RE: Cứu với ! Lỗ hổng kiến thức cơ bản !?
Hề hề! Bác lại đố khó tui rồi. Những cái này trước tôi học hết nhưng chỉ trên lý thuyết chứ đã bao giờ mó đến nó đâu. Tuy nhiên, trong vụ này bác có một chút nhầm lẫn. Người mà nghịch cục phóng xạ rồi tình cờ nhìn thấy ảnh xương của mình trên tấm giấy ảnh là Marie Curie chứ không phải Rơnghe. Chính nhờ việc này mà Curie đã tìm ra hiện tượng phóng xạ và đoạt giải Nobel Hóa học nhưng bà cũng chết vì phóng xạ!
Tia X sinh ra khi các điện tử bị kích thích (dưới sự bắn phá của một chùm điện tử năng lượng cao) nên đã nhảy lên mức năng lượng cao hơn. Trạng thái này không bền nên chỉ sau một thời gian ngắn, điện tử lại quay về mức năng lượng thấp hơn và giải phóng năng lượng dưới dạng sóng điện từ.
Dưới đây là sơ đồ minh họa một ống phóng tia X.
Cấu tạo bao gồm một ống thủy tinh chân không, hai đầu có hai điện cực với hiệu điện thế rất lớn. Khi đó dòng điện tử sẽ từ cực âm chạy qua cực dương, khi va đập với cực dương sẽ kích thích các điện tử bên trong đó và làm xuất hiện tia X.
Có thể xem thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/X-ray
Tia gamma về nguyên tắc cũng được sinh ra như vậy nhưng đòi hỏi năng lượng của điện tử bắn phá lớn hơn rất nhiều (đòi hỏi phải có máy gia tốc) và bắn phá trực tiếp hạt nhân nguyên tử hoặc từ chất phóng xạ.
Trích đoạn: uzast
Thế các điện tử năng lượng cao ở đâu ra? Xin lỗi, tôi chưa thủng vấn đề lắm vì đọc thấy cái ông Rơnghen tình cờ tìm ra tia X là khi làm việc với cái cục uranium gì đó? Tức là có thể hiểu là chất phóng xạ có làm sinh tia X? Nhưng có cách khác làm sinh tia X mà không cần chất phóng xạ (máy chụp X-quang) hay không sinh bức xạ gamma?
Hề hề! Bác lại đố khó tui rồi. Những cái này trước tôi học hết nhưng chỉ trên lý thuyết chứ đã bao giờ mó đến nó đâu. Tuy nhiên, trong vụ này bác có một chút nhầm lẫn. Người mà nghịch cục phóng xạ rồi tình cờ nhìn thấy ảnh xương của mình trên tấm giấy ảnh là Marie Curie chứ không phải Rơnghe. Chính nhờ việc này mà Curie đã tìm ra hiện tượng phóng xạ và đoạt giải Nobel Hóa học nhưng bà cũng chết vì phóng xạ!
Tia X sinh ra khi các điện tử bị kích thích (dưới sự bắn phá của một chùm điện tử năng lượng cao) nên đã nhảy lên mức năng lượng cao hơn. Trạng thái này không bền nên chỉ sau một thời gian ngắn, điện tử lại quay về mức năng lượng thấp hơn và giải phóng năng lượng dưới dạng sóng điện từ.
Dưới đây là sơ đồ minh họa một ống phóng tia X.
Cấu tạo bao gồm một ống thủy tinh chân không, hai đầu có hai điện cực với hiệu điện thế rất lớn. Khi đó dòng điện tử sẽ từ cực âm chạy qua cực dương, khi va đập với cực dương sẽ kích thích các điện tử bên trong đó và làm xuất hiện tia X.
Có thể xem thêm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/X-ray
Tia gamma về nguyên tắc cũng được sinh ra như vậy nhưng đòi hỏi năng lượng của điện tử bắn phá lớn hơn rất nhiều (đòi hỏi phải có máy gia tốc) và bắn phá trực tiếp hạt nhân nguyên tử hoặc từ chất phóng xạ.
Last edited by a moderator: