Hạng B2
20/11/10
146
32
28
Hẳn mọi người đều thường nghe nói đến An Toàn 5 Sao (AT5S) trên xe ô tô khi xem các mẫu quảng cáo hay catologue của các hãng xe từ nhiều nguồn khác nhau.
Vậy thì thực ra AT5S là tiêu chuẩn gì và của ai cấp?
Khi nói đến độ an toàn của một chiếc xe chúng ta phải nói đến cả hai khía cạnh của nó là an toàn chủ động và an toàn bị động. An toàn chủ động là đánh giá về khả năng xử lý của chiếc xe khi đang chạy và gặp tình huống nguy hiểm có thể giúp người điều khiển dừng khẩn cáp khi đạp thắng (BA), đánh lái khi thắng gấp (ABS) và đánh lái gấp khi không đạp thắng (VDC) .vv.. Còn an toàn bị động là những gì chiếc xe có thể làm được để hạn chế tối đa thương vong cho hành khách trong xe (qua bộ khung,túi khí, .vv..)
Các tiêu chuẩn AT5S mà các hãng xe thông qua các tổ chức đánh giá đưa ra đa phần là để đánh giá về mặt an toàn bị động của chiếc xe.
AT5S thường để nói đến mức độ an toàn của một chiếc xe (được đo dựa trên các tác động lên người nôm) trong trường hợp va chạm thử nghiêm trực diện và cả bên hông ở vận tốc khoảng 45-60km/h, . Vấn đề ở đây là mỗi trung tâm thử nghiệm (như EuroNCap, ChinaNcap, Asianncap, IIHS, NHTSA…) lại có một tiêu chuẩn an toàn khác nhau hay cách va chạm và vận tốc va chạm khác nhau.
Nói như vậy có nghĩa là hai chiếc xe cùng được đánh giá là AT5S nhưng bởi hai tổ chức khác nhau sẽ có mức độ an toàn khác nhau.
Trong các dòng xe Nhật Bản cũng như trên toàn cầu, Subaru được đánh giá là mẫu xe an Toàn thuộc hàng đầu bảng, để có được danh hiệu cao quý này Subaru đã luôn phải đàu tư nghiên cứu và phát triển những công nghê về khung gầm, động cơ, và cả hệ dẫn động sao cho mỗi chiếc xe đều đạt đến đỉnh cao về vận hành và an toàn (cả an toàn chủ động và bi động).
Trên thực tế, tất cả các mẫu xe của SUBARU như Subaru Forester, Subaru XV,Subaru Legacy, Subaru OutBack, WRX, WRX Sti vv.. đều đạt mức độ đánh giá AT5S của tất cả các tổ chức đánh giá hàng đầu như IIHS, NHTSA, EUROnCap, vv.

Subaru cũng là nhãn hiệu xe duy nhất trên thế giới đạt được kết quả AT5S của tổ chức IIHS (USA) cho tất cả các model.
Tổ chức này có gì đặc biệt?
Thực ra mọi người đều biết rằng thị trường Mỹ là một trong nhưng thị trường ô tô có tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới và cách mà tổ chức IIHS thử nghiệm xe đã hoàn toàn nói lên điều đó. Nếu như các hiệp hội và tổ chức đánh giá xe khác thường thử nghiệm va chạm trực diên chiếc xe vào một mặt phẳng cố định, khi va chạm toàn bộ phần đầu của chiếc xe tiếp xúc với mặt phẳng (VD như một bức tường) rồi đo các chấn thương bằng nhiều cảm biến gắn trên người nộm trong xe thì người Mỹ mà cụ thể là IIHS lại cho rằng mọi việc không đơn giản như vậy.
Vậy họ đã thử nghiệm ra sao mà cả nhiều tên tuổi lớn trong làng xe thế giới gồm cả những thương hiệu từ Đức, Mỹ, Nhật, vv.. không đạt mà chỉ có Subaru vượt qua một cách ngoạn mục?

