Accountant
2/6/09
802
50.675
93
Các anh giải ngố giùm em "đỗ xe" và "đậu xe" khác nhau ra sao.
 
  • Like
Reactions: hmq
Hạng D
6/3/08
3.983
8.159
113
Sàigòn
  • Like
Reactions: nttanmam
hmq confirmed
Hạng D
26/5/08
2.378
2.309
113
HCM
vietnamwcm.wordpress.com
View attachment 2432690*Ảnh minh họa

View attachment 2426171
Chào các bác, trên một số group về Luật GT hiện nay có bài viết cho là Đỗ xe trên vỉa hè là không sai, và được một số lái xe hưởng ứng và thậm chí tranh cãi với CSGt khi bị phạt, vậy bài viết như này có đúng không?

Mình xin mạn phép trích dẫn và phản biện từng phần của bài phân tích này.

1. Vỉa hè không chỉ dành riêng cho người đi bộ:
View attachment 2426172
ĐỒNG Ý với ý này, vỉa hè không phải của RIÊNG cho người đi bộ, nhưng không có nghĩa không dành riêng cho người đi bộ thì ô tô, xe máy được sử dụng để đổ xe.

2. Đỗ xe là một hoạt động có mục đích giao thông. Việc đổ xe ở lòng đường hay vỉa hè đều không bị cấm:

View attachment 2426173
Đồng ý vế đầu, đỗ xe là hoạt động có mục đích giao thông, nhưng phần kết luận ở vế thứ 2 lại không logic và cố tình lái người đọc theo lập luận gượng ép của tác giả, vì việc đỗ xe là hoạt động có mục đích giao thông không liên quan gì đến việc cấm hay không cấm đỗ xe trên vỉa hè.

Cụ thể hơn nếu đã cho là đỗ xe là mục đích giao thông thì việc đỗ xe phải tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ, dù Luật GT không CẤM đỗ xe trên vỉa hè nhưng Luật GT có quy định rất rõ khi dừng đỗ phải tuân thủ theo các quy định và việc đỗ xe trên vỉa hè chắc chắn là không tuân thủ theo các quy định này nên sẽ vi phạm lỗi dừng đỗ không theo quy định. Còn quy định của Luật GTĐB về dừng đỗ xe như thế nào thì mời các bác xem phần sau sẽ rõ.

3. Ô tô và xe máy đều được quyền đỗ dưới lòng đường và trên vỉa hè theo quy định.
View attachment 2426174
Không đồng ý.
Đúng là không có quy định riêng nào cho việc dừng đỗ đối với 2 loại phương tiện này và cả 2 đều đươc quyền dừng đỗ dưới lòng đường là phù hợp với Luật, nhưng kết luận cả 2 đều được quyền đỗ trên vỉa hè là khiên cưỡng và không logic. Vì như đã phân tích bên trên cả 2 loại phương tiện đều phải dừng đỗ theo quy định của Luật và đỗ trên vỉa hè không đáp ứng được các quy định này và đương nhiên vi phạm quy định về dừng đỗ xe.

4. Vậy đỗ xe ở lòng đường hay vỉa hè đúng quy định là được:
View attachment 2426175
Không đồng ý, câu này tác giả đã cố tình đánh tráo khái niệm ĐỂ xe và ĐỖ xe, luật ghi là không được ĐỂ phương tiện GT ….trái quy định, không phải là ĐỖ… trái quy định. Và ĐỂ xe như thế nào là đúng quy định thì cần tìm đọc trong các thông tư 04/2008/TT-BXD …hoặc xem phần trích dẫn bên dưới của bài viết.

5. Đổ thế nào là đúng quy định?
View attachment 2426176
Tất cả những trích dẫn phía trên này đều là quy định về ĐỂ xe, không phải quy định đỗ xe vì dừng đỗ xe đã có quy định rất cụ thể ở điều 18, điều 19 Luật GT ĐB rồi nên các thông tư 16/2009/TT-BXD, 04/2008/TT-BXD là quy định về việc sử dụng hè phố cho các mục đích ngoài giao thông và ĐỂ xe (không phải ĐỖ) là mục đích ngoài giao thông nên cần tuân theo các thông tư này.

6. Và để làm rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là ĐỖ xe thế nào là ĐỂ xe nhé.
Trước tiên chúng ta cần trích dẫn quy định của Luật GTĐB hiện nay về dừng, đỗ.

Theo điều 19, Luật GTĐB 2008 quy định như sau:
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:

"Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông."

Theo quy định này nếu phương tiện dừng đỗ trên vỉa hè thì sẽ không thể sát theo lề đường, hè phố hoặc bánh xe gần nhất không thể không cách xa lề đường, hè phố quá ….0.25 mét được vì bánh xe lúc đó đã nằm trên hè phố.

Và như vậy ta thấy đỗ trên vỉa hè đã sai quy định về dừng đỗ của Luật GTĐB.

7. Vậy thì thế nào là ĐỂ xe :

Chúng ta tìm đọc trong thông tư 04/2008/TT-BXD ờ Phần IV. QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Điều 8 và điều 9 như sau:

8. Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các yêu cầu về chiều rộng lòng đường
- Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai bên.
- Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
……

9. Sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.
b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.
c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.
d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.

Như vậy qua quy định tại điều 08 và điều 09 của Thông tư này ta đã thấy rõ việc Để xe có quy định riêng và hoàn toàn khác với đỗ xe, và để xe theo quy định là phải tuân thủ theo 2 điều này, nếu để dưới lòng đường là điều 08 và để trên hè phố là điều 09, và tất yếu là phải xin và được phép của cơ quan chức năng cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi để xe.

Tóm lại bài phân tích trên là không hợp lý, hoàn toàn suy diễn, mang tính dẫn dắt người đọc thiên về ý của người viết, đánh tráo khái niệm để xe trên vỉa hè thành đổ xe.
Cám ơn các bác đã theo dõi.

Rất quan tâm, đọc cả bài, ... vẫn còn nguyên lăn tăn:
- Một chiếc ô tô, đang ở trên vỉa hè, tắt máy, không có tài xế sau vô lăng. Vậy là "đỗ" hay "để", xác định quy định áp dụng thế nào.
- Câu hỏi tương tự như trên cho một chiếc mô tô, xe máy 2b.

Bác chủ topic giải thích giúp!
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Haha
Reactions: lethal
hmq confirmed
Hạng D
26/5/08
2.378
2.309
113
HCM
vietnamwcm.wordpress.com
Các anh giải ngố giùm em "đỗ xe" và "đậu xe" khác nhau ra sao.
Đỗ xe và đậu xe là một, chỉ là ngôn ngữ vùng miền, nhưng vẫn không hiểu "để", ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm pháp luật này, thì giống, khác thế nào, phân biệt ra sao!
 
Hạng D
6/3/08
3.983
8.159
113
Sàigòn
Giải thích đơn giản nhất thì đỗ, đậu hay để xe bản chất chỉ có 1, đại khái là việc làm cho một chiếc xe chiếm một vị trí nào đó.

Tuy nhiên do “đỗ xe” là một hành vi tham gia giao thông đã được luật giao thông (bộ GTVT) quy định cho nên chủ thể khác, quy định khác, luật khác (ở đây là bộ XD) họ đã cố tình dùng từ khác đi (từ “để”) nhằm mục đích kéo cái hành vi này ra khỏi luật giao thông và quy định lại, quy định thêm 1 số chi tiết khác cho nó (cơ bản vì XD không có thẩm quyền về GT)…

Do vậy, chiếc xe đang “nằm” trên vỉa hè thì:
- chủ xe phải tuân thủ cả 2 quy đinh.
- người hành pháp theo luật GT bắt nó phải tuân thủ quy định về “đỗ xe” của bộ GTVT.
- người hành pháp theo quy định của bộ XD thì bắt nó tuân thủ quy định về “để xe”

tuyêt vời xứ VN là vậy!
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: nttanmam and hmq