muakskisses nói:Vợ em cũng quê Thái Bình bác ợ, và em giờ đang vi vu Thái Bình nek
Muak này, Gấy TB hình như toàn Đ......ẻ con gấy hay sao đấy nhỉ? hay mình lập hội gấy đi
Đọc bài so sánh của Bác oto 3 bánh,tí nữa thì em gãy mất cái hàng tiền đạo
Last edited by a moderator:
Rõ khổ, có nhiều bác cứ phải khổ sở vì mấy cái chuyện dân nào chịu chơi hơn và tự ti vì mình không chịu chơi bằng. Tiện đây, em post hầu các bác bài viết của Chị Phan Thị Vàng Anh có bút danh là Thảo Hảo để đọc nha.
Người Việt xấu xí: Ai dám nhận là mình xấu xí?
Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành… thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là “thí điểm”? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa? Và vẫn không quên kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
1.Bạn đã đi Ðà Lạt chưa? Ðã đến Sài Gòn chưa? Ðã về những làng Bắc bộ chưa?
Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
Ði trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
Ði trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
Ði trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.
2.Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Ðông…
Bến Bình Ðông, thì năm nay, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Ðông Tây. Cụ Nguyễn Ðình Ðầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: “Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền”.
Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu cũ với di ảnh cụ ông…
Bến Bình Ðông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi “vốn cổ” của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi nheo.
Thế nhưng, nếu đại lộ Ðông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của bến Bình Ðông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?
Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là “thí điểm”?
Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa?
Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: “Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm.” Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: “Cái khu này chính bố đã ký quyết định đập đi.”
3. Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có.
Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói đơn giản: “Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh.” Một người như vậy cũng hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít mà) quý giá của mình?
Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành… thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.
Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo.
Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303 tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo mà cứ huênh hoang là mình giàu.
Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!
4. Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: “Ðã nhiều năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: ‘Người Trung Quốc Xấu Xí’. Tôi nhớ quyển sách ‘Người Mỹ Xấu Xí’ sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách ‘Người Nhật Xấu Xí”. Tác giả là Dại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đấycó lẽ là cái khác nhau giữa Ðông phương và Tây phương…”
Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương. Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.
Người Việt xấu xí: Ai dám nhận là mình xấu xí?
Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành… thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là “thí điểm”? Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa? Và vẫn không quên kêu gọi giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
1.Bạn đã đi Ðà Lạt chưa? Ðã đến Sài Gòn chưa? Ðã về những làng Bắc bộ chưa?
Nếu chưa, thì bạn nên đi. Bạn nên đi sớm.
Ði trước khi những biệt thự bị bỏ hoang đến tàn lụi.
Ði trước khi rêu trên tường chùa bị cạo và tượng bị sơn son thếp vàng.
Ði trước khi thành phố lớn muốn tạo những dấu chân hiện đại khổng lồ, dẫm lên chính những khẩu hiệu bảo tồn vốn cổ mà mình đã hô hào trước đó.
2.Cách đây mới ba năm thôi, thành phố Hồ Chí Minh của tôi linh đình tổ chức kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Những ảnh cũ được đem ra, món ăn khẩn hoang nấu lại, nhà nhà nghe tên ông Nguyễn Hữu Cảnh, người người nghe lại những địa danh xưa: Gò Cây Mai, đình Thông Tây Hội, kinh Tàu Hủ với bến Bình Ðông…
Bến Bình Ðông, thì năm nay, người ta sắp dẹp nó, để mà làm đại lộ Ðông Tây. Cụ Nguyễn Ðình Ðầu đã phải kêu lên trên báo Tuổi Trẻ: “Xin giữ lấy cảnh quan của Sài Gòn sông nước trên bến dưới thuyền”.
Bạn phải đi qua khu vực này, thấy được vẻ đẹp (bị bỏ phí của nó) bạn mới hiểu được tiếng kêu của cụ. Thật chẳng khác nào lời kêu cứu và khẩn nài; không biết ví thế này có quá không, nhưng như tiếng kêu của cụ bà Sài Gòn, sau lễ thượng thọ phải nài xin con cháu đừng ném đi cơi trầu cũ với di ảnh cụ ông…
Bến Bình Ðông, với hai bên bờ là nhà cổ, xưởng xay lúa, là những thứ mà cái túi “vốn cổ” của chúng ta chẳng có nhiều, nhất đây lại là cái thứ hữu hình, bằng nước, bằng gạch, bằng kiểu nhà, cách sinh sống; chứ không phải những thứ lù mù truyền thống, phục hồi lại mỗi nơi một màu cờ phướn và một kiểu đuôi nheo.
Thế nhưng, nếu đại lộ Ðông Tây đi qua, số phận cảnh trên bến dưới thuyền rất Nam Bộ xưa của bến Bình Ðông sẽ chẳng khác gì số phận rêu trăm tuổi của tháp Rùa. Giải tán một khu vực thật chẳng khó, cũng như việc dọn rêu thôi, nhưng cái nỗi ám ảnh rằng mình đã phá tan chỗ trú ngụ của hàng trăm năm lịch sử có đeo đuổi được những người ký quyết định không?
Và những người đó là ai? Họ nghĩ gì trong đầu nhỉ? Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách gì đây? Bằng cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là “thí điểm”?
Bằng nhập xe máy Trung Quốc ồ ạt? Bằng cho phép đập biệt thự xưa để xây nhà kính? Bằng xóa sổ cái nhúm di tích vốn đã rất mỏng mảnh của nước ta với lý do để thuận tiện cho hiện đại hóa?
Thử tưởng tượng hai mươi năm sau thôi, những khu nhà cổ (chưa bị đập) ngày hôm nay lên bưu ảnh. Và sẽ có những người chỉ cho con cái mình mà nói: “Chỗ này ngày xưa bố (mẹ) có đi qua, đẹp lắm.” Và có những người sẽ không dám chỉ tay vào ảnh mà nói: “Cái khu này chính bố đã ký quyết định đập đi.”
3. Tôi lại đọc báo Tia Sáng, có bài của tác giả Vũ Khánh về tiếp thị một hình ảnh Việt Nam. Vậy đấy, cứ rành mạch liệt kê cái vốn ít ỏi của mình ra rồi khai thác triệt để thì khéo lại thành giàu có.
Tác giả kể ra, chúng ta có áo dài, có nón, có phở, có nem. Nghe dễ chịu như nghe một người nói đơn giản: “Tôi là thợ may. Lương tôi đủ sống. Tôi thích mặc áo xanh.” Một người như vậy cũng hấp dẫn lắm chứ! Cái mộc mạc của họ, cái nghề của họ, sở thích của họ không giống anh, không giống tôi. Việc gì cứ phải thổi phồng lên những gì mình không có, để rồi phá bỏ những cái (tuy ít mà) quý giá của mình?
Nếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành… thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người.
Chúng ta nói dối nhiều quá. Dối ở chỗ có nhiều việc chúng ta nói một đằng và làm một nẻo.
Chúng ta nói, tôi là người có văn hóa và thích chơi đồ cổ, nhưng có con chuột chạy qua là chúng ta (quyết) ném chuột đến vỡ cả bình quý. Chúng ta cung kính ào ạt cho một lễ hội 300 năm Sài Gòn, rồi sau đó thì sẵn sàng thực thi một dự án có phá bỏ những phần cổ kính của Sài Gòn 303 tuổi. Chúng ta không tiếc cả kho tính từ mỹ miều cho cái Chùa Một Cột, nhưng lại tiếc một cái cột bằng gỗ cho nó, khiến bao nhiêu khách phương xa phải chưng hửng. Chúng ta biết mình nghèo mà cứ huênh hoang là mình giàu.
Mà trong khi đó, có đứa con nào dám trách mẹ nghèo! Ừ, nước của tôi là thế đấy, nhưng mà chúng tôi tự hào, để tôi cho anh thấy: Cha ông để lại có một chút của (cẩn thận mở gói ra), chúng tôi gìn giữ còn được thế này đây (thấy vẫn còn nguyên), và chúng tôi sẽ giữ cho con cháu (cẩn thận gói lại). Anh cười thì mặc anh!
4. Ông Bá Dương, tác giả người Trung Quốc, có viết một đoạn thế này: “Ðã nhiều năm nay, tôi muốn viết một quyển sách dưới tên gọi: ‘Người Trung Quốc Xấu Xí’. Tôi nhớ quyển sách ‘Người Mỹ Xấu Xí’ sau khi viết xong đã được Quốc vụ viện Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo cho sách lược của mình. Người Nhật cũng có một quyển sách ‘Người Nhật Xấu Xí”. Tác giả là Dại sứ Nhật tại Ác-hen-ti-na. Ngài đại sứ này (sau khi viết cuốn sách đó) liền bị cách chức. Đấycó lẽ là cái khác nhau giữa Ðông phương và Tây phương…”
Nhưng ở Trung Quốc, người ta đã in “Người Trung Quốc Xấu Xí” của ông Bá Dương. Và không phải vì thế mà người Trung Quốc bị nhìn là xấu hơn. Trái lại.
- • Phan Thị Vàng Anh
thớt có 2 bài HN SG. bài sau thì nói vui nhiều hơn, bài đầu thif có nhìu chi tiết nhạy cảm, dễ gây ... tranh luận .
bài nhạy cảm nhưng các com tránh nhạy cảm thì cũng k sao .
nhưng bao giờ cái hố phân biệt Bắc Nam mới thôi bị khơi sâu đây nhỉ . cái thèng Tây cũng thâm thiệt ấy cơ , hay tại ông cha mềnh ngày xưa, phân trannh nên cái cơ sự đàng trong đàng ngoaif ?????????
bài nhạy cảm nhưng các com tránh nhạy cảm thì cũng k sao .
nhưng bao giờ cái hố phân biệt Bắc Nam mới thôi bị khơi sâu đây nhỉ . cái thèng Tây cũng thâm thiệt ấy cơ , hay tại ông cha mềnh ngày xưa, phân trannh nên cái cơ sự đàng trong đàng ngoaif ?????????
Em thì hẽm biết Xì Gòn hay Hà Lội ở đâu chịu chơi hơn. Nhưng cái em thấy tận mắt là ra Hà Lội toàn được các bác đãi nhà hàng sang trọng, máy lạnh mát rượi có chân dài đến nách phục vụ.
Còn nhậu trong Xì Gòn toàn dắt nhau ra vỉa vè, xe cộ ồn ào, phục vụ thì lông chân dài đến nách nhưng bù lại được cái máy lạnh thiên nhiên nên ko ngột ngạt . Vậy ở đâu chịu chơi hơn ta
Còn nhậu trong Xì Gòn toàn dắt nhau ra vỉa vè, xe cộ ồn ào, phục vụ thì lông chân dài đến nách nhưng bù lại được cái máy lạnh thiên nhiên nên ko ngột ngạt . Vậy ở đâu chịu chơi hơn ta