Hạng B2
1/6/11
234
2.455
103
Đã quy định vĩa hè có chức năng để người dân đi bộ, vậy chạy xe lên và dừng đỗ trên vĩa hè tức là sai quy định rồi còn gì nữa.

Một số nơi có kẻ vạch chừa chổ đỗ xe trên hè (ngầm hiểu cho xe 2b o_O) hoặc có bb cho đỗ lên hè, nếu đậu lọt vào trong vạch đó thì chắc (cãi:oops:) được.
:D
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng B2
16/10/16
187
2.050
93
Sau khi xem lại luật thì tôi thấy bác đúng còn bác @Trai_Lang_Thang đã sai. Nhưng sau khi xem lại 1 lần nữa, tôi lại hoang mang không biết ai đúng ai sai, vì câu chữ trong luật đá nhau chan chát. Có thể bác @chauha mới là sai chăng? Lưu ý mấy chỗ tôi bôi đỏ:
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

3. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.

4. Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

5. Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

6. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.

7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

8. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

9. Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố. (Note: @chauha đúng)
10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.

.....
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian.

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy(Note: lưu ý đây là điều 18); trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố

Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 (Note: @chauha sai) của Luật này và các quy định sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
  • Hai văn bản này đều có hiệu lực, văn bản của Bộ XD là văn bản quản lý mang tính chất chung, văn bản của UBND TP là văn bản quản lý cụ thể về lĩnh vực trật tự giao thông dựa trên quy định của Bộ XD. Ngay trong TT 04/2008/TT-BXD thể hiện thẩm quyền của UBND địa phương được quyền quản lý đường đô thị. Vì vậy việc đậu xe trên vỉa hè có địa phương cho có nơi không cho.
  • Theo quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực quản lý trật tự an toàn giao thông tại SG thì văn bản của UBND TP được ưu tiên áp dụng.


Có vài vấn đề cần thỉnh giáo anh @TOAGT
  1. Đậu xe trên vỉa hè thuộc hành vi vi phạm pháp luật về giao thông hay vi phạm pháp luật về xây dựng.
  2. Thông tư của BXD trao quyền cho UBND địa phương quản lý về vỉa hè là về pháp luật về xây dựng hay giao thông.
  3. Mức xử phạt hiện thời đang viện dẫn là pháp luật về lĩnh vực giao thông hay xây dựng.

Nếu cả 3 điểm trên đều là quy phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng thì phạt là đúng, tuy nhiên thẩm quyền xử phạt sẽ không phải là CSGT mà là UBND của cấp được uỷ quyền của UBND TP. Tuy nhiên hiện thời điểm 1,2 có thể cho là liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhưng căn cứ xử phạt lại viện dẫn đến quy định của pháp luật về giao thông vậy thì có phù hợp về mặt pháp luật hay không.

Vài dòng cùng anh.
 
  • Like
Reactions: nintiendo
Hạng B2
21/11/10
486
218
53
48
em thấy bác Trai_Lang_Thang nói có lý hơn. Công dân được phép làm những điều pháp luật không cấm, chứ ko phải là được phép làm những điều pháp luật quy định, vì vậy nếu không có bất kỳ từ ngữ nào nói chính xác là CẤM ĐỖ XE TRÊN VỈA HÈ thì đương nhiên là đỗ xe trên vỉa hè không sai, chỉ sai nếu đặt trong 1 trường hợp cụ thể nào đó. Với luật pháp thì phải chính xác, rõ ràng chứ không phải suy diễn "do nó như thế này nên tức là như thế này" như 1 số bác comment.​

Nó kh cần đặt biển cấm đỗ trên vỉa hè vì có cái quy định vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ điều này giống như làn đường ấy,làn dành cho người đi bộ,và làn dành cho xe thô sơ có cho phép xe cơ giới lưu thông và dừng đỗ kg vậy?
 
Hạng D
4/7/13
1.567
6.525
133
Sài Gòn
Nó kh cần đặt biển cấm đỗ trên vỉa hè vì có cái quy định vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ điều này giống như làn đường ấy,làn dành cho người đi bộ,và làn dành cho xe thô sơ có cho phép xe cơ giới lưu thông và dừng đỗ kg vậy?
Đọc hết bài trong thớt anh còn chả thèm đọc thì chắc luật lá cũng toàn nghe nói với nghĩ thế. Luật nó có logic đúng rồi nhưng không suy ra được mà phải chỉ rõ. Trong đầu ai chả vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng khi băn khoăn mới hỏi qui định ở đâu thì sao không dẫn ra.

