Theo em thì như thế này.
- Cơ sở đầu tiên của một quốc gia là Hiến Pháp
- Trên cơ sơ hiến pháp xây dựng luật và luật được quốc hội thông qua mới ban hành.
- Sau đó cả 1 [font="verdana, arial"]hệ thống văn bản Nhà nước [/font]dưới luật để hướng dẫn, ban bố thi hành. Nếu quyết định sai thì vẫn có giá trị thi hành cho đến khi có quyết định khác bác bỏ quyết định này.
[font="verdana, arial"]Khái niệm hệ thống văn bản Nhà nước:
1. Văn bản pháp quy là văn bản chứa các quy tắc chung để thực hiện văn bản luật, do cơ quan quản lý hành chính ban hành.
2. Văn bản hành chính là loại văn bản mang tính thông tin quy phạm Nhà nước. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý.
Hình thức văn bản pháp quy:
1. Nghị định: do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
2. Nghị quyết: do Chính phủ hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm vụ kế hoạch, chủ trương chính sách và những công tác khác.
3. Quyết định: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước hoặc Hội Đồng nhân dân các cấp ban hành. Quyết định để điều hành các công việc cụ thể trong đơn vị về các mặt tổ chức, nhân sự, tài chính, kế hoạch, dự án hoặc bãi bỏ các quyết định của cấp dưới.
4. Chỉ thị: do Thủ trưởng các cơ quan thuộc Nhà nước ban hành hoặc Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Chỉ thị dùng để đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý, chỉ đạo công việc, giao nhiệm vụ cho các bộ phận dưới quyền.
5. Thông tư: để hướng dẫn giải thích các chủ trương chính sách và đưa ra biện pháp thực hiện các chủ trương đó.
6. Thông cáo: thông báo của chính phủ đến các tầng lớp nhân dân về một quyết định phải thi hành hoặc một sự kiện quan trọng khác.
Hình thức văn bản hành chính
1. Công văn: là giấy tờ giao dịch về công việc của cơ quan đoàn thể, ví dụ như: công văn đôn đốc, công văn trả lời, công văn mời họp, công văn giải thích, công văn yêu cầu, công văn kiến nghị, công văn chất vấn.
2. Báo cáo: dùng để trình bày cho rõ tình hình hay sự việc, ví dụ như: báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề, báo cáo hội nghị.
3. Thông báo: báo cho mọi người biết tình hình hoạt động, tin tức liên quan tới đơn vị bằng văn bản.
4. Biên bản: bản ghi chép lại những gì đã xảy ra hoặc tình trạng của một sự việc để làm chứng về sau. Ví dụ: biên bản hội nghị , biên bản nghiệm thu, biên bản hợp đồng, biên bản bàn giao.[/font]
[font="verdana, arial"]=========================================================[/font]
[font="verdana, arial"]Em nói điều này để giải thích cho mặt dù luật như thế nhưng vẫn có 1 số cách thực hiện khác nhau là do mỗi địa phương có một văn bản dưới luật quyết định thực hảnh khác nhau.[/font]
[font="verdana, arial"]Tuy nhiên, nếu bạn vi phạm ở phạm trù do khách quan không biết thì từ tốn lý giải và vận dụng tham chiếu điều [/font][font="verdana, arial"]luật mình áp dụng để vô tình sai. Nếu bạn có tình có lý và cương nhu đúng mực thì chả có ai phạt được bạn cả.[/font]
[font="verdana, arial"]Ở các tỉnh (thí dụ: Quy Nhơn - Bình Định)[/font]
[font="verdana, arial"]Qui định bạn phải đậu xe trên vỉa hè nếu đậu xe trên lòng đường là bị XXX đến hỏi thăm liền... Có lần tài xế xe cty em chở em đi ctac ở Quy Nhơn đậu xe dưới lòng đường (ngay Bưu Điện Tỉnh). XXX đến hỏi thăm đòi ghi BB, tài xế em cự quá trời và không chịu ký biên bản. Em làm việc ra thấy căng thẳng nên xin gặp đồng chí (sếp tại đó) làm việc.... Em xin lỗi vì tài xế em nóng nãy: lý do vi phạm thì phải bỏ tiền túi và bị 1 lỗ rồi nên nếu bị một lỗ nữa xem như về quê(Năm đó còn áp dụng bấm lỗ bằng lái)... Em từ tốn xin biết bị vi phạm gì thì được biết là đậu dưới lòng đường cản trở xe lưu thông - Muốn đậu phải lên lề. Em vẫn từ tốn thưa các anh là do xe từ TP.HCM ra nên không biết với lại không hiểu tại sao lại có sự khác nhau giữa luật giao thông ở TP.HCM và Quy Nhơn (em giả ngáo hỏi thế)... Mấy ảnh (đã hạ quả) và cho biết luật không khác nhưng do UBND mỗi nơi có quyền QĐ khác tuỳ tình hình địa phương (do Quy Nhơn lề rộng - lòng đường hẹp) nên quy định đậu xe trên lề đường. Em sorry vì không biết và lần đầu ra công tác nên chỉ vô tình vi phạm, bởi thế em nghĩ nhắc nhở là hợp lý nhất và mong anh thông cảm... Nếu các anh khg đồng ý thì em nghĩ tạm giữ phương tiện để luật sư công ty ra làm việc chứ thiệt tình thì T.Xế em không có lỗi chủ quan trong trường hợp này... [/font]
[font="verdana, arial"] Thiệt là hợp lý (vì mấy ảnh thấy em polo pala như vậy) "nói như ông thì tụi tui đâu làm khó -ông kia chữi tụi nó nên mới nóng" - Em thưa rằng mũi dại lái chịu đòn... em ra đây tối cũng rãnh nên mời anh đi uống bia cho vui.... (em xạo đến đó là cùng) mấy ảnh nói thôi đi đi.... tui nhớ số xe rồi đó lần sau mà đậu sai là phạt thiệt đó nghe....[/font]
[font="verdana, arial"]Vậy đó, mời mấy pác tiếp tục ném đá....
[/font]