Thân chào tất cả các bác!
Sau khi tham khảo ý kiến của các bác, em lập thớt này thông báo MAFC sẽ tổ chức 01 chuyến du xuân Canh Dần tại tỉnh Bình Thuận với lộ trình các điểm du lịch chính: Chùa núi Tà Cú, Tp Phan Thiết và Mũi Né (đều thuộc tỉnh Bình Thuận).
Em giới thiệu sơ lược về các điểm du lịch trên nhé:
1/ Chùa núi Tà Cú:
Vài hình ảnh về núi Tà Cú:
Đỉnh Tà Cú
Cáp treo lên núi Tà Cú
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần QL1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Vào giữa thế kỷ XIX, nhà sư Trần Hữu Đức pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch,Linh Sơn (Tuy Phong),Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là "Đại lão hòa thượng". Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50m là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m, cao 7m, là pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
2/ Thành phố Phan Thiết
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên QL1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Tp HCM 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45km[sup]2[/sup], bờ biển trải dài 57,40km.
Vùng đất này khi xưa thuộc Vương quốc ChămPa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng – Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
Gần cuối thế kỷ, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ngày 06/01/1918, Khâm sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó. Và ngày nay là thành phố Phan Thiết.
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25/10/1995 – ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Đây cũng được mệnh danh là địa điểm du lịch có nhiều resort nhất Việt Nam. Mũi Né nói riêng và Phan Thiết nói chung nổi tiếng với đặc sản nước mắm nhỉ. Hiện nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
3/ Mũi Né:
Mũi Né là tên một mũi biên, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort.
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột - tương truyền vùng đất này của người Chăm , xưa kia lau sậy mọc um tùm . Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là Bà Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né . Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi đất đưa ra biển.
Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng hơn 20 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng Tp HCM đi vào như sau:
- Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.
- Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
- Vạn Thủy Tú.
- Trường Dục Thanh.
- Chợ Phan Thiết.
- Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư.
- Lầu Ông Hoàng.
- Núi Cố với mộ Nguyễn Thông.
- Bãi đá Ông Địa.
- Rặng dừa Hàm Tiến (Rạng).
- Khu resort cao cấp.
- Suối Tiên.
- Đồi cát Mũi Né.
- Hòn Rơm.
Thời gian: 02 ngày (27 + 28/3/2010).
Chi phí dự kiến: Vương quốc Campuchia tài trợ (em sẽ thông báo vào ngày mai nhé).
_____________________________________________________________________________________________________________________________
Các bác tham gia đăng ký tại đây nhé:
OS nick: (Nisibili)
Số lượng: (2NL + 1TE)
Phương tiện: (Mazda 6)
Điện thoại: (091.373.4847)
_____________________________________________________________________________________________________________________________
Danh sách đăng ký:
1. Nisibili: 02NL + 1TE + 1/2NL, Maz 6, 09137.34.847
2. PM6: 01NL, Maz6
3. Olympus: 02NL + 1TE, Premacy, (rất tiếc xin rút lại cục gạch do trùng ngày khai trương VP mới).
4. vnarchitect: 02NL + 1TE, Maz 6.
5. MGconstruction: 02NL + 1TE, Maz6
6. nlthanh: 02NL + 1TE, Maz3.
Lưu ý: Bác nào đăng ký tham gia nhưng ko có phương tiện thì báo em biết luôn để sắp xếp đi chung với nhau nhé.
Sau khi tham khảo ý kiến của các bác, em lập thớt này thông báo MAFC sẽ tổ chức 01 chuyến du xuân Canh Dần tại tỉnh Bình Thuận với lộ trình các điểm du lịch chính: Chùa núi Tà Cú, Tp Phan Thiết và Mũi Né (đều thuộc tỉnh Bình Thuận).
Em giới thiệu sơ lược về các điểm du lịch trên nhé:
1/ Chùa núi Tà Cú:
Vài hình ảnh về núi Tà Cú:
Đỉnh Tà Cú
Cáp treo lên núi Tà Cú
Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần QL1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Vào giữa thế kỷ XIX, nhà sư Trần Hữu Đức pháp danh Thông Ân, pháp hiệu Hữu Đức từ Phú Yên vào Bình Thuận dựng một thảo am ở làng Kim Thạnh (Bàu Trâm) vừa tu hành vừa bốc thuốc. Ông đã từng tu hành và góp nhiều công sức chăm lo Phật sự ở nhiều chùa tại Bình Thuận như chùa Cổ Thạch,Linh Sơn (Tuy Phong),Phước Hưng (Phan Thiết) và một số chùa ở đảo Phú Quý. Năm 1872 nhà sư lên núi Tà Cú tu hành trong một hang đá (sau này gọi là hang Tổ). Cho đến lúc mất, sư Hữu Đức không xuống núi nữa. Lúc đương thời nhà sư Hữu Đức là một thầy thuốc giỏi. Năm Tự Đức thứ 33 (1880) hoàng thái hậu bệnh nặng, chư thần tâu xin rước sư về giúp trị bệnh nhưng nhà sư từ chối, chỉ gởi người về triều. Bệnh hoàng thái hậu hết, vua Tự Đức mới ban cho tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ và nhà sư là "Đại lão hòa thượng". Đến khi nhà sư Hữu Đức viên tịch (nhằm ngày 5 tháng 10 năm 1887 âm lịch) thì sư Tâm Hiền lập ngôi chùa mới ở phía dưới, sau này gọi là chùa Dưới hay chùa Long Đoàn và chùa Linh Sơn Trường Thọ là chùa Trên.
