Hạng D
15/12/07
1.772
17
38
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

về mặt KT và trang bị quốc phòng thì hiện nay có thể Thái nhỉnh hơn nhưng ko có nghĩa là mãi mãi.
Năm 97, Thái bị tụt lại khá nhiều do khủng hoảng. Chính trị Thái thoáng hơn nên có những đợt đối đầu CT gây thiệt hại quốc gia khá lớn - VN thì quên đi nha. Xét về tiềm năng tăng trưởng, Vn còn dồi dào và TL thì sẽ nhanh chóng đạt tới ngưỡng bão hòa -> VN 1 - TL 0.
Về quân sự, ngoài việc đầu tư vào vũ trang tăng đều và mạnh, kinh nghiệm chiến đấu với nhiều đối thủ mạnh hơn từ TQ tới Pháp,Mỹ cho phép Vn có lợi thế hơn khi lâm trận thực chiến. Lại có cả Lào và Cam làm thành vành đai phòng thủ, Lào có thể trở thành bàn đạp để tiến đánh -> lợi thế hơn nhìu. Vn1-TL0 :D:D:D
 
Tập Lái
23/7/11
30
0
0
33
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

hehe.nói về quân sự bây giờ,e xiêm sao chịu thấu dc....việt nam vô địch hehe
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

Về quân sự. TL đã có tàu sân bay, VN thì chưa.
Nếu có oánh nhau thì oánh nhau trên biển. VN thua chắc
 
Hạng B1
14/4/12
88
1
8
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

vn ta có 4000 năm văn hiến , vì các xxxxxxxxx nhà ta cứ yrlaij và vênh mặt lên nên ko phát triển đc là phải rồi đúng là xxx
033102bebe_1_prv.gif
:mad::mad::mad:
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

ttngoc nói:
Về quân sự. TL đã có tàu sân bay, VN thì chưa.
Nếu có oánh nhau thì oánh nhau trên biển. VN thua chắc

:D Tàu này đang là nổi thất vọng của Thai kìa, nhiều lần tính bỏ ùi.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.479
113
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

Thể theo yêu cầu của một số bác, em post nốt những gì sưu tập và đọc được lên đây. Nó giải thích cho ta biết một số nguyên nhân Xiêm hơn Việt ở thời điểm này.
Một số thay đổi về Quân Đội Xiêm tk 19-20. Đó là nguyên nhân lớn nhất!

Quân đội Xiêm từ thếkỷ XIX đến năm 1945

Mặc dù quân đội và triều đình phong kiến Đại Thành bất lực trước các cuộc tiến công của quân Miến Điện, nhưng trong những năm xảy ra chiến tranh, phong trào khởi nghĩa của nhân dân Đại Thành chống quân Miến Điện vẫn liên tiếp nổ ra tại nhiều nơi. Tiêu biểu cho phong trào ấy là cuộc khởi nghĩa do Taksin (Trịnh Quốc Anh) lãnh đạo. Ngay từ năm 1763, Taksin đã dựng cờ khởi nghĩa tại vùng Tây Bắc Đại Thành và quy tụ được đông đảo nhân dân tham gia. Trong hơn ba năm dấy binh, nghĩa quân đã giành được thắng lợi tại nhiều nơi. Tháng 10 năm 1767, với một lực lượng hùng hậu, nghĩa quân đã bao vây thành phố Tôngburi, một khu vực thuộc Băng Cốc ngày nay. Chỉ huy quân chiếm đóng Miến Điện là Xútgi lập tức điều quân đến ứng cứu nhưng không thành. Thừa thắng, quân khởi nghĩa tiến công và đánh tan quân xâm lược.

Sau khi lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện (1766- 1767), Taksin lên ngôi và đổi tên nước thành Vương quốc Xiêm. Trong hơn 15 năm trị vì đất nước, ông đã xây dựng Vương quốc Xiêm thành một đế quốc rộng lớn, bao gồm cả một phần Chiếng Mai, Luông Phrabăng và Viêng Chăn của Lào. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những biện pháp cải cách không phù hợp, Taksin vẫn bị tầng lớp quý tộc, quan lại Xiêm thù hận và oán ghét. Năm 1782, ông bị nhóm quý tộc mưu sát Cầm đầu nhóm quý tộc này là Chaopia Chakri, tướng chỉ huy quân đội, người đã cùng Taksin lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống Miến Điện. Sau khi lên ngôi, Chaopia Chakri lấy hiệu Rama và trở thành người sáng lập ra các vương triều dòng Rama ở Xiêm cũng như Thái Lan sau này. Dưới triều đại Rama I và Rama II (1782-1824), Xiêm đã trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á. Lãnh thổ của Xiêm lớn gấp hai lần Vương quốc Đại Thành trước khi bị Miến Điện xâm lược. Các hoạt động buôn bán với các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc được mở rộng. Nền kinh tế Xiêm đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

Đến triều đại Rama III (1824-1851), trước áp lực của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, chính quyền Xiêm thấy rằng cần phải có sức mạnh quân sự mới có thể giữ vừng được nền độc lập và chủ quyền quốc gia. Vì vậy trong thời gian cầm quyền, Rama III rất chú trọng xây dựng và củng cố nền quốc phòng, ông coi việc xây dựng một quân đội và hạm đội hùng mạnh là công việc hết sức khẩn thiết. Nhờ có những chính sách đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực và vật lực cho quốc phòng, Vương quốc Xiêm đã có một quân đội mạnh, bao gồm hơn 10.000 sĩ quan và binh sĩ; 500 thuyền chiến được cải tiến, 4 chiến hạm và 12 hải phòng hạm được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại của phương Tây. Dọc theo bờ biển và cửa sông Mê Nam của Xiêm, hàng trăm công sự, tiền đồn vững chắc được xây dựng theo kiểu mới nhất, v.v...

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, dưới tác động trực tiếp của tư bản nước ngoài, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở Xiêm đã có những thay đổi căn bản. Trong nước, tầng lớp tư sản dân tộc bắt đầu phát triển, dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc. Ở khu vực thành thị, nạn thất nghiệp trở nên phổ biến do các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị đóng cửa, vì không cạnh tranh được với hàng hoá cùng loại từ châu Âu. Tại khu vực nông thôn, đời sống của dân ngày càng bị bần cùng hoá do ruộng đất dần rơi vào tay các địa chủ lớn. Về đối ngoại, quan hệ giữa Xiêm với các cường quốc thực dân, mà trước hết là Pháp đang trở nên hết sức căng thẳng xung quanh việc xác định chủ quyền đối với một số tỉnh của Campuchia, Lào, v.v... Do ở vào thế yếu, Xiêm đã phải ký với Pháp các hiệp ước bất bình đẳng vào các năm 1867 và 1893.

Trong bối cảnh ấy, vua Chulalongcon (1868-1910) đã tiến hành hàng loạt cải cách quân sự nhằm làm cho quân đội có đủ khả năng đồi phó với tình hình. Năm 1882, ông ban hành sắc lệnh thành lập Trường sĩ quan Lục quân và Trường sĩ quan Hải quân. Năm 1883, hai trường này mở khoá đào tạo sĩ quan đầu tiên. Học viên được tuyển chọn vào các trường này chủ yếu là con em gia đình hoàng tộc, con em tầng lớp quý tộc và địa chủ giàu có ở Xiêm. Theo con số thống kê, cho đến thời điểm trước cuộc đảo chính 1932, 82% học viên của hai trường này là con em thành phần quý tộc, chỉ có 18% là con em thường dân. Sau năm 1932, tỉ lệ này đã căn bản thay đổi, con em tầng lớp quý tộc chỉ còn 24%, 76% số còn lại là con em thường dân ở cả thành thị và nông thôn1
Cũng trong kế hoạch cải cách quân đội, năm 1884, Chulalongcon ban hành sắc lệnh thành lập Bộ Quốc phòng dựa trên cơ sở Bộ Chiến tranh trước đây. Tiếp đó, năm 1904 Nhà vua ban hành luật quân sự mới. Theo đó, Thái tử nắm quyền Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Nhà vua là người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng. Nhằm đảm bảo cho Nhà nước có đủ lực lượng cần thiết để phòng thủ đất nước, luật còn quy định xoá bỏ chế độ nô lệ và chế độ lao dịch cho tầng lớp Prai và Siu; tất cả nam giới ở độ tuổi quân dịch vẫn lao động bình thường, khi có chiến tranh sẽ được động viên tham gia quân đội. Bên cạnh những cải cách về tổ chức và cách thức tuyển binh trong quân đội, chính quyền Xiêm còn cử người sang các nước phương Tây để học tập và tiếp thu kiến thức quân sự hiện đại, đồng thời mời một số cố vấn quân sự Anh tời Xiêm để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và binh lính.

Nhờ những biện pháp cải cách hữu hiệu, đến cuối thế kỷ XIX, quân đội tổ chức theo kiểu mới của Xiêm đã có ba trung đoàn ky binh, 2 trung đoàn pháo binh và 8 trung đoàn bộ binh. Đến năm 1896, tổng số Quân đội Xiêm có khoảng 15.000 người.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.479
113
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

(tiếp theo)
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ (1914-1918), Xiêm tuyên bố trung lập. Chỉ đến tháng 5 năm 1917, khi chiều hướng thất bại của phe Đức, Áo, Hung đã rõ ràng, vua Xiêm Rama VI mới quyết định đứng về phe Hiệp ước (Ăngtăngtơ). Tháng 7 năm 1917, Xiêm tuyên chiến với Đức và Áo, mở đường cho các lực lượng quân tình nguyện của Xiêm sang tham chiến trên chiến trường châu Âu. Sự tham chiến của quân đội Xiêm trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã tạo cho Xiêm có được vị thế chính trị trên trường quốc tế. Với tư cách là người chiến thắng, Xiêm được tham gia vào Hội nghị Vécxây năm 1919 và trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Hội quốc liên được thành lập năm 1920.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1925, Prachatipốc lên ngôi Vua và lấy hiệu là Rama VII (1925-19a5). Cũng trong thời gian này, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động mạnh mẽ tới Xiêm; các ngành sản xuất bị rơi vào tình trạng đình đốn, nạn thất nghiệp tràn lan, các khoản thu cho ngân sách nhà nước giảm từ 107 triệu bạt năm 1929 xuống còn 79 triệu bạt vào những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX. Để đối phó với tình trạng thiếu hụt ngân sách, bên cạnh hàng loạt các giải pháp khác, Vương triều Rama VII quyết định cắt giảm đáng kể số lượng học viên cũng như quân số trong các đơn vị, nhà trường quân đội.

Các biện pháp của Ram VII đưa ra nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, nó cũng trở thành nguyên nhân của những khủng hoảng chính trị mới mà đỉnh cao là cuộc đảo chính dân chủ diễn ra vào ngày 24 tháng 6 năm 1932 do Đảng Nhân dân - một tổ chức cấp tiến ở Xiêm lãnh đạo. Sau đảo chính, Xiêm trở thành nước quân chủ lập hiến. Ngày 10 tháng 12 năm 1932, bản hiến pháp mới của chế độ quân chủ lập hiến chính thức được thông qua. Theo đó, Nhà vua được nắm quyền tối cao về quân sự, có quyền tuyên chiến, ký kết các hiệp định về hoà bình và có quyền triệu tập, giải tán quốc hội.

