Hạng B2
16/5/17
340
1.519
93
Chắc là bài toán ngập lụt không giải được. Biến đổi khí hậu thì nước càng ngày càng dâng, càng ngập.
Hướng Đông, Bắc cao.
Hướng Nam từ trước đã được qui hoạch là vùng trũng thoát nước. Các bác ấy không nghe, giờ mới quay lại ý tưởng đó mà.
 
Tập Lái
12/9/16
3
49
13
Tp. HCM
Phát triển về hướng Đông-Đông Bắc là hợp lý. Nhìn lại dự án chống ngập của TP thời gian qua sẽ thấy tiền của đổ vào rất rất nhiều, nhưng kết quả chưa thấy đâu. Với tình hình biến đổi khí hậu nếu đúng thì khu Nam sẽ ảnh hưởng nhiều, và để giải quyết thì sẽ hao tiền tốn sức nhiều nữa!
 
Tập Lái
4/9/16
3
596
83
36
Phát triển về hướng Đông-Đông Bắc là hợp lý. Nhìn lại dự án chống ngập của TP thời gian qua sẽ thấy tiền của đổ vào rất rất nhiều, nhưng kết quả chưa thấy đâu. Với tình hình biến đổi khí hậu nếu đúng thì khu Nam sẽ ảnh hưởng nhiều, và để giải quyết thì sẽ hao tiền tốn sức nhiều nữa!
Như vậy khu bên nhà bè bình chánh ko đc tách thửa. Vậy giá có lên ko nhỉ
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
Thông tin chính thức về dt tách thủa đây:

Đất ở trên 2.000 m2 tại TP HCM muốn tách thửa phải lập dự án

Dự thảo nhằm thay thế Quyết định (QĐ) 33/2014 của UBND TP HCM về diện tích tối thiểu khi tách thửa vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chính thức trình UBND TP thông qua.

Theo tờ trình của Sở TN&MT TP HCM, địa bàn TP được phân chia thành hai khu vực làm cơ sở quy định diện tích tối thiểu để tách thửa.

Theo đó, khu vực 1 gồm quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú. Đất ở tại khu vực 1 muốn tách thửa phải đảm bảo thửa đất tách ra có diện tích tối thiểu 50 m2 (đối với thửa đất chưa có nhà) và tối thiểu 45 m2 với thửa đất có nhà hiện hữu.

Khu vực 2 gồm các quận, huyện còn lại. Diện tích nhỏ nhất của thửa đất ở tách ra là 80 m2 (đất trống) và 50 m2 (đất có nhà hiện hữu). Diện tích tối thiểu được tính sau khi đã trừ đi lộ giới.

Đây là nội dung lần đầu tiên được đưa vào các dự thảo thay thế QĐ 33 sau khi có góp ý của các quận, huyện. Tại QĐ 33, địa bàn TP phân chia làm ba khu vực có các diện tích tối thiểu khi tách thửa khác nhau. Trong đó, khu vực 3 gồm các huyện ngoại thành và diện tích tối thiểu của thửa đất tách ra lớn hơn tại tờ trình này (120 m2 đối với đất trống, 80 m2 đối với đất có nhà). Còn theo dự thảo này thì khu vực 3 được gộp vào khu vực 2.

Sở này cho biết Tổng cục Quản lý đất đai cũng “cơ bản thống nhất với nội dung này”. Theo Tổng cục Quản lý đất đai, quy định trên nhằm tránh việc lợi dụng tách thửa để chuyển nhượng, thu gom đất để lập phương án tách thửa nhỏ, kinh doanhbất động sản, hình thành các khu dân cư chưa đảm bảo hạ tầng, không có công trình công cộng về lâu dài sẽ gây áp lực cho chính quyền địa phương.

Sở TN&MT cho biết Sở tiếp thu ý kiến này của Tổng cục vì xuất phát từ thực tế TP HCM có nhiều khu đất trên 2.000 m2 đã tách thửa nhưng đường giao thông và khu nhà ở không đồng bộ, thiếu kết nối hạ tầng, không đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch như đường giao thông, không có cây xanh, công trình xã hội…

Một trong những góp ý của các quận, huyện cũng được tiếp thu tại tờ trình lần này là quy định tách thửa đối với đất ở mà theo quy hoạch thì thuộc khu vực “đất ở xây dựng mới”, “đất ở hỗn hợp”.

Theo đó, trường hợp đất ở như trên sẽ không được tách thửa nếu đã có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thu hồi để thực hiện dự án. Tuy nhiên, nếu sau ba năm mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện hoặc có nhưng chưa có thông báo thu hồi đất thì người sử dụng đất được tách thửa.
http://cafef.vn/dat-o-tren-2000-m2-tai-tp-hcm-muon-tach-thua-phai-lap-du-an-20170727144229957.chn
 
Hạng D
22/6/15
3.761
20.276
113
" Sau đó ông nêu ra một loạt các dự án giao thông kết nối trọng điểm như: Các tuyến đường vành đai 1, 2, 3; dự án phát triển giao thông công cộng vùng và trung tâm; dự án tăng cường hệ thống giao thông thủy kết nối quốc tế và Đồng bằng sông Cửu Long; dự án phát triển tuyến đường sắt cao tốc liên kết vùng… và nhận định rằng những công trình này đều trông chờ vào ngân sách và vốn vay ODA.

“Những cụm lớn này chúng tôi nghĩ đến năm 2020 cũng không triển khai được mấy đâu” – ông tỏ ý hoài nghi và nhấn mạnh rằng cần “thay đổi cơ cấu đầu tư, thay đổi quan niệm và cơ chế đầu tư”.


" Lấy tuyến đường Vành đai 3 là ví dụ, Bí thư Nhân khẳng định đây là tuyến đường rất cần thiết, nhưng nếu “soi lại” thì thấy rằng “nhiệm kỳ này cũng không có kinh phí để triển khai nếu cơ chế là chờ ngân sách”.

Theo ông, Vành đai 3 không chỉ chạy qua TP.HCM mà còn “dính” vào nhiều tỉnh khác, vì vậy các nơi đều phải có trách nhiệm tham gia vào việc xây dựng con đường này. “Nên chăng Trung ương xác định tổng kinh phí trong nhiệm kỳ này có thể dành cho công trình là bao nhiêu, phần còn lại theo nguyên tắc chạy qua tỉnh nào tỉnh đó làm. Mà tất cả phải cùng làm một lúc thì đến 2020 – 2021 may ra mới kết nối, còn không là không thể, mà nó hở cũng không chạy được” – ông đề xuất."

" “Nên chăng Trung ương xác định tổng kinh phí trong nhiệm kỳ này có thể dành cho công trình là bao nhiêu, phần còn lại theo nguyên tắc chạy qua tỉnh nào tỉnh đó làm. Mà tất cả phải cùng làm một lúc thì đến 2020 – 2021 may ra mới kết nối, còn không là không thể, mà nó hở cũng không chạy được” – ông đề xuất.

“Vành đai 4 chắc còn lâu lắm, vành đai 2 TP tự lo, riêng vành đai 3 phải có một công thức như thế, nếu không sẽ không biết đến bao giờ mới chạy, vì đã 15 năm nay không đủ vốn để làm” – ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh."

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân hoài nghi tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
http://cafef.vn/bi-thu-nguyen-thien...n-giao-thong-trong-diem-20170726112558457.chn
 
  • Like
Reactions: Tony.bui