Phía trên chùa, cách hang Tổ khoảng 50m là tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m, cao 7m, là pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á. Tác phẩm do ông Trương Định Ý chủ trì, được đúc bằng bê tông cốt thép trong đợt trùng tu năm 1963. Cách pho tượng khoảng 50m về phía dưới là nhóm tượng Di đà Tam tôn xếp thành hàng ngang, xây trên đài sen: tượng A Di Đà ở giữa cao 7m, bên trái là tượng Quán Thế Âm và bên phải tượng Đại Thế Chí đều cao 6,5m. Tháp mộ của Tổ và của các nhà sư trụ trì đã qua đời được chia thành hai cụm ở trước điện thờ và sau điện thờ. Tháp Tổ nằm trước điện thờ, bên cạnh có mộ con cọp tương truyền là đã được sư Hữu Đức thuần hóa.
2/ Thành phố Phan Thiết
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên QL1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Tp HCM 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45km[sup]2[/sup], bờ biển trải dài 57,40km.
Vùng đất này khi xưa thuộc Vương quốc ChămPa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng – Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
Gần cuối thế kỷ, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Ngày 06/01/1918, Khâm sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó. Và ngày nay là thành phố Phan Thiết.
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25/10/1995 – ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Đây cũng được mệnh danh là địa điểm du lịch có nhiều resort nhất Việt Nam. Mũi Né nói riêng và Phan Thiết nói chung nổi tiếng với đặc sản nước mắm nhỉ. Hiện nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
3/ Mũi Né:
Mũi Né là tên một mũi biên, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort.
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
Khi đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt Nam.
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột - tương truyền vùng đất này của người Chăm , xưa kia lau sậy mọc um tùm . Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y, về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm. Từ đó lấy biệt danh là Bà Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né . Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi đất đưa ra biển.
Từ nội thành Phan Thiết ra Mũi Né khoảng hơn 20 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng Tp HCM đi vào như sau:
- Nhà ở Mộng Cầm - một trong những người tình của Hàn Mạc Tử nằm tại số nhà 300 đường Trần Hưng Đạo.
- Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
- Vạn Thủy Tú.
- Trường Dục Thanh.
- Chợ Phan Thiết.
- Tháp Chăm Phố Hài – Tháp Pôshanư.
- Lầu Ông Hoàng.
- Núi Cố với mộ Nguyễn Thông.
- Bãi đá Ông Địa.
- Rặng dừa Hàm Tiến (Rạng).
- Khu resort cao cấp.
- Suối Tiên.
- Đồi cát Mũi Né.
- Hòn Rơm.
Thời gian: 02 ngày (27 + 28/3/2010).
Chi phí dự kiến: Vương quốc Campuchia tài trợ (em sẽ thông báo vào ngày mai nhé).
_____________________________________________________________________________________________________________________________
Các bác tham gia đăng ký tại đây nhé:
OS nick: (Nisibili)
Số lượng: (2NL + 1TE)
Phương tiện: (Mazda 6)
Điện thoại: (091.373.4847)
_____________________________________________________________________________________________________________________________
Danh sách đăng ký:
1. Nisibili: 02NL + 1TE + 1/2NL, Maz 6, 09137.34.847
2. PM6: 01NL, Maz6
3. Olympus: 02NL + 1TE, Premacy, (rất tiếc xin rút lại cục gạch do trùng ngày khai trương VP mới).
4. vnarchitect: 02NL + 1TE, Maz 6.
5. MGconstruction: 02NL + 1TE, Maz6
6. nlthanh: 02NL + 1TE, Maz3.
Lưu ý: Bác nào đăng ký tham gia nhưng ko có phương tiện thì báo em biết luôn để sắp xếp đi chung với nhau nhé.
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
AC_Milan
Ngày đăng:
Người đăng:
oto_bangb2
Ngày đăng:
Người đăng:
thanhyk
Ngày đăng: