Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
Re:Mỹ Sơn - Linh Ứng Tự - Ngũ Hành Sơn

Ngày 02/5/2012 Huế - Cầu Ngói Thanh Toàn - Đại Nội

Ngủ một đêm 01/5/2012 ở ĐN (KS Sunny Beach Hotel - Đặt qua bác Tú ở Nemo Travel - Phòng mới sạch đẹp, ăn sáng đúng kiểu Miền Trung rất ngon, giá phòng 600.000đ/đêm. Có F1 lớn đi cùng nhưng KS cũng không tính thêm phụ thu, chỉ tính thêm 30.000đ ăn sáng. Thanks bác Tú
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
)

Tạm biệt Đà Nẳng
<span style=""color: #f0910e;"">Đà Nẳng trong nắng mai - Nhìn từ Sunny Beach Hotel - Bán Đảo Sơn Trà</span>

<span style=""color: #f0910e;"">
dsc3170x.jpg
</span>

<span style=""color: #5a72a5;"">Đường Nguyễn Tất Thành nối TP ĐN với đường vào đèo Hải Vân.</span>

dsc3174t.jpg


dsc3176.jpg


<span style=""color: #000000;"">Do lần đầu đến Huế bằng đường bộ nên mình đi theo đường qua đèo Hải Vân để biết "Nam Thiên Đệ Nhất Hùng Quan" như thế nào...</span>
Đường quan ải xưa nay chỉ còn xe tải chở hàng cấm qua hầm (chở chất cháy, hóa chất...) và xe máy cùng một ít xe du lịch nên thông thoáng và dễ đi. Tuy có xa hơn và hiểm trở nhưng bù lại ta sẽ có được nhìn thấy những cảnh quan mà không phải nơi nào cũng có....

dsc3184.jpg


dsc3187t.jpg


<span style=""color: #3b0395;"">Nam thiên Đệ nhất Hùng quan...</span>

[style="color: #3b0395;"]
dsc3193b.jpg

[/style]

Phần kiến trúc ngày nay ta còn thấy của Hải Vân Quan tuy mới được xây từ thời vua Minh Mạng triều Nguyễn, nhưng đây là một địa điểm lịch sử của công cuộc Nam Chinh. Từ những lần chinh chiến của thời Lý và sau đó với cao điểm là:
Sau cuộc hôn nhân Việt - Chiêm của Công Chúa Huyền Trân và Vua Chế Mân thì phần đất nầy đã thuộc Đại Việt. Thế nhưng sau đó khi vua Chế Mân Mất , trong cuộc chiến tranh Việt - Chiệm dài gần 30 năm (1367-1396)... thì đây chính là cửa ngỏ của chinh phạt và hận thù. Qua cuộc chiến nầy, hai nước đã mất hai vị vua anh hùng cùng bỏ mình vì nước trên sa trường nơi đất đối phương !!! (Trần Duệ Tông 1377 - Chế Bồng Nga 1390) Cho nên theo thiển ý, chữ "Hùng Quan" chắc ngoài lý do cao xa hiểm trở của núi trời chắc còn có ý về những người chiến binh đã một lần qua con đèo nầy mà không hẹn ngày trở lại.
Ngày nay, núi vẫn xanh và mây trời, sóng nước vẫn dạt dào...nhưng hiềm gì sự "đẩy đưa" giữa hai địa phương Đà Nẳng và Huế nên nơi nầy vẫn chưa được "đối đãi" như đúng với vai trò "Đệ Nhất Hùng Quan" của nó....

dsc3198o.jpg

<span style=""color: #3b0395;"">Nhìn về phía Vịnh Lăng Cô thuộc Thừa Thiên Huế.</span>
[style="color: #3b0395;"]
[/style]
dsc3202i.jpg


dsc3203u.jpg


dsc3204p.jpg


<span style=""color: #3b0395;"">Đầm Cầu Hai - nhìn từ QL1</span>

dsc3209.jpg



Đến địa phận Xã Hương Thủy thì mình rẽ vào TL3 để đi về phía thôn Thủy Thanh, nơi có chiếc cầu Ngói Thanh Toàn nổi tiếng và cung theo lời "dụ" của một ông bạn già.
<span style=""color: #008080;"">Dừng chân cầu ngói Thanh Toàn </span>
<span style=""color: #008080;""> Gió sông thời mát gió đồng thời thơm </span>
QuangDung1955

<span style=""color: #0000ff;"">Đường vào Cầu ngói Tanh Toàn TL3</span>

dsc3221q.jpg

[style="color: #0000ff;"]
[/style]
<span style=""color: #a934ca;"">Một vùng lúa vàng ngút mắt....nơi mà những hạt lúa đã được ươm vàng bằng những lời ca ru hay nhất thế giới...;) để xưa kia chắt lọc lại thành những hạt gạo ngự tiến vua và bây giờ vẫn là những hạt gạo vàng làm ra những "bánh trái" vào hàng ngon nhất nước ([style="color: #003366;"]cái nầy là nói thiệt</span>).[/style]

[style="color: #a934ca;"]
dsc3225o.jpg

[/style]

<span style=""color: #003366;"">Cầu Ngói Thanh Toàn</span>

dsc3226g.jpg



dsc3233f.jpg


dsc3237i.jpg


Chiếc cầu bắt ngang con một nhánh nhỏ của con sông Như Ý nối Sông Hương của Kinh Thành Huế đến Đầm Cầu Hai và cửa Tư Hiền. Chiếc cầu với vẻ đẹp hoàn mỹ về kiến trúc lại nằm giữa một không gian cảnh quan rất trữ tình vốn đã dành cho khách nhàn du một cái nhìn diễm lệ...Tuy nhiên chính những con người ở đây, nếu ta chịu khó nhín chút thời gian và ít lòng cầu thị để "tiếp kiến" họ thì ta mới thấy "một đèo heo hút mộng những tâm hồn" của người xứ Thủy Thanh - Hương Thủy. Họ, những chị phụ nông chân đất, chất phác như từ ngàn xưa mà vẫn giữ chân chất trong lòng mình những lời ca ru tuyệt vời của riêng xứ thần kinh và cũng là của ngàn năm văn minh lúa nước Đại Việt ta...Phuni tui may mắn là lúc lọt lòng đã được mẫu thân nuôi bằng sữa mẹ và tiếng hát ru êm giấc ngủ...Nên khi về đây, nghe được mệ Kình (Nguyễn Thị Kình) và những nghệ nhân "bất dương danh" diễn tấu các khúc ca ru khi xay lúa, lúc giã gạo...lúc vui "xa nước", lúc buồn vọng phu...thì chợt thấy như mình đượcc đánh thức đến những phần sâu kín nhất của hồn quê. Cái mà bấy bâu nay, vì phận tha hương vì nợ áo cơm....tưởng chừng như đã dần đi vào mai một. Xin cảm ơn các chị ngàn lần...
Thế mới hay, khi hạ bút mấy câu "Nước Việt ta vốn là một nước văn hiến đã lâu..." người xưa đã có cơ sở chứ không phải là một kiểu đại ngôn hư huyễn. Chỉ riêng việc đưa những lời ca trữ tình, chan chứa lòng người vào thời gian làm những việc đồng áng hay nội trợ....người Việt (xưa) đã chứng tỏ họ biết sống một cách "nhân văn" như thế nào...

<span style=""color: #003366;"">Xay lúa</span>

dsc3248y.jpg


<span style=""color: #003366;"">Sàng gạo</span>

dsc3249u.jpg


dsc3250y.jpg


Đạp "Xa Nước": Ta hãy để ý nét say sưa trong tiếng ca hò của bà chị dù đang làm một trong những việc nặng nhọc nhất của nghề nông xưa.

dsc3259w.jpg


<span style=""color: #003366;"">Bà chị đã 75 tuổi trời nhưng cặp giò thì....các cầu thủ lão tướng chắc cũng phải dè chừng</span>
24.gif


dsc3262p.jpg


Nông dân cày đường nhựa :p
(chiếc ao tơi mưa kết bằng lá tuy trông "dãi dầu" nhưng khi mặc rất mát chứ không bí hơi như áo mưa nhựa bây giờ. CHắc vì thế mà tận bây giờ nó vẫn được các nông dân miệt ngoài nầy và đồng bằng Bắc Bộ '"trọng dụng")

dsc3242f.jpg



Phút lắng lòng với nghệ nhân Nguyễn Thị Kình. Chị nhớ rất nhiều, tự sáng tác cũng khá và ca ngâm rất ngọt ngào, sâu lắng những bài ca dao, hát ru thật tuyệt vời của xứ Huế và đặc biệt là của làng Thủy Thanh - Hương Thủy. Chị đã được người ta coi như là người giữ hồn của một phần thi ca dân gian xứ Huế.

dsc3274s.jpg


link: http://dulichhue.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4879

Xin giới thiệu một bài thơ của O Kình:

