Tuần rồi em có dịp tham gia sự kiện ra mắt và chạy thử lốp Ecopia EP300 tại Thái Lan, nên tranh thủ viết bài này chia sẻ với các bác những cảm nhận đầu tiên về dòng lốp tiết kiệm mới của Bridgestone sắp bán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bài này em cũng chia sẻ với các bác một vấn đề khá thú vị. Đó là vì sao lốp có lực cản lăn Rolling Resistance thấp mà vẫn đảm bảo được độ bám đường.[pagebreak][/pagebreak]
1. Chi tiết
Đầu tiên em sẽ điểm qua chi tiết của bộ lốp Ecopia EP300. Về cơ bản thì Ecopia EP300 có thiết kế gai bất đối xứng (Asymmetrical) nên khi thay lốp chúng ta cần chú ý mặt nào nằm trong (inside) và mặt nào nằm bên ngoài (outside) để đảm bảo hiệu năng vận hành của lốp.
Ecopia EP300 hỗ trợ đến 32 size lốp, từ mâm 15" cho đến 18", bề ngang lốp từ 175 cho đến 245. Bộ lốp em test lần này có thông số 215/60R16 và có cấu tạo ta-lông gồm: 1 lớp polyester + 2 lớp bố thép + 1 lớp polyamide (nylon). Còn hông lốp (sidewall) thì có 2 lớp polyester. Nhìn chung thì mức độ gia cố lốp Ecopia EP300 cũng nằm ở mức bình thường chứ không có gì quá nổi bật.
Vì lốp Ecopia EP300 không phân phối ở thị trường Mỹ nên những thông tin tham khảo về Treadwear (Độ bền ta lông), Traction (Lực kéo), hay Temperature (Khả năng chịu nhiệt khi chạy tốc độ cao) theo tiêu chuẩn Mỹ cũng không được công bố. Dòng lốp tiết kiệm Ecopia EP300 sẽ được bán ra ở thị trường châu Á, châu Úc và Trung Đông. Đa số lốp Ecopia EP300 được sản xuất tại Thái Lan, số ít còn lại được sản xuất ở Indonesia và Việt Nam.
Xét về thiết kế gai, có thể thấy rõ Ecopia EP300 được thiết kế để tập trung cho lực kéo với những rãnh gai được bố trí nằm ngang. Ngoài ra, 3 rãnh thoát nước chính (đánh dấu màu xanh dương ở hình bên dưới) có tiết diện khá lớn sẽ giúp phòng tránh tình trạng trượt nước hydroplaning và cải thiện thêm độ bám đường trên đường ướt.
Bridgestone cũng ứng dụng nhiều xu hướng thiết kế mới trên dòng Ecopia EP300. Một trong số đó là bề mặt các khối gai trung tâm có dạng hình cong, thay vì phẳng như những kiểu thiết kế cũ. Việc làm bề mặt các khối gai trung tâm hơi cong sẽ giúp bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường khi vào cua được cố định và đồng đều. Từ đó cải thiện được thêm khả năng bám đường khi vào cua của lốp. Còn với kiểu mặt phẳng cũ thì lốp sẽ có xu hướng xảy ra hiện tượng co rúm cục bộ bề mặt tiếp xúc do lực kéo xô ngang gây ra và làm giảm độ bám đường của lốp.
Các rãnh gai 2 bên hông lốp Ecopia EP300 đã được Bridgestone làm sâu hơn đời trước. Điều này sẽ đảm bảo độ bám đường khi vào cua ở giai đoạn mòn cuối cùng của lốp. Bên cạnh đó, việc làm gai lốp 2 bên hông sâu hơn cũng cải thiện đáng kể ngoại quan của gai lốp khi gần mòn.
2. Khả năng tiết kiệm - Lực cản lăn
Với dòng lốp tiết kiệm như Ecopia EP300 thì dĩ nhiên khả năng tiết kiệm là tiêu chí mà chúng ta sẽ quan tâm nhất. Về vấn đề này Bridgestone công bố là cứ mỗi một bình xăng đầy, lốp Ecopia EP300 sẽ tiết kiệm trung bình 2 lít nhiên liệu so với những dòng lốp truyền thống. Còn so với thế hệ Ecopia trước đây, Ecopia EP300 có thể giúp chiếc xe chạy thêm trung bình 11,2 km với mỗi bình xăng.