Xem bức hình trên đây hẳn các bạn đã tìm ra câu trả lời cho chính mình, vâng cách họ làm nhìn cũng không có gì quá cầu kì hay khác biệt, đó là cho chiếc xe cùng ở vận tốc đó nhưng va chạm trực diện lệch tâm. Chỉ một phần của đàu xe va vào bức tường, điều đó dãn đến toàn bộ lực tác dụng của vụ va chạm thay vì dàn trải ra lại tập chung vào một chỗ và chỉ những chiếc xe có khung sườn được thiết kế đặc biệt thông minh và vững chãi nhất mới có đủ khả năng hấp thụ và phân tán lực ra toàn bộ chiếc xe để bảo về hành khách trong Cabin.
Các bạn cũng có thể kiểm chứng trong link dưới đây, chỉ việc chọn hãng xe va Model xe là có kết quả ngay, có 4 mức độ đánh giá cho một chiếc xe là Good (tốt), Acceptable (chấp nhận được), Marginal (sát giới hạn an toàn), Poor (kém).
http://www.iihs.org/iihs/ratings/vehicle/v/subaru/legacy
Hãy chọn một mẫu xe bạn yêu thích và model xe đang có ở Việt Nam, bạn sẽ gặp những bất ngờ nho nhỏ. Cũng cần lưu ý rằng tất cả các xe thử nghiệm đều là những chiếc xe cưng dành cho thị trường Mỹ nhé, riêng Subaru chỉ có hai nhà máy SX chính ở Nhật và Mỹ nên chất lượng là như nhau trên toàn cầu.




Các bạn có thể xem một vài hình ảnh dưới đây để biết Subaru đã làm được điều đó như thế nào.

Khung xe phần Cabin được làm bằng kim lọai đặc biệt cứng vững và có kết cấu như nhiều chiếc nhẫn lồng vào nhau bảo vệ tối đa hành khách trong xe, phần đầu và đuôi xe được thiết kế để hấp thụ tối đa lực va chạm.
Một điểm quan trọng tạo nên sự khác biệt về an toàn cho Subaru là sự kết hợp củakhung xe RingSafe, động cơ Boxer, và hệ dẫn động SAWD của Subaru để bảo vệ an toàn cho người ngồi trong xe như hình số 3, đó là khi va chạm ở tốc độ quá cao, trục lap nối ra cầu sau của xe sẽ tự động gãy đôi và kéo động cơ xuống gầm xe, bảo vệ an toàn cho người ngồi bên trong. Còn ở những chiếc xe thông thường sử dụng động cơ chữ V hay chữ I, dưới tác dụng của va chạm quá lớn, dộng cơ sẽ tống thẳng vào Cabin và khi đó túi khí gần như không còn hiệu quả.
Có một thông tin nho nhỏ cũng sẽ khiến nhiều người đang thắc mắc là tại sao một chiếc Subaru luôn mắc hơn một chiéc xe Nhật khác cùng loại phải suy ngẫm.

Vâng, một chiếc Subaru thường có đến hơn 3000 điểm liên kết trên khung xe trong khi những chiếc xe khác cùng loai chỉ bằng hoặc ít hơn phân nửa so với Subaru (toyota là 1500, nissan 1200)
Còn dưới đây là hình ảnh của một câu chuyện có thật với một chiếc Subaru và chủ nhân của chiếc xe.
Câu chuyện xảy ra ở Úc, anh Avon Perera đang điều khiển chiếc subaru của mình trên Monash Freeway ở Melbourne, thì chiếc xe ở làn kế bên lao vào xe của anh gây tai nạn ở vận tốc 100km/h, trong tích tắc túi khí kịp thời bung ra còn chiếc xe của anh thì lăn trên mặt đường và lao ra ngoài cao tốc. Khi chiếc xe dừng hẳn, mọi người xung quanh nhanh chóng lại hỗ trợ và đưa anh ra khỏi xe, tất cả đều bất ngờ vì thấy anh không bị mội thương tích nghiêm trọng nào sau vụ tai nạn.