<span style=""color: #771ae4;"">Khóm Vân Tiêu</span>

<span style=""color: #771ae4;"">Gió chiều khóm chuối xác xơ</span>
<span style=""color: #771ae4;"">Thanh Toàn vắng khách em chờ đợi ai</span>
<span style=""color: #771ae4;"">hay là anh thấy đường dài</span>
<span style=""color: #771ae4;"">để em đợi mãi đợi hoài bóng anh</span>
<span style=""color: #771ae4;"">nhìn qua đồng lúa xanh xanh</span>
<span style=""color: #771ae4;"">màn sương buông xuống ngỡ anh đã về</span>
<span style=""color: #771ae4;"">Nguyễn Thị Kình</span>

Xin gửi mấy giòng thay một lời cảm ơn với đất và người xứ Thanh Toàn - Thủy Thanh - Hương Thủy.

<span style=""color: #1775a9;"">Hương Thủy Thanh</span>
<span style=""color: #1775a9;"">Thanh Toàn cầu ngói thu không</span>
<span style=""color: #1775a9;"">gió sông ru mát gió đồng ươm thơm</span>
<span style=""color: #1775a9;"">tư lương mùa khói thơm rơm</span>
<span style=""color: #1775a9;"">đâu giờ tấm mẳn nồi cơm gạo mình</span>
<span style=""color: #1775a9;"">LTN. 5/2012</span>

(còn tiếp)


 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
Re:Mỹ Sơn - Linh Ứng Tự - Ngũ Hành Sơn

<span style=""color: #333399;"">Chiều Đại Nội</span>
Thời gian eo hẹp nên chỉ có thể thăm đại nội trong một buỗi chiều tà...Kỳ đài vương cao trong ánh tịch dương mang một nét uy nghi mà cô tịch và cổng thành nội cũng như mang một nỗi tiêu sơ......chợt nhớ câu của Bà Huyện Thanh Quan <span style=""color: #808080;"">"Tạo hoá gây chi cảnh hý trường..." [style="color: #000000;"]Thôi thì mượn ảnh thay lời vậy.</span>[/style]

dsc3293k.jpg


Cây ngô đồng bên lầu Tả Vu
<span style=""color: #993366;"">"Ô hay buồng vương cây ngô đồng</span>
<span style=""color: #993366;"">vàng rơi vàng rơi thu mênh mông"</span>
Bích Khê

dsc3301.jpg


dsc3304p.jpg


dsc3308r.jpg


dsc3315x.jpg


dsc3316b.jpg


<span style=""color: #333399;"">Những nhân tố đang giúp cho Tử Cấm Thành hồi sinh</span>

<span style=""color: #333399;"">
dsc3320t.jpg
</span>

<span style=""color: #666699;"">Từ những điêu tàn của "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo" (BHTQ)</span>

dsc3344f.jpg


dsc3348e.jpg


dsc3331n.jpg


dsc3350o.jpg


dsc3321k.jpg


<span style=""color: #993300;"">Dần tìm lại những nét gấm hoa xưa</span>

dsc3335i.jpg


dsc3378l.jpg


<span style=""color: #333399;"">.....</span>

<span style=""color: #333399;"">Tối về nghỉ tại một khách sạn ở Phú Mộng - Kim Long. Vùng đất của những khu vườn tuyệt đẹp mà cố chủ của chúng là những công khanh của Nguyễn Triều ngày xưa. Nét xưa chừng như vẫn còn giữ được khá nhiều, đặc biệt là các món bánh huế vẫn được hậu nhân các mệ lưu truyền xứng với mỹ danh bao đời của nó. Chỉ có điều....nếu thưởng thức đúng chổ thì nó vừa ngon và giá thì rẻ đến không ngờ.</span>

<span style=""color: #333399;"">
dsc3373i.jpg
</span>

Một địa chỉ không thể bỏ qua của những ai thích món bún thịt nướng, bánh cuốn Huế... 52/1 đường Kim Long.

dsc3277r.jpg


dsc3275s.jpg


<span style=""color: #333399;"">Và bật mí thêm với các bác: Vì mê món bánh cuốn Huế của quán Huyền Anh nầy (hay là mê cái giọng "mía lùi" của cô chủ KS Stay Hue - 32 Phú Mộng ?) mà có một anh chàng người Mỹ, tên Jame đã bén duyên và làm rể nơi nầy.</span>