Sở dĩ lốp Ecopia EP300 có khả năng tiết kiệm như vậy là nhờ nó sở hữu lực cản lăn thấp hơn rất nhiều so với đa số những dòng lốp khác. Để minh chứng cho điều này, Bridgestone có bố trí bài test lực cản lăn trong khuôn khổ buổi thử lốp tại Thái với 3 chiếc xe chạy trên 3 bộ lốp khác nhau, bao gồm: Ecopia EP300, Ecopia đời trước, và một dòng lốp tiết kiệm đến từ một hãng khác trong cùng phân khúc.
Cả 3 chiếc xe cùng chạy lên một mức tốc độ định sẵn. Sau đó, cả 3 tài xế sẽ đồng loạt thả chân ga ra để xe trôi tự do theo hiệu lệnh từ người điều phối chương trình. Kết quả là chiếc xe sử dụng bộ lốp Ecopia EP300 trôi được quãng đường xa nhất và điều này chứng minh lốp Ecopia EP300 có lực cản lăn thấp hơn 2 bộ lốp kia.
Điều ấn tượng nhất chiếc xe với bộ lốp Ecopia EP300 bỏ xa lên đến hơn 50 m so với 2 chiếc xe xài lốp Ecopia tiền nhiệm và lốp đến từ hãng khác trong phân khúc. Trong khi đó, chiếc xe sử dụng bộ lốp Ecopia đời trước chỉ chênh lệch gần 10 m so với chiếc xe sử dụng bộ lốp của hãng khác cùng phân khúc.
3. Cảm nhận khả năng bám đường trên đường ướt
Trong các dòng sản phẩm lốp dành cho xe du lịch của Bridgestone, Ecopia EP300 còn nổi bật với độ bám trên đường ướt vượt trội, bên cạnh khả năng tiết kiệm và độ bền. Bridgestone đã chứng minh khả năng bám đường trên đường ướt của Ecopia EP300 thông qua những bài test khả năng phanh, chạy slalom, chuyển làn ở tốc độ cao,...Các bác có thể xem cụ thể kết quả những bài test trong clip sau.
Với bài test phanh trên đường ướt, cả 3 chiếc xe đều được đẩy lên tốc độ 80km/h và sau đó đến điểm quy định thì thắng gấp về 0 km/h. Kết quả là chiếc xe với bộ lốp Ecopia EP300 có quãng đường phanh ngắn nhất so với những chiếc xe sử dụng lốp Ecopia đời trước hay bộ lốp đến từ hãng khác.
Bài thử chuyển làn đột ngột ở tốc độ 100 km/h trong điều kiện mặt đường trơn trượt cũng diễn ra một cách nhẹ nhàng. Có nhiều đoạn thậm chí vào cua gắt ở tốc độ hơn 100 km/h mà chiếc xe vẫn giữ được độ ổn định đáng ngạc nhiên. Hôm em test thì trời mưa tầm tã, mực nước (water level) trên mặt đường khá dày nhưng trong suốt quá trình test chiếc Camry với bộ lốp Ecopia EP300 không hề xảy ra hiện tượng bị trượt nước Hydroplaning do dù đã "ép" xe gần tới giới hạn về độ bám đường.
4. Vậy thì một chiếc lốp có thể vừa có độ bám tốt mà vẫn có lực cản lăn thấp?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Độ bám và lực cản lăn là 2 yếu tố vừa liên quan nhưng cũng vừa tách biệt lẫn nhau.
Lực cản lăn là hiệu ứng do độ trễ đàn hồi Hysteresis của vật liệu tạo ra 1 lực cản lại chuyển động quay của bánh xe. Mà cái độ trễ đàn hồi Hysteresis này có thể hiểu nôm na là năng lượng mất đi và bị chuyển hóa thành nhiệt khi vật thể đàn hồi co dãn hay biến dạng. Vật liệu đàn hồi có Hysteresis thấp thì hao phí năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng thấp nên phần năng lượng để sinh công có ích (lăn,nảy...) cao. Còn vật liệu đàn hồi có Hysteresis cao thì ngược lại.
