưởng về việc xây dựng một cây cầu kiên cố bằng bê tông được đưa ra.
Năm 2008, công ty cổ phần thủy điện Sử Pán 1 đã chọn Hùng Việt để xây dựng thuỷ điện Thác Săng. Đại diện công ty đã hứa với chính quyền địa phương về việc hỗ trợ xây dựng cây cầu sau khi xây xong thủy điện. Địa điểm được lựa chọn là bến Phạc Giàng do ở đây dân cư sống tập trung, hơn thế có thể lưu thông lên huyện Bình Gia, xuống huyện Văn Lãng.
Tuy nhiên, do gặp khó khăn về tài chính nên ngay cả dự án thủy điện cũng chậm tiến độ thi công. Lời hứa về cây cầu lại rơi vào quên lãng. Người dân Hùng Việt vẫn mòn mỏi chờ đợi một cây cầu


Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=140445#ixzz0RAAooXf3


@Bác Tà : Xem chừng ước muốn cho các cháu một cây cầu treo cũng khó nhỉ.
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
12/6/07
553
2
0
Thôn Đoài
@All: Đêm nay 1 nhóm OSHN sẽ đi Lạng Sơn để kịp sáng sớm mai thị sát và báo cáo các bác! Các bác đợi tin nhé!