Chủ đề tương tự
- Tags
- xử lý vi phạm
Bài thì hay, nhưng vẩn thấy thiếu thiếu cái gì đó ...
- Luật thì nhiều, nhưng không chặc chẽ
- Cùng một việc, nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau
- Luật giao thông cũng không rõ ràng khi có sự cố, sai đúng lẩn lộn với nhau
Thí dụ : Một người lái xe đúng luật (nhưng chưa có bằng), một xe khác (người cầm lái có bằng) tông vào đuôi thì ai lỗi, ai phải và mức độ thế nào ... Tôi biết chắc là có rất nhiều anh em bàn vào bàn ra và có 2 khuynh hướng khác nhau.
Thử vào trường hợp trên thì các bạn cho ý kiến.
- Luật thì nhiều, nhưng không chặc chẽ
- Cùng một việc, nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau
- Luật giao thông cũng không rõ ràng khi có sự cố, sai đúng lẩn lộn với nhau
Thí dụ : Một người lái xe đúng luật (nhưng chưa có bằng), một xe khác (người cầm lái có bằng) tông vào đuôi thì ai lỗi, ai phải và mức độ thế nào ... Tôi biết chắc là có rất nhiều anh em bàn vào bàn ra và có 2 khuynh hướng khác nhau.
Thử vào trường hợp trên thì các bạn cho ý kiến.
Chừng nào mà Luật tại VN còn quy định "Người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. thì tất cả những ai chạy ô tô cứ tâm niệm hễ có gì xảy ra là tiền mất, tật mang thôi nhé. Luật là vô định, tình huống là vô chừng, chỉ có người là vô (hầu) tòa.
Chỉnh sửa cuối:
Không có thể vì nhiều khi gây tai nạn quá sức "đền" của người gây hại. Do đó bảo hiểm mới ra đời.Chừng nào mà Luật tại VN còn quy định "Người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. thì tất cả những ai chạy ô tô cứ tâm niệm hễ có gì xảy ra là tiền mất, tật mang thôi nhé. Luật là vô định, tình huống là vô chừng, chỉ có người là vô tòa.
Thí dụ nhà cháy, đụng vào xe đắt tiền, Sinh mạng người, tai nạn thương tật vĩnh viển. thì có lẽ 90% người dân ở VN không có đủ sức mà đền đâu
Em không biết bảo hiểm ở VN thế nào, chứ bên em là ngoài dân sự (luật pháp/Toà án) nó còn có bảo hiểm từng cái nhà, từng công trình, bất cứ cái nào cũng phải có bảo hiểm. Không nói đến bảo hiểm bắt buộc (XH, Y tế, thất nghiệp ...). Do đó luật bảo hiểm rất quang trọng
Đây là bảo hiểm AGF có mặt tại VN
Có thể là bảo hiểm ...khá đắt tiền nhất dành cho những người NN tại VN và dỉ nhiên mức bồi thường và đóng bảo hiểm theo như luật của quốc gia và luật của bảo hiểm. Ngay cả trong đó cũng có bảo hiểm về ...luật pháp ..Và tôi nghĩ là giá cũng khá chát.
Có cái luật rừng rú như như thế này thật hả bác?Chừng nào mà Luật tại VN còn quy định "Người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. thì tất cả những ai chạy ô tô cứ tâm niệm hễ có gì xảy ra là tiền mất, tật mang thôi nhé. Luật là vô định, tình huống là vô chừng, chỉ có người là vô (hầu) tòa.
Mình như anh TH trong bài thì chấp nhận cho CSGT đến giải quyết luôn. Mướn luôn luật sư cho đám rừng rú bớt làm càn.Đã không ít vụ vụ tai nạn mà "xe lớn phải đền xe nhỏ" dù xe lớn không sai khiến nhiều người bất bình. Bên cạnh đó việc người tham gia giao thông cũng đều có tâm lý "anh xe lớn phải đền tôi xe nhỏ" như thế cho dù nguyên nhân xảy ra tai nạn là gì.
View attachment 2714938
Đã đến lúc quan điểm đó cần được loại bỏ, và xử lý các vụ va chạm dựa vào phát luật.
Được chia sẻ vào đầu tháng 3.2022, anh N.V.Th (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) điều khiển ô tô trên QL22 (đoạn qua địa bàn H.Trảng Bàng, Tây Ninh). Khi xe của anh Th. đang đi đúng tốc độ, làn đường quy định thì bất ngờ bị một người đàn ông điều khiển xe máy tông từ phía sau. Va chạm mạnh khiến người điều khiển xe máy trong tình trạng nồng nặc mùi bia ngã ra đường bất tỉnh, ô tô bị hư hỏng nặng phần đuôi. Sau tai nạn, anh Th. dừng xe và đưa người điều khiển xe máy đi cấp cứu, liên lạc gia đình người này để đến hỗ trợ.
Tại bệnh viện, người điều khiển xe máy được xác định gãy chân phải, chấn thương phần mềm. Gia đình người điều khiển xe máy giữ anh Th. lại và yêu cầu bồi thường, nếu không sẽ gọi CSGT đến giải quyết. Anh Th. cho người nhà xem ảnh hiện trường tai nạn và giải thích người điều khiển xe máy chạy vào làn ô tô, say xỉn tự tông vào đuôi ô tô dẫn đến chấn thương. Người làm chứng vụ việc cũng đã giải thích rõ, nhưng phía gia đình người điều khiển xe máy vẫn “bắt đền” đủ 50 triệu đồng, nếu không “đền” sẽ làm lớn chuyện.
Sau một lúc trao đổi qua lại, anh Th. đành chấp nhận hỗ trợ gia đình người điều khiển xe máy 20 triệu đồng, ô tô thì anh Th. tự sửa chữa. Theo anh Th., việc dừng lại đưa nạn nhân đi cấp cứu là đúng luật, và nhất là thể hiện tình cảm con người.
“Tôi khẳng định không sai luật khi lái xe, nhưng vì không muốn rắc rối khi CSGT ra làm hiện trường, giữ xe thời gian dài ảnh hưởng việc đi lại nên tôi chấp nhận giá hỗ trợ 20 triệu đồng”, anh Th. cho biết.
Cứ xe lớn phải đền xe nhỏ?
Vì cái mặc định rằng “xe lớn phải đền xe nhỏ” mà không hề xem xét đến tác nhân gây tai nạn đã tồn tại trong đời sống hàng nửa thế kỷ rồi. Đã đến lúc phải trả lại sự công bằng và đúng đắn cho người giao thông trên đường: Ai gây ra lỗi, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Phạt người vi phạm, không giữ xe đi đúng luật
Đó là mong muốn của nhiều người khi chẳng may gặp phải sự cố về giao thông. BĐ Phong Do mong mỏi: “Tôi nghĩ trong luật cần phải nói rõ là không được giữ xe nếu xe đó đi đúng luật, còn bên vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí”. BĐ Giang Hoàng cũng cho rằng: “Cứ theo thông lệ thì khi có tai nạn giao thông, CSGT giữ xe của cả hai bên, cả bằng lái, mà thời gian giải quyết có khi cả năm. Nên người ta cứ thế mà ăn vạ”.
Trước đó, cũng một Oser chia sẻ người thân của người này vì ngại việc giam giữ phương tiện quá lâu mà chấp nhận bồi thường cho hành vi không vi phạm luật giao thông. Dù rõ ràng người điều khiển phương tiện không hề sai nhưng vẫn cắn răng "đền bù" để có đơn hòa giải lấy xe ra.
Các bác nghĩ gì về quan điểm "xe lớn phải đền xe nhỏ" và việc công an tạm giữ phương tiện quá lâu nhằm "phục vụ công tác điều tra"?
Xem thêm:
- Người đi đúng phải đền cho người đi sai vì quan điểm "xe lớn đền xe nhỏ"
- CSGT mạnh tay xử phạt người đi vào làn khẩn cấp
Theo Thanh niên
Nó nằm trong Bộ luật Dân Sự luôn đó bác. Em đọc mà cũng thấy choáng, một điều luật thì kiểu gì người điều khiển phương tiện, cụ thể là ô tô cũng sẽ có lỗi tùy phán xét của các anh (anh nào thì ai cũng biết ....).Có cái luật rừng rú như như thế này thật hả bác?
Xe đằng nào cũng phải sửa. Nếu họ bị tử vong thì khó chứ đâm đơn nhờ luật sư, và cứ hù dọa sau này mọi phí tổn, kể cả chi phí giam xe, chi phí phát sinh trong quá trình giam xe, tinh thần.. vì kiện tụng bên sai phải chịu hoàn toàn. Thì như vậy chắc chắn anh TH sẽ kg bị bắt chẹt như vậy.Mình như anh TH trong bài thì chấp nhận cho CSGT đến giải quyết luôn. Mướn luôn luật sư cho đám rừng rú bớt làm càn.
Say rượu / chạy ngược chiều / chạy vào cao tốc / chạy vào làn ô tô hoàn toàn là lỗi cố ý vi phạm rồiChừng nào mà Luật tại VN còn quy định "Người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp: Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. thì tất cả những ai chạy ô tô cứ tâm niệm hễ có gì xảy ra là tiền mất, tật mang thôi nhé. Luật là vô định, tình huống là vô chừng, chỉ có người là vô (hầu) tòa.
Chỉnh sửa cuối:
"Bạn phải giữ khoảng cách an toàn ngay cả khi có xe đi/lùi ngược chiều" Đó là luật!