Lốp xe của chúng ta khi chạy trên đường sẽ liên tục biến dạng. Tốc độ di chuyển càng cao thì số lần lốp xe biến dạng càng nhiều. Chính vì thế, một chiếc lốp với lực cản lăn thấp sẽ có độ trễ đàn hồi Hysteresis thấp, từ đó ít phát sinh nhiệt lượng hao phí và giúp chiếc xe đi được quãng đường xa hơn.
Độ bám đường thì quyết định nhiều bởi bề mặt tiếp xúc (contact patch) giữa lốp và mặt đường nhiều hơn. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, càng đều thì khả năng bám đường càng cao. Trên lốp Ecopia EP300 thì Bridgestone ứng dụng công nghệ mới cho hỗn hợp cao su với tên gọi là NanoPro-Tech. Về cơ bản thì hỗn hợp cao su mới có các phần tử nhuyễn hơn, làm tăng khả năng tiếp xúc giữa lốp và mặt đường ở cấp độ micro và từ đó cải thiện độ bám đường của lốp.
Một chiếc lốp vừa có lực cản lăn thấp, vừa có độ bám cao là điều có thể xảy ra với điều kiện:
- Ở dải tốc độ thấp, dao động ít: lực cản lăn và độ trễ đàn hồi hysteresis phải thấp. Vì lúc này chúng ta chưa cần sử dụng hết khả năng bám đường của lốp.
- Ở dải tốc độ cao, dao động nhiều: lực cản lăn và độ trễ đàn hồi hysteresis phải cao. Vì độ trễ đàn hồi cao sẽ hạn chế hiện tượng lốp bị nhảy trên mặt đường gây mất độ bám. Lốp càng ít nhảy thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường luôn liên tục và từ đó độ bám đường sẽ được tốt hơn.
Những vật liệu làm lốp trước đây thường chỉ đáp ứng được 1 trong 2 yếu tố. Đó là lực cản lăn thấp thì sẽ không bám đường. Còn nếu bám đường thì phải hy sinh lực cản lăn thấp. Còn những dòng lốp tiết kiệm ngày nay được pha hỗn hợp Silica, một vật liệu có thể gọi là rất "thần thánh". Bởi vì tính chất hỗn hợp Silica là nó có độ trễ đàn hồi hysteresis thấp ở điều kiện dao động ít (tốc độ thấp), nhưng lại có độ trễ đàn hồi hysteresis cao hơn ở điều kiện dao động nhiều (tốc độ cao). Đây là lý do vì sao mà các dòng lốp tiết kiệm ngày nay đều có sự hiện diện của vật liệu Silica.
5. Kết luận
Nhìn chung là bác nào đang kinh doanh xe chạy dịch vụ hay hoạt động Grab/Uber, thì lốp Bridgestone Ecopia EP300 là sự chọn không thể hợp lý hơn. Bởi vì khả năng tiết kiệm nhiên liệu và độ bền của lốp Ecopia EP300 là những yếu tố giúp các bác giảm được rất nhiều chi phí trong quá trình sử dụng xe.
Hơi đáng tiếc là lần này em vẫn chưa cảm nhận được khả năng bám, độ êm ái và tiếng ồn của lốp Ecopia EP300 trong điều kiện mặt đường khô do điều kiện thời tiết không cho phép. Hy vọng là khi lốp Ecopia EP300 được bán tại Việt Nam trong thời gian tới thì em sẽ có cơ hội trải nghiệm thêm để có cái chia sẻ đến các bác.
1. Chi tiết
Đầu tiên em sẽ điểm qua chi tiết của bộ lốp Ecopia EP300. Về cơ bản thì Ecopia EP300 có thiết kế gai bất đối xứng (Asymmetrical) nên khi thay lốp chúng ta cần chú ý mặt nào nằm trong (inside) và mặt nào nằm bên ngoài (outside) để đảm bảo hiệu năng vận hành của lốp.