Hình ảnh thực tế chiếc xe Subaru Legacy gặp tai nạn của anh Avon Perera
(câu chuyện trên mình dẫn từ nguồn đây http://www.subaru.com.au/about/safety-stories)

Một câu hỏi cuối cùng, bạn cần gì từ một chiếc xe hơn cả?


Westfalia
Nguồn từ http://subarusaigon.vn/
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
31/7/11
41
11
8
thêm video minh họa
1. Subaru Forester
2. Subaru WRX
3. Subaru Legacy
 
Hạng B2
20/11/10
146
32
28
Độ an toàn mà so sánh Subaru hoặc Volvo là khó nhất.
Em đồng ý quan điểm của bác về vụ này, Subaru em biết từ bé qua các giải đua WRC của đội Subaru 555 trên VTV3 (khoảng năm 95-96, còn Volvo thì tận mắt em chứng kiến một chiếc tai nạn mà người trong xe vẫn an toàn, cũng lâu rồi chắc khoảng năm 1998 gì đó.
 
Hạng B2
20/11/10
146
32
28
Chiếc Subaru Forester này đấu đầu trực diện với một em xe tải mà chị chủ chỉ bị trầy xước do máy xe BOXER đã kịp kiếm đường chui xuống gầm xe :)).
Các bác thử vào google search : ""subaru save my life" là ra nhiều lắm ạ :))
10665368_982748315075039_1791008488817413058_n.jpg
 
Hạng C
13/11/13
517
1.162
93
Khổ quá, không em nào bằng Subie kể cả Volvo trong vụ này vì mắy đã phảng vì là boxer lái còn đặt thấp , không đẹp như GLK, Q5 nâng máy cao nhìn vuông vắn, nhưng Subie phải đật thấp vì S ĂWD nữa, vì vậy Subie nào môi cũng mỏng đít cũng to, cơ mà bị đậm trực diện thì không sợ trục máy nó đâm lòi ruột như những xe máy V khác..
 
  • Like
Reactions: KHOAVAN
Hạng C
31/7/06
582
460
63
Quận 2
www.balloningmedia.com.vn
10 chiếc xe an toàn nhất năm 2014
Legacy & Outback

An toàn vẫn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi người tiêu dùng cân nhắc sắm xe mới, đặc biệt là trong bối cảnh giao thông còn khá hỗn loạn như ở Việt Nam
Tại Mỹ, các tai nạn ô tô thử nghiệm đã được Cục Quản lý An toàn Đường bộ Hoa Kỳ (National Highway Traffic Safety Administration - NHTSA) và Viện Bảo hiểm An toàn Đường bộ (Insurance Institute for Highway Safety - IIHS ) tiến hành liên tục trong nhiều năm qua để kiểm tra độ an toàn của xe.
Gần đây, IIHS còn bổ sung thêm một số thử nghiệm va chạm nhỏ, qua nhiều tình huống tai nạn trong thực tế để đánh giá toàn diện mức độ an toàn của xe. Giành được danh hiệu "Lựa chọn an toàn" (Top Safety Pick) của IIHS không hề dễ dàng. Một chiếc xe lọt vào top này phải đạt được tiêu chí "tốt" ở khả năng chịu lực phía trước, hai bên hông, trên mái và mui xe khi xảy ra va chạm. Xe còn phải nhận được đánh giá "tốt" trong bài kiểm tra tai nạn ở đầu xe.

[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}SUV-crossover: Volvo XC60{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Về phần mình, NHTSA liên tục cập nhật các bài kiểm tra tai nạn với các dòng xe được sản xuất từ năm 2011 trở lại đây. Cơ quan này bổ sung các bài kiểm tra độ an toàn xe khi đâm bên hông, sử dụng hình nộm cao su thử nghiệm các loại tai nạn, thu thập dữ liệu tai nạn và tổng hợp các dữ liệu vào một bảng điểm chung duy nhất theo hệ thống 5 sao.