Hỏi anh câu này, qui định làn xe máy với làn ô tô ở đâu ra cụ biết không? Có văn bản hẳn hoi nhưng chả mấy ai biết và cách đây vài năm bàn luận rộn rã trên mực ĐI THIẾN này do XXX bắt láo đấy.
 
Hạng B2
21/11/10
486
218
53
48
Đọc hết bài trong thớt anh còn chả thèm đọc thì chắc luật lá cũng toàn nghe nói với nghĩ thế. Luật nó có logic đúng rồi nhưng không suy ra được mà phải chỉ rõ. Trong đầu ai chả vỉa hè dành cho người đi bộ nhưng khi băn khoăn mới hỏi qui định ở đâu thì sao không dẫn ra.

Hỏi anh câu này, qui định làn xe máy với làn ô tô ở đâu ra cụ biết không? Có văn bản hẳn hoi nhưng chả mấy ai biết và cách đây vài năm bàn luận rộn rã trên mực ĐI THIẾN này do XXX bắt láo đấy.
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Hè (hay vỉa hè, hè phố): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc ttuyến
Đây cụ e kh rành luật lắm nên kh rám cãi,chỉ thấy xã hội người ta thực thi thì mình hiểu mà theo,cái làn oto và xe máy xưa em học lái thày bảo làn oto thì xe máy kh được vào,thằng nào ngu thì chết
 
Hạng B1
8/11/16
58
26
21
38
Không phạt thì chẳng anh áo vàng nào rảnh mà đi quay phim chụp hình xe anh đâu :D:D
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Đậu xe trên vỉa hè thuộc hành vi vi phạm pháp luật về giao thông hay vi phạm pháp luật về xây dựng.
Đậu xe trên vỉa hè thuộc hành vi vi phạm pháp luật giao thông
....Thông tư của BXD trao quyền cho UBND địa phương quản lý về vỉa hè là về pháp luật về xây dựng hay giao thông. ....
Thuộc pháp luật quản lý giao thông trong chuyên ngành xây dựng.
.... Mức xử phạt hiện thời đang viện dẫn là pháp luật về lĩnh vực giao thông hay xây dựng. .....
Xử phạt về hành vi dừng đậu xe trên vỉa hè thuộc lĩnh vực quản lý trật tự giao thông
Nếu cả 3 điểm trên đều là quy phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng thì phạt là đúng, tuy nhiên thẩm quyền xử phạt sẽ không phải là CSGT mà là UBND của cấp được uỷ quyền của UBND TP.
3 nội dung bác hỏi đều thuộc quản lý trật tự giao thông vì theo Luật GTĐB không phải chỉ có Bộ GTVT mà có nhiều Bộ, ngành, địa phương cùng tham gia quản lý trật tự giao thông theo chuyên ngành, lĩnh vực của mình. Bác muốn biết văn bản ban hành thuộc lĩnh vực nào thì chỉ cần đọc các căn cứ ban hành văn bản, ví dụ TT 04/2008/TT-BXD ban hành căn cứ vào Luật GTĐB. Vì vậy csgt phạt hành vi đậu xe trên vỉa hè là đúng thẩm quyền.
Tuy nhiên hiện thời điểm 1,2 có thể cho là liên quan đến lĩnh vực xây dựng nhưng căn cứ xử phạt lại viện dẫn đến quy định của pháp luật về giao thông vậy thì có phù hợp về mặt pháp luật hay không.
Điểm 1,2 liên quan đến quản lý giao thông trong xây dựng chứ không phải quản lý xây dựng trong xây dựng, vì vậy sử dụng pháp luật giao thông để xử phạt những vấn đề thuộc quản lý giao thông thì không sai.
 