<span style=""color: #333399;"">
dsc3276n.jpg
</span>
Trong một nhà hàng vườn Huế - Đường Phú Mộng - Nơi có món mắm tép chua Huế "thiên hạ vô song" :): Chỉ có điều, theo một ông bạn già, thì xuất xứ của món ngon trứ danh nầy thì lại có xuất xứ là ở Gò Công-Tiền Giang. Thời ấy, khi khăn gói tòng vương phu là Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Miên Tông, con vua Minh Mạng tức vua Thiệu Trị sau nầy. Bà Từ Dụ (Phạm Thị Hằng - Từ Dũ) đã cho tuyển mang theo 5 người làm các món ngon nhất của vùng Nam Kỳ để cùng bà "tòng phu" xứ Huế. Trong đó có người làm món mắm tép chua...Thế là từ đó, trong nầy chỉ còn món mắm tôm chà là khả đĩ được xem là hàng ngự dụng, tuy được vinh danh là món tiến vua, nhưng thực ra chỉ là hàng thứ mà thôi....than ôi, cái chữ tòng phu của mấy ông nhà Nho trong trường hợp nầy qủa là "lợi hại" vậy.

dsc3461kb.jpg


dsc3459s.jpg


<span style=""color: #333399;"">(còn tiếp - Làng Cổ Phước Tích)</span>
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
Làng Cổ Phước Tích.

Làng Cổ Phước Tích.

Nằm về phía bắc kinh thành Huế chừng 40 km, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu êm đềm là ngôi làng cổ Phước Tích. Để biết nhiều hơn, xin các bác đọc link sau: http://langcophuoctich.com/
Ở đây, người viết chỉ xin gửi những điều tận mục sở thị...
Từ QL1, còn cách TX Quảng Trị chừng 17 Km ta sẽ rẽ phải vào QL49B để vào Phước Tích:

dsc3384z.jpg


Do đi "lố" nên lại có dịp được ngắm nhìn cảnh quanh êm đềm, thanh bình của đôi bờ dòng sông Mỹ Chánh....nó hoàn toàn trái ngược với tưởng tượng của ta về một vùng đất của những "Mùa hè đỏ lửa", của "Đại Lộ Hoàng Hôn", của "Dãi phố buồn Hiu", của "Dòng Sông Ly Biệt" ở một thời chinh chiến cũ.

dsc3387o.jpg


Khung cảnh nhìn sang những làng Giáp Trung, Giáp Hậu của Huyện Hải Lăng - Quảng Trị.

dsc3388o.jpg


dsc3391d.jpg


dsc3394d.jpg


dsc3401h.jpg


<span style=""color: #008000;"">"Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà</span>
<span style=""color: #008000;"">Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ..." (thơ Lê Anh Dũng)</span>

dsc3402m.jpg


Làng Phước Tích bây giờ vắng và êm đềm trong giấc miên trường, những người trẻ đã rời xa theo nợ áo cơm, vì học hành vì sinh kế....họ để lại nơi làng xưa nằm lặng lẽ với mười hai bến nước một thời với biết bao xao nghiêng lắng đọng của tình quê đất nồng nàn... Thời mà nói về sự học và đổ đạt thì người hữu học phải kính nhường dân Phước Tích, cái thời mà dầu Chuồng của Phước Tích đã giúp soi sáng bao nhà quyền quý đất thần kinh, thời mà nồi gốm Phước Tích, loại gốm làm bằng loại đất sét thẩm màu đặc hữu ở đây đã được liệt vào hàng ngự dụng....

dsc3407t.jpg


Lời xưa có câu: Giấy rách giữ lấy lề, nát giỏ còn bờ tre. Trãi qua cuộc chiến tranh mà vùng Quảng Trị - Thừa Thiên vốn là chiến trường khốc liệt nhất...qua hàng trăm năm nơi vùng có khí hậu cũng vào loại khắc nghiệt nhất nước....ngày nay, với những gì còn bảo tồn....ta cũng phải khâm phục sự kỳ công và nhân cách của người Phước Tích.