Cùng với việc chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, những năm sau đảo chính, Quân đội Xiêm bước vào một giai đoạn phát triển mới và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Lực lượng lục quân tăng nhanh: từ 16.000 quân năm 1933 lên 20.000 năm 1934; 24.400 quân năm 1936 và đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, con số này đã lên tới gần 60.000 quân. Song song với việc tăng quân số, Quân đội Xiêm còn tiến hành tổ chức lại các lực lượng cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và những biến động chính trị của đất nước. Lực lượng hải quân thời kỳ sau đảo chính được đầu tư nhiều hơn nên tăng nhanh cả về số lượng lẫn trang thiết bị. Đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hải quân Xiêm đã có tới hơn 10.000 quân, tăng hơn 5 lần so với thời kỳ trước đảo chính. Lực lượng không quân Xiêm cũng được đầu tư nên bắt đầu hình thành và phát triển.

Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Tháng 12 năm 1941, Nhật đưa quân vào Thái Lan đòi quyền quá cảnh cho các cuộc tiến công của họ vào Miến Điện và Malaixia thuộc Anh. Quân Thái chỉ kháng cự tượng trưng. Sau đó, Chính phủ Thái Lan ký hiệp ước liên minh với Nhật và trở thành đồng minh của Nhật. Tháng 1 năm 1942, Thái Lan tuyên chiến với Anh, Mỹ. Các hành động của chính quyền Phibun đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các phần tử cực hữu Thái Lan và được phát xít Nhật trao cho các vùng đất của người San (Miến Điện) vào năm 1942 và 4 vùng của bán đảo Mã Lai vào năm 1943.

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, chỉ bốn ngày sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Thái Lan lập tức gửi công hàm tuyên bố hủy bỏ tuyên chiến trước đây với Anh và Mỹ. Như vậy, từ chỗ hợp tác với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nay Thái Lan lại trở thành đồng minh của các nước thắng trận. Động thái "uyển chuyển" của Thái Lan trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai không chỉ tạo điều kiện cho nước này bước ra khỏi chiến tranh với những thiệt hại nhỏ nhất, mà còn tránh được những hậu quả do việc hợp tác, liên minh với Nhật gây ra. Cũng nhờ chính sách ngoại giao này mà trong thời gian diễn ra cuộc đại chiến, Quân đội Thái Lan đã bảo toàn được hầu như nguyên vẹn lực lượng với hơn 70.000 quân, trong đó lục quân gần 60.000, hải quân 10.000 và không quân là 3.000.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.479
113
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

Quân đội Hoàng gia Thái Lan từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thái Lan là nước ít bị thiệt hại do hậu quả của chiến tranh gây ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của tình hình khu vực và quốc tế, nền kinh tế Thái Lan vẫn hết sức ảm đạm. Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn vì thiếu nguyên, nhiên liệu sản xuất. Đời sống người lao động nói chung, đặc biệt là nông dân, vẫn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng tham nhũng tràn lan, kể cả trong hàng ngũ các sĩ quan quân đội và cảnh sát. Ngân sách nhà nước thâm hụt nghiêm trọng, v.v... Tất cả những điều ấy đã tác động xấu đến tình hình chính trị trong nước. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ và dân sinh của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh. Trong những năm 1947-1948, lực lượng nổi dậy ở miền Nam Thái Lan đã đứng lên giành chính quyền ở nhiều tỉnh, thành. Quân đội Chính phủ đã phải dùng các biện pháp quân sự mạnh, kể cả dùng máy bay ném bom để đàn áp lực lượng nổi dậy. Nội các Chính phủ Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc vì các cuộc tranh giành quyền lực. Tình hình đó cũng diễn ra trong nội bộ quân đội, đặc biệt là giữa lực lượng hải quân và lục quân. Do không có đại diện trong chính phủ, lực lượng hải quân đã liên tiếp tiến hành các hoạt động chống phá. Lần thứ nhất vào tháng 2 năm 1949, hải quân cho tàu chiến chạy dọc theo sông Mê Nam bắn phá vào doanh trại lục quân và tiến về Băng Cốc, chiếm Trường Đại học Chính trì và Nhân văn. Lần thứ hai vào ngày 26 tháng 6 năm 1951, lực lượng lính thủy đánh bộ bắt và giam giữ Thủ tướng Phibun khi ông đang dự lễ đón nhận chiếc tàu chiến Mahátan do Mỹ viện trợ nhằm đòi tăng thêm quyền lực cho hải quân.

Trong lúc đất nước đang phải trải qua thời kỳ hết sức khó khăn cả về kinh tế, chính trị và xã hội thì những nhân tố quốc tế mới cũng đã tác động mạnh vào tình hình và xu thế phát triển của Thái Lan.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thực hiện chính sách bành trướng và "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”, Mỹ không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính bởi lẽ đó, ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ đã đầu tư hàng tỉ đô la cho khu vực này và đã lôi kéo được hàng chục nước vào quỹ đạo của họ.

Trước những tác động thuận-nghịch của tình hình trong nước và quốc tế như đã trình bày ở trên, Thái Lan đã chọn con đường dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự của các cường quốc tư bản, trước nhất là Mỹ để vượt qua những khó khăn trước mắt, cũng như cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Với quan điểm đó, trong những năm đầu thập niên 50 , thế kỷ XX, Thái Lan đã ký với Mỹ hàng loạt các hiệp ước như Hiệp ước kinh tế-kỹ thuật (9.1950), Hiệp ước về viện trợ quân sự (17.10.1950). Cũng trong năm 1950, Tổng thống Mỹ Truman đã phê chuẩn một khoản viện trợ 10 triệu USD cho Thái Lan. Cuối năm 1951, cơ quan đại diện an ninh và hợp tác Mỹ-Thái đã được thành lập nhằm thúc đẩy chương trình "Viện trợ kinh tế, kỹ thuật và quân sự". Năm 1954, Chính phủ Thái Lan đã ký hiệp ước Manila và trở thành thành viên của khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) do Mỹ đứng đầu. Những năm sau đó Thái Lan còn ký với Mỹ nhiều hiệp định, hiệp ước khác nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.

Với sự hợp tác và các nguồn viện trợ của Mỹ, vào thập niên năm mươi, tình hình ở Thái Lan đã có những thay đổi Quân đội Thái Lan bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mới. Trong một thời gian ngắn, từ chỗ chỉ là một quân đội với lực lượng bộ binh là chủ yếu và được trang bị thô sơ, đến giữa những năm năm mươi, Quân đội Thái Lan đã trở thành một quân đội mạnh trong khu vực và được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại của Mỹ. Theo nhận định của nhiều nhà phân tích quân sự, từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do bị lôi cuốn bởi học thuyết "đôminô", Chính phủ Thái Lan đã đầu tư mỗi năm hàng tỉ bạt cho phát triển quân đội, đặc biệt là cho lực lượng không quân và hải quân. Đến năm 1956, không quân Thái Lan đã có tới 344 máy bay quân sự các loại, hải quân có tới 27 hải đội với hàng trăm tàu chiến. Bên cạnh đó, nhiều sân bay, quân cảng mới cũng được xây dựng như sân bay Takli, căn cứ không quân Don Muang; quân cảng Ban Pak Nam, Songkhla, v.v...
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.479
113
Re:Đại Việt - Xiêm La. Ai hơn ai!

Viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan và sự phát triển của Quân đội Thái Lan từ 1951 đền 1981(Quân đội và thể chế chính tri ở Thái Lan 1945-1980

Vào những năm sáu mươi, khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, Thái Lan xóa bỏ hoàn toàn chính sách không can thiệp mà họ từng cam kết trước đây, đồng thời tích cực tham gia vào các quyết sách của Mỹ về vấn đề Việt Nam. Theo cách lập luận của nhiều nhà nghiên cứu chính trị và quân sự phương Tây, việc Thái Lan quyết định nghiêng hẳn về Mỹ xuất phát từ ba nguyên nhân: thứ nhất, Thái Lan bị ràng buộc bởi Hiệp ước Manila, mà trong đó họ là một thành viên; thứ hai, họ muốn có vai trò và trách nhiệm nhiều hơn trong việc "phòng thủ” Đông Nam Á, vì Thái Lan là nước bị tác động mạnh bởi học thuyết "đôminô". Ngoài ra, đối với Thái Lan, việc tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam còn là cơ hội để tranh thủ các nguồn viện trợ của Mỹ, phục vụ cho việc phát triển đất nước và hiện đại hoá quân đội; thứ ba, Thái Lan cho rằng, nếu Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chiến tại Việt Nam, thì sau đó, với tư cách là một nước đồng minh thắng trận, họ sẽ có tiếng nói và vị thế mạnh hơn trong khu vực.

Xuất phát từ mục tiêu và cách nhìn nhận như vậy, Thái Lan đã chấp nhận để Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, đồng thời biến nước này thành địa bàn chiến lược lý tưởng cho việc thực hiện chính sách bành trướng và "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Cũng vì thế, viện trợ quân sự của Mỹ cho Thái Lan tăng lên rất nhanh.

Nhờ các nguồn viện trợ quân sự của Mỹ, trong những năm 60 của thế kỷ XX, quân số lực lượng vũ trang Thái Lan đã tăng lên đáng kể và thường xuyên duy trì ở mức cao từ 230.000 đến 250.000 quân, trong đó có 150.000 quân chính quy, 13.000 quân đặc biệt, trên 65.000 cảnh sát quân sự. Ngoài ra còn có khoảng 40.000 quân thuộc lực lượng bán vũ trang và trên 20.000 quân thuộc lực lượng hậu bị.

Ngoài việc chấp nhận để cho Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, từ giữa những năm 60, Chính phủ Thái Lan còn quyết định đưa hàng nghìn quân sang trực tiếp tham chiến tại chiến trường Nam Việt Nam và Lào.

Ở Lào, số lượng quân Thái Lan lúc cao nhất (cuối thập niên 60, đầu 70 thế kỷ XX) lên tới 40.000. Ngoài các đơn vị chính quy còn có hàng vạn lính Thái trong lực lượng biệt động mang mật danh "binh sĩ vô hình" trà trộn trong các đơn vỉ phái hữu Lào. Cho đến năm 1968, chức năng mà đội quân này đảm nhận là hỗ trợ cho các lực lượng thiểu số, nhưng từ năm 1972 nó bắt đầu trực tiếp tham gia các cuộc hành quân càn quét các vùng giải phóng của Pa thét Lào. Binh lính Thái được dùng làm lực lượng nòng cốt trong các cuộc hành quân lớn của Mỹ-ngụy ở Lào như: cuộc hành quân "Cù Kiệt", diễn ra từ cuối năm 1969, đến đầu năm 1970 với sự tham gia của hơn 5.000 quân Thái; hay trong chiến dịch Cánh Đồng Chum (1971) có gần 10 tiểu đoàn quân Thái tham chiến... Ngoài ra, quân Thái Lan còn làm nhiệm vụ chốt giữ các vị trí chiến lược quan trọng như Cánh Đồng Chum, Mường Xủi (Xiêm Khoảng), Viếng Chăn, đường số 9, đường số 23...

Khi toàn bộ lực lượng quân Mỹ và Thái Lan đã rút khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam và Lào, Mỹ và Thái Lan cũng đã ký nhiều hiệp ước, thoả thuận về việc Mỹ rút quân khỏi Thái Lan và trao lại cho Thái Lan quyền sử dụng các căn cứ không quân, hải quân do Mỹ đầu tư xây dựng trong những năm sáu mươi như căn cứ không quân Utapao, căn cứ hải quân Don Muang; quân cảng Ban Pak Nam... Việc rút quân đội và chấm dứt hoạt động của các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan không làm giảm mức viện trợ quân sự của Mỹ cho nước này. Năm 1975, Mỹ tiếp tục viện trợ cho Thái Lan 42,3 triệu USD, đến năm 1978 tăng lên tới 103 triệu USD. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn tích cực mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đào tạo, huấn luyện quân sự và mua bán vũ khí, v.v... Sự hợp tác này tăng lên sau sự kiện chính quyền "Khơme Đỏ" ở Campuchia bị lật đổ năm 1979.