  • Like
Reactions: Bopo
Hạng D
7/3/07
2.228
58.985
113
em thấy bác Trai_Lang_Thang nói có lý hơn. Công dân được phép làm những điều pháp luật không cấm, chứ ko phải là được phép làm những điều pháp luật quy định, vì vậy nếu không có bất kỳ từ ngữ nào nói chính xác là CẤM ĐỖ XE TRÊN VỈA HÈ thì đương nhiên là đỗ xe trên vỉa hè không sai, chỉ sai nếu đặt trong 1 trường hợp cụ thể nào đó. Với luật pháp thì phải chính xác, rõ ràng chứ không phải suy diễn "do nó như thế này nên tức là như thế này" như 1 số bác comment.​

Lề đường, vỉa hè giành cho người đi bộ lưu thông, mặc nhiên nó là "làn đường giành cho người đi bộ". Vậy tại sao phải CẤM ĐỖ XE TRÊN VỈA HÈ trong khi điều đó là đương nhiên
 
Hạng D
21/6/11
1.048
4.537
113
39
Lề đường, vỉa hè giành cho người đi bộ lưu thông, mặc nhiên nó là "làn đường giành cho người đi bộ". Vậy tại sao phải CẤM ĐỖ XE TRÊN VỈA HÈ trong khi điều đó là đương nhiên
Chả cái gì là mặc nhiên cả, vỉa hè nó có tên, có định nghĩa, có công năng. Các anh sinh ra được bố mẹ thầy cô dặn là đi trên bộ trên vỉa hè, lớn lên anh đọc thêm sách và suy luận ra rằng mặc nhiên nó là "làn đường giành cho người đi bộ". Tôi nói chuyện này không phải tôi không biết như các anh là đậu trên vỉa hè ở SG thì xxx bắt/phạt, vấn đề tôi thấy ở một số địa phương đậu trên vỉa hè thoải mái. À mà luật pháp không chỉ áp dụng cho người dân, nó còn áp dụng cho các cơ quan công quyền cấp dưới để người ta còn cho phép đậu xe trên vỉa hè free (ở một số tỉnh) hoặc có thu phí (ví dụ ở Hà Nội) hoặc cấm luôn (như ở SG). Vậy nên chả có gì là mặc nhiên cả.

Các anh khẳng định một vấn đề gì thì nên theo qui định của nhà cầm quyền chứ nghĩ với mặc nhiên chả nói lên điều gì. Từ khi anh @TOAGT viết mấy câu trên kia thì tôi đã hiểu, chỉ băn khoăn mỗi vấn đề là tại sao hệ thống văn bản câu chữ nó lằng nhằng, người dân muốn hiểu cũng khó, thế thôi!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Chả cái gì là mặc nhiên cả, vỉa hè nó có tên, có định nghĩa, có công năng. Các anh sinh ra được bố mẹ thầy cô dặn là đi trên bộ trên vỉa hè, lớn lên anh đọc thêm sách và suy luận ra rằng mặc nhiên nó là "làn đường giành cho người đi bộ". Tôi nói chuyện này không phải tôi không biết như các anh là đậu trên vỉa hè ở SG thì xxx bắt/phạt, vấn đề tôi thấy ở một số địa phương đậu trên vỉa hè thoải mái. À mà luật pháp không chỉ áp dụng cho người dân, nó còn áp dụng cho các cơ quan công quyền cấp dưới để người ta còn cho phép đậu xe trên vỉa hè free (ở một số tỉnh) hoặc có thu phí (ví dụ ở Hà Nội) hoặc cấm luôn (như ở SG). Vậy nên chả có gì là mặc nhiên cả.

Các anh khẳng định một vấn đề gì thì nên theo qui định của nhà cầm quyền chứ nghĩ với mặc nhiên chả nói lên điều gì. Từ khi anh @TOAGT viết mấy câu trên kia thì tôi đã hiểu, chỉ băn khoăn mỗi vấn đề là tại sao hệ thống văn bản câu chữ nó lằng nhằng, người dân muốn hiểu cũng khó, thế thôi!
Còm này của anh rất đúng.
Tất cả là do hệ thống văn bản PL VN và cách hiểu, sự tuân thủ PL của người dân và cán bộ cũng như cách thực thi PL của CSGT.
Ví dụ như câu " Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. "
Quy định ở đây là quy định "mỗi nơi mỗi khác". Trong nước có hàng trăm tỉnh, TP. Trong tỉnh có hàng chục huyện, trong tp có hàng chục quận. Mỗi tỉnh, tp, mỗi quận huyện có quyền ra văn bản qui định khác nhau.
Ví dụ tp HCM có qui định chung là ko được để xe trên hè phố, nhưng, UBND Q1 lại có vb qui định dành 1 số hè phố để giữ xe, và UBND Q1 nghĩ rằng họ ko sai.
Một số sở có máu mặt lại tự cho phép ô tô cơ quan sở để xe trên hè phố trước sở của mình và csgt phải nễ mặt.