Một vài đặc sản của Phước Tích:

Mười Hai Bến Nước: Thực sự Phước Tích có Đủ mườii hai bến nước với tên đầy đủ. Bến trong ảnh có tên Bến Giữa.

dsc3403.jpg


Cây Vả. Cùng loại với cây sung, nhưng có lá và trái lớn gấp bội. Và chính loại quả nầy đã góp phần làm nên những món ăn đặc biệt của vùng Huế - Đà Nẳng. Và theo những đầu bếp của vùng nầy, thì những quả vả ngon nhất là từ làng Phước Tích nầy.

dsc3409q.jpg


Những lối đi phong quang sạch sẽ....các nhà trong làng đều có lối thông để khi tối lửa tắt đèn luôn có nhau....và một truyền thống đẹp mà cho tới giờ người Phước Tích vẫn giử đó là: Khi có người ốm đau, thì cả làng không sót một ai, đều đến nhà người bệnh để viếng thăm uỷ lạo.

dsc3410i.jpg


dsc3411f.jpg


Cây Thị Cổ (có từ thời Chiêm Thành) và Miếu Thờ

dsc3415m.jpg


Phước Tích còn nhiều ngôi nhà rường Huế cổ. Có dịp đến đây, đừng ngần ngại, bạn hãy quá bộ ghé thăm một nhà có người. Chủ nhà dù lạ, dù quen thì của nhà họ cũng sẽ rộng mở, đón ta như một người thân (không bán vé, không thu tiền, không gợi ý bán đồ lưu niệm gì cả...) thậm chí họ còn nhã ý tặng mình quyển sách giới thiệu về Phước Tích in đẹp vài quả vả để mang về...

Anh Quang, người thừa kế một ngôi nhà, dù đang bận tay (xây lại một cổng nhà cho người chú), cũng đưa mình về nhà xem cho biết.

dsc3422c.jpg


dsc3419a.jpg


Ngôi nầy là của Họ Lương Thanh. Một trong 12 họ tộc, cách nay 542 năm (1470) đã theo ngài Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Hoàng Minh Hùng - người quê gốc làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sau khi cùng vua Lê Thánh Tôn chinh phạt Chiêm Thành đã vào lập nghiệp ở vùng Phước Tích nầy. 12 họ tộc nầy gồm các họ Đoàn - Hoàng - Hồ - Lê Ngọc - Lê Trọng - Lương Thanh - Nguyễn Phước - Nguyễn Bá- Nguyễn Duy - Phan Công - Trương Công - Trần Ngọc, vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp xây dựng nên làng Phước Tích ngày nay.

Một trong những hậu nhân của họ Lương Thanh; Bác Lương Thanh Khiếu - Giáo Viên Sử Học.

dsc3427j.jpg


Bức Hoành Phi của triều đình ân tứ cho gia đình có ba người đổ đạt cao khoa. Trong đó có người sung được Hàn Lâm Viện. Nhưng theo bác Khiếu, thì công nghiệp mà gia tộc bác tâm đắc nhất không phải chức tước, phẩm hàm...mà là sự tưởng lệ của triều đình qua việc gia đình bác đã hào phóng xuất lương thực và tiền của để giúp dân làng qua cảnh cơ hàn trong những năm đói kém vì thiên tai, lụt lội...

dsc3425g.jpg


Chiếc tráp treo trên xà nhà, nơi lưu giữ các giấy tờ quan trọng và kích cở thiết kế của ngôi nhà. Ta biết, phương pháp kiến trúc của người Việt xưa...khi thiết kế một căn nhà, người ta không theo một kích thước chung và tuỳ theo tầm vóc của chủ nhân (cao thấp) để làm một cây thước tầm. Cây thước tầm nầy được dùng để quy chiếu, đo, chế tác toàn bộ các chi tiết của căn nhà. Do đó, thiết kế nhà và cây thước tầm phải được lưu giử cẩn thận để dùng cho việc tu sửa, phục chế sau nầy.

dsc3426q.jpg


Một số vật dụng gốm, sứ xưa...

dsc3429o.jpg


Nhà họ Lương Thanh còn có nghề nấu dầu Chuồng - Dụng cụ vớt xác bánh dầu xưa.

dsc3434w.jpg


Phần gác suốt - Nơi để lương thực khi có lụt lội.

dsc3435s.jpg


<span style=""color: #008000;"">Sơ đồ ngôi làng; Nếu để ý, ta thấy:</span><span style=""color: #008000;""> Làng như được dòng sông Ô Lâu ôm trọn. Giữa làng là một ao sen rộng và từ phía trên như có một rẻo đất hẹp như chiếc bút chấm vào nghiên mực ( là cái hồ sen). Theo các nhà phong thuỷ: Thế đất nầy đã cho làng Phước Tích một khí thế văn tài và sự trù phú hiếm có...</span>

<span style=""color: #008000;""></span>
dsc3443jo.jpg


<span style=""color: #333399;"">Nghề gốm Phươc Tích giờ đang được phục hồi</span> (có sự giúp đỡ của người Nhật - do từ thời còn buôn bán với xứ Đàng Trong qua Hội An, người Nhật đã biết và thích gốn Phươc Tích - Loại gốm, do chất đất, có một độ cứng và bền chắc đặc biệt và tính mỹ thuật cũng khá cao.) Bây giờ, gốm Phước Tích tuy về mỹ thuật chưa thể so với Bát Tràng, Bình Dương....nhưng nó có một nét duyên ngầm rất riêng...

dsc3454d.jpg



dsc3450.jpg


<span style=""color: #333399;"">Lò nung mới và những người kế tục..</span>.những mong gốm Phước rồi vẫn giữ được nét hồn xưa.

dsc3453a.jpg


<span style=""color: #333399;"">Bên kia sông....là nơi yên nghỉ của người Phước Tích sau một kiếp ba sinh....</span>

dsc3448p.jpg


<span style=""color: #333399;"">Bến nước</span>
<span style=""color: #333399;"">Ai về soi bóng bên bờ nước</span>
<span style=""color: #333399;"">Bến nước mười hai... một bóng câu</span>
<span style=""color: #333399;"">Nhớ phá Tam Giang hoài Cổ Luỹ</span>
<span style=""color: #333399;"">Lộng tím Ô Lâu một bóng cầu</span>
<span style=""color: #333399;"">LTN.</span>

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
Khúc vĩ thanh về Huế và Tây Nguyên đường về....

<span style=""color: #0000ff;"">Khúc vĩ thanh về Huế và Tây Nguyên đường về....</span>

<span style=""color: #000000;"">Thắm thoắt rồi những ngày nghỉ cũng qua mau, tuy chưa phải đã ở trong tâm trạng như nhà thơ Nguyễn Duy:</span>
"Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
<span style=""color: #000000;"">nghe khói cơm sôi đã nhớ nhà"</span>
<span style=""color: #000000;"">Nguyễn Duy</span>
Thế nhưng, đã đến lúc phải quay về với gạo tiền cơm áo và nhiệm vụ với nhân gian....

Buổi chiều cuối cùng ở Huế dành cho buối viếng lăng vua Minh Mạng...Sau kỳ công dựng nghiệp của vua Gia Long, thì Hoàng Đế Minh Mạng là người đã có nhiều công nghiệp với cơ đồ Đại Nam... Thời ông trị vì, cương vực của Đại Nam được mở rộng nhất và ông cũng là vị hoàng đế Việt có nhiều con nhất với 142 người con chính thức . (Kỷ lục nhiều vợ nhất lại thuộc về vua Tự Đức - 300 bà - nhưng ông không có người con nào)

dsc3470y.jpg


<span style=""color: #000000;"">
dsc3503f.jpg
</span>

Cũng như kinh thành Huế - Do chiến tranh và thời gian, Lăng Minh Mạng cũng đi vào hoang phế. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của quốc tế, lăng Minh Mạng đang được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân xứ Huế phục hồi. Mong rằng một ngày không xa, lăng sẽ tìm lại nét tráng lệ trong cái hồn u mặc của nó.

dsc3476y.jpg


<span style=""color: #0000ff;"">Buổi sáng rời Huế, theo cái nhìn cuối về sông Hương từ Cầu Phú Xuân.</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Chợt nhớ hai câu thơ của Trung Niên Thi Sỹ Bùi Giáng:</span>
<span style=""color: #0000ff;"">"Dạ thưa xứ Huế bây giờ</span>
<span style=""color: #0000ff;"">vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Xứ Huế là nơi hội tụ của bao văn tài tiếng tăm lừng lẫy và thơ về Huế thì có khi đọc cả đời chưa hết...vậy mà không hiểu sao, khi cảm về Huế thì TNTS Bùi Giáng lại "hạ" hai câu (nói theo kiểu phó thường dân Nam bộ là ""trướt quớt) như thế? Đó là nghi vấn của Phuni tui ngày trước. Bây giờ, khi được một lần đến Huế....thì lại thấy nó là một trong những tuyệt cú thi về xứ Huế....</span>

dsc3535y.jpg

Xin gửi cho Huế vài câu như một lời chia tay...