Ecopia EP300 hỗ trợ đến 32 size lốp, từ mâm 15" cho đến 18", bề ngang lốp từ 175 cho đến 245. Bộ lốp em test lần này có thông số 215/60R16 và có cấu tạo ta-lông gồm: 1 lớp polyester + 2 lớp bố thép + 1 lớp polyamide (nylon). Còn hông lốp (sidewall) thì có 2 lớp polyester. Nhìn chung thì mức độ gia cố lốp Ecopia EP300 cũng nằm ở mức bình thường chứ không có gì quá nổi bật.
Vì lốp Ecopia EP300 không phân phối ở thị trường Mỹ nên những thông tin tham khảo về Treadwear (Độ bền ta lông), Traction (Lực kéo), hay Temperature (Khả năng chịu nhiệt khi chạy tốc độ cao) theo tiêu chuẩn Mỹ cũng không được công bố. Dòng lốp tiết kiệm Ecopia EP300 sẽ được bán ra ở thị trường châu Á, châu Úc và Trung Đông. Đa số lốp Ecopia EP300 được sản xuất tại Thái Lan, số ít còn lại được sản xuất ở Indonesia và Việt Nam.
Xét về thiết kế gai, có thể thấy rõ Ecopia EP300 được thiết kế để tập trung cho lực kéo với những rãnh gai được bố trí nằm ngang. Ngoài ra, 3 rãnh thoát nước chính (đánh dấu màu xanh dương ở hình bên dưới) có tiết diện khá lớn sẽ giúp phòng tránh tình trạng trượt nước hydroplaning và cải thiện thêm độ bám đường trên đường ướt.
Bridgestone cũng ứng dụng nhiều xu hướng thiết kế mới trên dòng Ecopia EP300. Một trong số đó là bề mặt các khối gai trung tâm có dạng hình cong, thay vì phẳng như những kiểu thiết kế cũ. Việc làm bề mặt các khối gai trung tâm hơi cong sẽ giúp bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường khi vào cua được cố định và đồng đều. Từ đó cải thiện được thêm khả năng bám đường khi vào cua của lốp. Còn với kiểu mặt phẳng cũ thì lốp sẽ có xu hướng xảy ra hiện tượng co rúm cục bộ bề mặt tiếp xúc do lực kéo xô ngang gây ra và làm giảm độ bám đường của lốp.
Các rãnh gai 2 bên hông lốp Ecopia EP300 đã được Bridgestone làm sâu hơn đời trước. Điều này sẽ đảm bảo độ bám đường khi vào cua ở giai đoạn mòn cuối cùng của lốp. Bên cạnh đó, việc làm gai lốp 2 bên hông sâu hơn cũng cải thiện đáng kể ngoại quan của gai lốp khi gần mòn.
2. Khả năng tiết kiệm - Lực cản lăn
Với dòng lốp tiết kiệm như Ecopia EP300 thì dĩ nhiên khả năng tiết kiệm là tiêu chí mà chúng ta sẽ quan tâm nhất. Về vấn đề này Bridgestone công bố là cứ mỗi một bình xăng đầy, lốp Ecopia EP300 sẽ tiết kiệm trung bình 2 lít nhiên liệu so với những dòng lốp truyền thống. Còn so với thế hệ Ecopia trước đây, Ecopia EP300 có thể giúp chiếc xe chạy thêm trung bình 11,2 km với mỗi bình xăng.
Sở dĩ lốp Ecopia EP300 có khả năng tiết kiệm như vậy là nhờ nó sở hữu lực cản lăn thấp hơn rất nhiều so với đa số những dòng lốp khác. Để minh chứng cho điều này, Bridgestone có bố trí bài test lực cản lăn trong khuôn khổ buổi thử lốp tại Thái với 3 chiếc xe chạy trên 3 bộ lốp khác nhau, bao gồm: Ecopia EP300, Ecopia đời trước, và một dòng lốp tiết kiệm đến từ một hãng khác trong cùng phân khúc.
Cả 3 chiếc xe cùng chạy lên một mức tốc độ định sẵn. Sau đó, cả 3 tài xế sẽ đồng loạt thả chân ga ra để xe trôi tự do theo hiệu lệnh từ người điều phối chương trình. Kết quả là chiếc xe sử dụng bộ lốp Ecopia EP300 trôi được quãng đường xa nhất và điều này chứng minh lốp Ecopia EP300 có lực cản lăn thấp hơn 2 bộ lốp kia.
Điều ấn tượng nhất chiếc xe với bộ lốp Ecopia EP300 bỏ xa lên đến hơn 50 m so với 2 chiếc xe xài lốp Ecopia tiền nhiệm và lốp đến từ hãng khác trong phân khúc. Trong khi đó, chiếc xe sử dụng bộ lốp Ecopia đời trước chỉ chênh lệch gần 10 m so với chiếc xe sử dụng bộ lốp của hãng khác cùng phân khúc.
3. Cảm nhận khả năng bám đường trên đường ướt
Trong các dòng sản phẩm lốp dành cho xe du lịch của Bridgestone, Ecopia EP300 còn nổi bật với độ bám trên đường ướt vượt trội, bên cạnh khả năng tiết kiệm và độ bền. Bridgestone đã chứng minh khả năng bám đường trên đường ướt của Ecopia EP300 thông qua những bài test khả năng phanh, chạy slalom, chuyển làn ở tốc độ cao,...Các bác có thể xem cụ thể kết quả những bài test trong clip sau.
Với bài test phanh trên đường ướt, cả 3 chiếc xe đều được đẩy lên tốc độ 80km/h và sau đó đến điểm quy định thì thắng gấp về 0 km/h. Kết quả là chiếc xe với bộ lốp Ecopia EP300 có quãng đường phanh ngắn nhất so với những chiếc xe sử dụng lốp Ecopia đời trước hay bộ lốp đến từ hãng khác.
Côn màu cam đánh dấu vị trí dừng của 2 xe sử dụng lốp Ecopia đời trước và lốp đến từ hãng khác. Còn côn xanh là vị trí dừng xe của chiếc xe xài lốp Ecopia EP300
Trong bài test slalom, chiếc Camry 2.0 với bộ lốp Ecopia EP300 bắt đầu với tốc độ vào khoảng 70 km/h trong điều kiện đường ướt hoàn toàn do mưa. Khi gần hết bài slalom thì tốc độ được đẩy lên khoảng 80 km/h. Đây là một kết quả handling khá ấn tượng với một chiếc xe sedan cỡ trung. Không biết là do Camry ở Thái ngon hơn Việt Nam hay do bộ lốp Ecopia EP300 cho độ bám xuất sắc.
Bài thử chuyển làn đột ngột ở tốc độ 100 km/h trong điều kiện mặt đường trơn trượt cũng diễn ra một cách nhẹ nhàng. Có nhiều đoạn thậm chí vào cua gắt ở tốc độ hơn 100 km/h mà chiếc xe vẫn giữ được độ ổn định đáng ngạc nhiên. Hôm em test thì trời mưa tầm tã, mực nước (water level) trên mặt đường khá dày nhưng trong suốt quá trình test chiếc Camry với bộ lốp Ecopia EP300 không hề xảy ra hiện tượng bị trượt nước Hydroplaning do dù đã "ép" xe gần tới giới hạn về độ bám đường.
4. Vậy thì một chiếc lốp có thể vừa có độ bám tốt mà vẫn có lực cản lăn thấp?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Độ bám và lực cản lăn là 2 yếu tố vừa liên quan nhưng cũng vừa tách biệt lẫn nhau.
Lực cản lăn là hiệu ứng do độ trễ đàn hồi Hysteresis của vật liệu tạo ra 1 lực cản lại chuyển động quay của bánh xe. Mà cái độ trễ đàn hồi Hysteresis này có thể hiểu nôm na là năng lượng mất đi và bị chuyển hóa thành nhiệt khi vật thể đàn hồi co dãn hay biến dạng. Vật liệu đàn hồi có Hysteresis thấp thì hao phí năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng thấp nên phần năng lượng để sinh công có ích (lăn,nảy...) cao. Còn vật liệu đàn hồi có Hysteresis cao thì ngược lại.