[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe sang: Infiniti Q50{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mặt khác, độ an toàn của xe ngày nay còn nằm ở công nghệ tiên tiến giúp người lái giảm thiểu những tác động của các vụ tai nạn do không kiểm soát được tầm nhìn, thắng hay tốc độ bằng cách xác định vật thể đang ở trước và tự động điều chỉnh khoảng cách an toàn. Hệ thống hiện đại này là tiêu chuẩn không thể thiếu trên nhiều dòng xe sang. Người mua các dòng ô tô con, bán tải hay crossover cũng có thể trả thêm tiền để trang bị hệ thống này.


[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe sang: Cadillac XTS{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những hệ thống an toàn cơ bản nhất sẽ cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, phanh trước khi xe dừng hoàn toàn, siết dây an toàn nếu bộ cảm biến (camera, radar hoặc laser) xác định xe đang đến quá gần các xe khác hoặc có chướng ngại vật trên đường đi. Hệ thống tốt nhất có thể phanh tự động nếu lái xe không phản ứng đủ nhanh.

IIHS cho biết, trong số những mẫu xe đời 2014 mà cơ quan này kiểm tra, có 40% trang bị hệ thống an toàn với tai nạm ở đầu xe, 20% trang bị phanh tự động, gấp hai lần so với năm 2012. Năm ngoái, IIHS đã thành lập hệ thống kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống va chạm phía trước, đánh giá trên ba mức là "cơ bản", "tiên tiến" hoặc "cao cấp".

[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe cỡ trung: Buick Regal{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Để đạt được mức "cơ bản", xe chỉ cần trang bị hệ thống cảnh báo va chạm phía trước đáp ứng tiêu chuẩn của NHTSA . Để đạt mức "tiên tiến", xe phải có chức năng phanh tự động, tránh được một vụ tai nạn hoặc giảm tốc độ ít nhất là 5mph khi tiến hành một trong hai bài kiểm tra với tốc độ 12 và 25mph. Hệ thống đạt chuẩn "cao cấp" phải vượt qua cả hai kiểm tra nói trên và giảm được tốc độ đáng kể.

David Zuby - Phó chủ tịch Điều hành và Giám đốc nghiên cứu IIHS đánh giá: "Ưu điểm của phanh tự động là ngay cả trong trường hợp không thể tránh được tai nạn hoàn toàn, hệ thống sẽ giảm tốc độ, nhờ đó mà giảm thiệt hại cho người ngồi trên xe và xe".

[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe phổ thông: Chevrolet Impala{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng đáng tiếc là hiện nay chủ xe phải trả thêm một số tiền khá lớn để trang bị hệ thống này. Nhưng nói cho cùng, để mua sự an toàn thì giá nào cũng là quá rẻ. Dựa trên các kết quả kiểm tra của hai tổ chức trên, Forbes đã đưa ra danh sách 10 chiếc xe an toàn nhất năm 2014, xếp theo loại xe.


[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe cỡ trung: Subaru Legacy, Outback{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong số những xe nổi bật nhất, có hai mẫu Volvo sedan sang trọng là S60 và S80 và mẫu Volvo XC60 SUV crossover. Ba xe này đều được trang bị hệ thống "Safety City" với hệ thống phanh để tránh va chạm từ phía sau với một chiếc xe khác ở tốc độ chậm. Người dùng xe có thể trả thêm để trang bị tùy chọn phanh hoạt động ở tốc độ cao. "Mắt thần" cũng giúp xe tránh được người đi bộ, đi xe đạp và xe mô tô.


[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe sang: Hyundai Genesis{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Một số nhãn hiệu khác có đại diện lọt vào danh sách này là Buick, BMW, Chevrolet , Hyundai, Infiniti, Mercedes-Benz và Subaru. Tuy nhiên, do IIHS và NHTSA chỉ tập trung thử nghiệm những dòng xe phổ biến nhất để đưa ra chỉ báo cho khách hàng đại chúng, nên những mẫu xe siêu sang bán với số lượng hạn chế sẽ không có mặt trong danh sách này.


[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe sang: BMW 5 Series{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}SUV-crossover: Subaru Forester{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[xtable=bcenter|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Một bài kiểm tra an toàn xe{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]