<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Vàng Ngự phân vân ngày lưỡng lự[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Thềm Hương sương khói lạnh giao mùa[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Huế như chiều muộn ba mươi tết[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Năm cũ qua rồi năm mới chưa[/font]</span>

<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Còn chỉ rêu phong làm tế tự[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Công nữ đâu giờ vắng ngự viên[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Buồn vương khăn tím chiều cung cấm[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Vàng úa ngô đồng thu mái hiên[/font]</span>

<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Trăm năm xiêm áo màu phai bạc[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Điêu tàn đâu biệt đãi quân vương[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Giớ chỉ trăng xưa còn ánh cũ[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"]Đêm thu soi bóng mộng vô thường[/font]</span>
<span style=""color: #000000;"">[font="andale mono,times"]LTN Huế - tháng năm 2012[/font]</span>
<span style=""color: #5b10ee;"">[font="andale mono,times"] [/font]</span>
<span style=""color: #0000ff;"">Hướng về đèo Phú Lộc:</span>

dsc3538a.jpg


<span style=""color: #0000ff;"">Trạm thu phí - Chuẩn bị vào hầm Hải Vân</span>

<span style=""color: #0000ff;"">
dsc3540i.jpg
</span>

<span style=""color: #0000ff;"">Hầm Hải Vân</span>

[style="color: #0000ff;"]
dsc3544b.jpg

[/style]

<span style=""color: #0000ff;"">
dsc3545r.jpg
</span>

<span style=""color: #0000ff;"">Vào địa phận Đà Nẳng</span>

dsc3551e.jpg


Đường xuôi Nam mình lại chọn ngược theo quốc lộ 14B lên Thạnh Mỹ rồi theo đường Hồ Chí Minh - QL14 về Ngọc Linh - Khâm Đức ....qua đèo Lò Xo về KomTum - PleiKu - Ban Mê Thuộc....
Đây là cung đường hiểm trở nhưng đẹp tuyệt trần. Cái hùng vĩ của Trường Sơn và đất trời bao la cao nguyên cùng những dòng sông đầy gềnh thác ven đường thực sự đã cho người lái xe qua cung đường nầy một sự phấn khích không thể diễn tả bằng lời...

dsc3553z.jpg


dsc3554r.jpg


Một ngọn thác ven đường (cánh lái xe gọi là <span style=""color: #0000ff;"">Thác Cô Đơn</span>)

dsc3555d.jpg


và trạm dừng chân

dsc3557a.jpg


dsc3556a.jpg


Vào đèo Lò Xo

dsc3567a.jpg


dsc3582.jpg




<span style=""color: #0000ff;"">
dsc3570qk.jpg
</span>

<span style=""color: #8b7489;"">Chiêu "phượng hoàng bị vũ" trên đỉnh đèo Lò Xo của "Vạn lý độc hành Pajero"
24.gif
24.gif
24.gif
[style="color: #000000;"](qua đèo Ngọc Linh dính ba cơn mưa trong đó có một trận mưa đá :confused:...may mà kính xe chưa sao)</span>[/style]

dsc3573t.jpg


Đường về Ban Mê Thuộc - Một cánh rừng khộp trên Cao Nguyên Đaklak bao la

dsc3595ny.jpg


<span style=""color: #0000ff;"">Phút dừng chân lãng mạn với chiến mã Pajero trên đỉnh đèo...mùa nầy cùng với mùa nở rộ của hoa cúc tần dại...hàng triệu cánh bướm cũng vào mùa tung lượn khắp núi rừng nam Tây Nguyên...</span>

[style="color: #0000ff;"]
dsc3610qt.jpg

[/style]

<span style=""color: #0000ff;"">
dsc3604a.jpg
</span>

<span style=""color: #6a4f84;"">Cửa ngỏ vào thành phố Pleiku</span>

dsc3597g.jpg



Thành phố Pleiku trong nắng chiều
<span style=""color: #6a4f84;"">"...anh khách lạ đi lên đi xuống</span>
<span style=""color: #6a4f84;"">may mà có em đời còn dễ thương"</span>
trích bài thơ Còn Một Chút Gì Để Nhớ - Vũ Hữu Định

dsc3588x.jpg


Ban Mê Thuộc bây giờ mang một nét thanh tân dễ mến....đường phố sạch đẹp, đường thông thoáng, không kẹt xe...

dsc3614f.jpg


dsc3654c.jpg


"Đôi bạn hoàng hôn" :):p

dsc3641a.jpg


<span style=""color: #008080;"">" Như bóng cây Kơ nia</span>
<span style=""color: #008080;"">Như gió cây Kơ nia. ..."</span>
<span style=""color: #008080;""> [style="color: #000000;"]Thơ Ngọc Anh</span> [/style]
[style="color: #008080;"]
dsc3636q.jpg

[/style]

Từ Ban Mê do ngại đường xa nên không vòng qua Nha Trang....mà "liều mình" về TP.HCM. theo QL14 qua Đồng Xoài. Cũng để thử gân chàng SUV Pajero với cung đường xấu nhất nhì VN nầy xem sao.
Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới Việt - Kampuchia. Hiện đang được nâng cấp (đoạn từ Đaksong về Kiến Đức). Tuy nhiên mới được chừng 1/2 đường (20/40 km)

dsc3668v.jpg



Cột mốc kỷ niệm đường Hồ Chí Minh của thời chiến tranh. Từ đây về đến Kiến Đức đường rất xấu. Xe sedan không "khuyên dùng" !

dsc3671.jpg


Đoạn từ Kiến Đức về Đồng Xoài thì tình hình vẫn như cũ, nghĩa là đường cày lên rồi đổ đá xong bỏ đó, qua những cơn mưa, do xói mòn lại càng kinh khủng nhất là đối với xe sedan. Chỉ có đoạn cuối cách Đồng Xoài khoảng 15 km thì tương đối hoàn chỉnh (đã tráng béton nhựa nóng). Đã vậy mà đã có trạm thu phí rồi....

Mình về đến TP.HCM lúc 16 giờ ngày 06/5/2012.
Thế là sau 9 ngày dong ruổi qua 2512 km đường với chiến mã Mitsubishi Pajero 3.0, mình đã dạo qua được một nữa miền đất nước. Từ TP.HCM qua Đồng Nai - Bình Thuận - Ninh Thuận - Khánh Hoà - Phú Yên - Bình Định - Quảng Ngãi - Quảng Nam - Thừa Thiên Huế - Quảng Trị rồi Gia Lai - Đaklak - Đaknong - Bình Dương...những nẽo đường quê hương đất nước dù chỉ thoáng qua trong tiếc nuối....(để thầm trong lòng hẹn sẽ có ngày tái ngộ với thời gian rộng rãi hơn và thăm thú tận tường hơn) nhưng cũng đã để lại trong lòng mình một trãi nghiệm không thể mờ phai. Mình cảm thấy tình yêu quê hương càng được hiện thực hoá và nhân lên bội phần. Như trong lời tâm tình ngày xưa, khi xa quê hương, mình đã viết:

<span style=""color: #993366;"">"anh sẽ về và đưa em đi...</span>
<span style=""color: #993366;"">đi trên đất nước của mình</span>
<span style=""color: #993366;"">nơi có cây lúa cây tre, có đồng bào da vàng, có lời chào bằng tiếng Việt..."</span>

Qua đó mình càng thêm phần cảm phục và tri ân bao lớp tiền nhân và cha anh đã dày công mở cõi và không quản hy sinh để bảo vệ cơ đồ ... họ đã đổ vô vàn mồ hôi và xương máu để cho ta ngày hôm nay một dãi non sông như gấm như hoa nầy
Xin cảm ơn tất cả những người đi trước, những bạn đồng hành (RangerOne - BinhTri - LuyenDD...) và những người đã gặp trên con đường quê hương thiên lý...Một lời tri ân chân thành và mong rằng.... sẽ còn có ngày hạnh ngộ.
Xin mượn hai câu thơ sau để nói lời tạm biệt:

<span style=""color: #993366;"">"Xin chào nhau giữa con đường</span>
<span style=""color: #993366;"">Mùa xuân phía trước miên trường phía sau"</span>
<span style=""color: #993366;"">TNTS Bùi Giáng</span>
___________
Những cảm nhận trong bài viết chỉ là của cá nhân trong lúc nhất thời và phiến diện...nếu có gì thất thố, xin các bác niệm tình.
Cám ơn các bác đã đọc bài.
(Hết)



 
Last edited by a moderator:
Hạng D
14/9/05
2.651
137
63
MORRISON EXPRESS VN
Re:Khúc vĩ thanh về Huế và Tây Nguyên đường về....

Đọc bài của bác phuni56 sao em thấy hay quá, cảm nhận sự bay bổng tuyệt vời và sự nhiệt huyết của bác. Tiếc rằng mình lại không có thời gian gặp nhau lâu hơn bác nhỉ? Lần gặp ngắn ngủi trên cầu sông Hàn trong đêm pháo hoa là cả ấn tược khó quên của em về bác, cám ơn bác về 1 bài viết hay và chúc bác luôn dồi dào sức khỏe nhé. Hẹn gặp lại bác
 
Status
Không mở trả lời sau này.