Hình này minh họa cho các bác thấy là tùy vào vật liệu đàn hồi khác nhau mà mỗi quả bóng sẽ có độ hysteresis khác nhau. Mức hysteresis của các quả bóng trong hình giảm dần từ trái qua phải. Quả bóng thép steel ball ngoài cùng bên phải gần như không bị biến dạng nên ít hao phí và nảy được cao nhất. Trở lại với thực tế, bánh xe lửa bằng sắt có lực cản lăn thấp hơn nhiều so với những lốp xe làm bằng cao su.
Lốp xe của chúng ta khi chạy trên đường sẽ liên tục biến dạng. Tốc độ di chuyển càng cao thì số lần lốp xe biến dạng càng nhiều. Chính vì thế, một chiếc lốp với lực cản lăn thấp sẽ có độ trễ đàn hồi Hysteresis thấp, từ đó ít phát sinh nhiệt lượng hao phí và giúp chiếc xe đi được quãng đường xa hơn.
Độ bám đường thì quyết định nhiều bởi bề mặt tiếp xúc (contact patch) giữa lốp và mặt đường nhiều hơn. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, càng đều thì khả năng bám đường càng cao. Trên lốp Ecopia EP300 thì Bridgestone ứng dụng công nghệ mới cho hỗn hợp cao su với tên gọi là NanoPro-Tech. Về cơ bản thì hỗn hợp cao su mới có các phần tử nhuyễn hơn, làm tăng khả năng tiếp xúc giữa lốp và mặt đường ở cấp độ micro và từ đó cải thiện độ bám đường của lốp.
Một chiếc lốp vừa có lực cản lăn thấp, vừa có độ bám cao là điều có thể xảy ra với điều kiện:
- Ở dải tốc độ thấp, dao động ít: lực cản lăn và độ trễ đàn hồi hysteresis phải thấp. Vì lúc này chúng ta chưa cần sử dụng hết khả năng bám đường của lốp.
- Ở dải tốc độ cao, dao động nhiều: lực cản lăn và độ trễ đàn hồi hysteresis phải cao. Vì độ trễ đàn hồi cao sẽ hạn chế hiện tượng lốp bị nhảy trên mặt đường gây mất độ bám. Lốp càng ít nhảy thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp và mặt đường luôn liên tục và từ đó độ bám đường sẽ được tốt hơn.
Những vật liệu làm lốp trước đây thường chỉ đáp ứng được 1 trong 2 yếu tố. Đó là lực cản lăn thấp thì sẽ không bám đường. Còn nếu bám đường thì phải hy sinh lực cản lăn thấp. Còn những dòng lốp tiết kiệm ngày nay được pha hỗn hợp Silica, một vật liệu có thể gọi là rất "thần thánh". Bởi vì tính chất hỗn hợp Silica là nó có độ trễ đàn hồi hysteresis thấp ở điều kiện dao động ít (tốc độ thấp), nhưng lại có độ trễ đàn hồi hysteresis cao hơn ở điều kiện dao động nhiều (tốc độ cao). Đây là lý do vì sao mà các dòng lốp tiết kiệm ngày nay đều có sự hiện diện của vật liệu Silica.
5. Kết luận
Nhìn chung là bác nào đang kinh doanh xe chạy dịch vụ hay hoạt động Grab/Uber, thì lốp Bridgestone Ecopia EP300 là sự chọn không thể hợp lý hơn. Bởi vì khả năng tiết kiệm nhiên liệu và độ bền của lốp Ecopia EP300 là những yếu tố giúp các bác giảm được rất nhiều chi phí trong quá trình sử dụng xe.
Hơi đáng tiếc là lần này em vẫn chưa cảm nhận được khả năng bám, độ êm ái và tiếng ồn của lốp Ecopia EP300 trong điều kiện mặt đường khô do điều kiện thời tiết không cho phép. Hy vọng là khi lốp Ecopia EP300 được bán tại Việt Nam trong thời gian tới thì em sẽ có cơ hội trải nghiệm thêm để có cái chia sẻ đến các bác.
Chỉnh sửa cuối: