Đang thất nghiệp nên rảnh rỗi ngồi viết mấy dòng dựa vào các nhận định cá nhân về định hướng phát triển của từng địa phương, các cảm nhận riêng thông qua đó có thể định hướng hay nắm bắt cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực sở trường. Vì đi sâu cụ thể rất dài và phức tạm mà em lại lười nên chỉ làm đại khái. Các bác vốn là các thổ địa xin cho những thông tin đánh giá chính xác hơn.
Hiện nay trong OSFI đa phần sinh sống và làm việc, đầu tư tại phía Nam do vậy em chỉ giới hạn ở các địa phương này thôi. Bài viết ngẫu hứng nên không biên tập chi cả các bác đọc nhức đầu ráng chịu nhé
Giới thiệu sơ bộ về
vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam ( chi tiết có thể tìm trên web rất nhiều ở đây em chỉ sơ bộ các điểm chính) về các đặc trưng riêng sẽ nêu kỹ hơn ở tại từng nơi.
lượm trên mạng ( hịx, nhưng nhìn thấy BD lấn át quá
![Big Grin :D :D]()
)
-
Bao gồm 4 địa phương: Sài Gòn, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương sau tháng 07/2003 có bổ sung thêm 4 tỉnh nữa là Tây Ninh, Bình Thuận, Long An, Bình Phước, nhưng trọng điểm vẫn là 4 tỉnh đầu.
-
Điều kiện tự nhiên: nằm trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm giũa vùng Tây Nguyên, Trung Bộ, Tây Nam Bộ ( ba cái bộ này lợi hại như thế nào chắc đề sau). Diện tích Trọng điểm kinh tế ( 8 tỉnh) 35,883,41 km2 ( 1km2 = 100ha, 1ha = 10.000m2), địa hình bằng phẳng, Giáp Biển, có đường Biên giới với Campuchia, Có nhiều sông lớn , sâu chảy có chiều cắt ngang đổ ra Biển.
-
Khí hậu: Quá ổn!, không bão gió, lũ lụt, thiên tai, động đất, hạn hán, thời tiết 2 mùa không khắc nghiệt, quanh năm mưa thuận gió hòa ( Đấy là nói chung chung nhé, các bác đừng đưa thông tin cụ thể làm sai lệch cái bản chất). Tài nguyên: Đất, Nguồn nước, Gió, khoáng sản, cây trồng, vật nuôi, đặc sản, rừng tự nhiên.…. phong phú đa dạng.
-
Con người – Nguồn lao động: Đông dân ( khoảng 13tr), Trẻ, Khỏe, Có trình độ cao, năng lực tốt, nhạy bén, cần cù ( chiếm phần lớn). Có sự phân hóa cao đặc biệt là thu nhập và giai tầng xã hội ( nói chung là hơi hỗn tạp do đa phần là di cư, đối lập thế hệ do chiến tranh).
-
Văn hóa xã hội: Có lịch sử không dài 300 năm nhưng lại trải qua nhiều biến cố lớn. Văn hóa không nhiều đặc trưng nổi bật, mang nhiều nét pha trộn, lai tạp và có xu hướng phát triển nhanh bắt nhịp tính thời đại. Tính cục bộ địa phương đâu đó vẫn còn tồn tại.
-
Kinh tế: Đây là nồi cơm của cả nước với 60% - 70% GDP quốc gia (đại khái là nuôi báo cô mấy tỉnh còn lại) năm 2009, GDP (tính theo giá trị thực) của TPHCM chiếm khoảng 50,65% tổng GDP của cả vùng với hơn 332.000 tỷ đồng; thu ngân sách chiếm 54,36% với hơn 128.000 tỷ đồng; xuất khẩu chiếm 44,9%; vốn đầu tư phát triển chiếm 56,84%…
Các lợi thế Kinh tế Vùng: (Ưu nhược Các vùng cụ thể em sẽ giới thiệu sau)
- Có vị trí cực kỳ thuận lợi, trung tâm đầu mối giao thông, cửa ngõ đi Quốc tế, khu vực. Hệ thống giao thông phát triển nhất cả nước từ đường bộ, thủy sông, đường sắt, hàng không, biển, cảng... có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
- Có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Được ưu ái bởi các chính sách phát triển của nhà nước
- Là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, và động từ ngoài vùng vào. Hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục
- Là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, hình thành và liên kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả nước
- Hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng
- Vùng có dư địa ( quỹ đất) lớn để mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô thị mới, tạo điều kiện giải toả mật độ tập trung cao tại khu vực hạt nhân, đồng thời phát huy tác động đô thị hoá và công nghiệp hoá của hạt nhân sang các tỉnh lân cận. Đồng thời cũng là vùng có thị trường tiêu thụ có quy mô lớn nhất cả nước.
Mục tiêu định hướng phát triển:
Phát triển công nghiệp:
- Đó là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.
- Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao, liên kết hình thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu... gắn với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Các ngành công nghiệp chiếm nhiều nhân công, giá trị thấp, ô nhiễm sẽ dân bị đẩy về các vùng khác.
Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch:
- Phát triển thương mại - dịch vụ lợi dụng triệt để yếu tố vị trí của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía Nam, với cả nước và quốc tế. Hình thành một hệ thống các cực (trung tâm) thương mại quy mô lớn và trình độ cao là động lực dẫn dắt định hướng.
- Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.
Phát triển kết cấu hạ tầng:
- Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng tại các địa phương, nhanh chóng cải thiện mạng giao thông đô thị.
- Xây dựng nhanh các tuyến giao thông huyết mạch trục Đông Tây, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu, quốc lộ 51 mở rộng, tuyến liên cảng, quốc lộ 13 mở rộng , quốc lộ 22 mới, tuyến đường xuyên Á, tuyến Quốc lộ 1 về Miền Tây. Tuyến tránh Tp. Biên Hòa, Tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn hoàn thiện cao tốc Sài Gòn - Trung Lương nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời chuẩn bị điều kiện xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dư tiền thì làm luôn tuyến Bình Khánh - Bến Lức
- Nhanh chóng di dời cảng Sài Gòn, nâng cấp và xây dựng mới cụm cảng Biển như Thị Vải, Cái Mép, Hiệp Phước, Cát lái ... nâng cấp lại các cảng sông hiện có.
- Cải tạo lại tuyến đường sắt Bắc – Nam, xây dựng mới tuyến từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Phnông Pênh, Tây Nam bộ và đi Tây Nguyên.
- Nâng cấp, xây dựng mới nguồn điện: tập trung vào Nhiệt Điện, Thủy Điện. Bên cạnh đó cũng ngấp nghé cái gọi là năng lượng sạch: Gió, Mặt trời, ....
- Hệ thống thông tin liên lạc mở rộng đa dạng và đảm bảo chất lượng
- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt đi đôi với việc bảo vệ môi trường.
Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:
- Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.
- Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An.
- Phát triển thủy sản và hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ, hậu cần tiêu thụ trong dân. Nâng cao năng lực khai thác biển, tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá phát triển.
Phát triển các lĩnh vực văn hóa y tế - xã hội:
- Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo
- Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh. Xây dựng trung tâm y tế kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.
- Thu hút nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm và khuyến ngư trên địa bàn có lợi thế
(còn tiếp..)