nguồn bikervietnam.com [link=http://bikervietnam.com/bfrm/ishop.php?do=ViewMember&id=8082]
Thử nghiệm : Thiết bị Nạp khí phụ trên động cơ
<hr/> Trong lần công tác tại Vĩnh long, em có thấy qua 1 thiết bị Tiết kiệm xăng, có tên gọi là “Thiết bị nạp khí phụ” ; nên chia sẻ cùng các bạn tham khảo , hình ảnh của em nó như sau :
[/link]
Em đã thử nhiều loại, có tên gọi là “ Tiết kiệm nhiên liệu “ hiện có trên thị trường, thì đây là thiết bị có tác dụng rõ nhất cho tới hiện tại.
Thiết bị nạp khí phụ này, chỉ nhỏ gọn như 1 con tụ trong quạt máy
Em đã lấy 1 bộ như hình trên, bao gồm cục thiết bị , 2 đoạn ống cao su, có đường kính trong là 6 li, dài khoảng 25cm và đầu ống có ren 6li.
Thiết bị này em sẽ gắn trên xe Future-Neo GT 125cm3, xài bình xăng con.
Thông số của xe em như sau : trước khi gắn thiết bị.
- Bình xăng con zin . ( tính thử nghiệm BXC Centa 150 )
- Nhông sên dĩa : 9li ( 428 ) 15/35 – nó khác với đồ zin là 7li ( 420 ) à nhe .
- Vỏ Tubeless : trước 80/90-17 ; sau 90/80-17 ; chạy nặng xe, nhưng đầm.
- IC zin của xe . ( tính thử nghiệm IC của Attila )
- Tiêu hao nhiên liệu đi 1 người trong TP : 35km/lít xăng A92 .
+ Vì em đưa các thông số trên , để các bạn thấy là xe đã thay đổi 1 số cái, nên xe kô như zin, chạy hơi nặng xe.
Trích lời Giải thích thêm cho bạn về sên, nhông dĩa
Cách nói sên 7 ly, 9 ly là cách nói dân gian. Về mặt kỹ thuật không có sên hay dĩa nào là 7 ly hay 9 ly cả.
Sên xe máy ở Việt Nam thường dùng trước đây có hai loại 420 và 428. Hiện nay đa số dùng 428. Sên được phát triển ở Anh vì vậy theo đơn vị đo inch (1 inch = 25.4 mm). Người Anh quy ước đo sên khá đặc biệt là chia 1 inch làm 8 phần sau đó mới dùng từng phần để chỉ kích thước của sên. Do vây những con số của sên như 420, 428, 528, 532.. là thực sự khó hiểu đối với nhiều người.
Kích thước của sên được hiểu như sau: 428 - số 4 là pitch hay độ dài giữa hai chốt của từng mắt sên. Như tôi nói ở trên 1 inch đựoc chia làm 8 phần, ở đây lấy 4 phần có nghĩa là 4/8inch = 12.7 mm. Số 28 - width là khoảng cách giữa hai lá sên phía trong (nơi ôm cái dĩa, khi lắp sên vào dĩa) là 2.8/8 inch = 8.89 mm. Như vậy sên 428 là 8 ly 9. Vì vậy để cho gọn dân gian gọi là 9 ly.
420 thì số 20 là 2.0/8 inch = 6.35 mm hay 6 ly 3, chưa được 7 ly mà ra chợ người ta vẫn cứ phang 420 là sên 7 ly???
Như vậy số 7 ly, 9 ly người mình gọi ở đây là rất không chính xác.
Về kích cỡ nhông dĩa bộ nhông dĩa xe của bạn là: 420-106L 14TX36T. Về mặt kỹ thuật sên 420 vẫn đảm bảo được cho xe dưới 150 phân khối. Honda Thailand sử dụng sên 420 cho xe Wave 125 chạy rất ngon. Tuy nhiên sên theo xe Honda Việt Nam của dòng xe này chất lượng không đảm bảo nên mọi nguời đổi sang dùng sên 428. Khi đi mua bạn nên mua đúng kích thức là sên 428, 106 mắt sên, nhông trước 14 răng, dĩa sau 36 răng (loại dùng cho Wave RS) để đảm bảo xe vận hành tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm ở
www.phutungchinhhieu.com
Theo như nhà sản xuất thì thiết bị này phải gắn theo đúng dung tích xy-lanh của xe .
VD : xe 110cm3 thì phải gắn đúng loại 110cm3 ; xe 125cm3 thì phải gắn đúng loại 125cm3 ; xe 135cm3 thì gắn đúng loại 135cm3 ; nên kô thể gắn lẫn nhau được, vì thiết kế của thiết bị chỉ đáp ứng cho thể tích của xy-lanh đó, nên kô gắn lẫn lộn được.
------------------------------------------------------
Trích lời
Thiết bị Tiết kiệm Nhiên liệu Nam Mỹ
( Thiết bị nạp khí phụ )
+ Ưu điểm : vượt trội so với 1 số thiết bị tiết kiệm Nhiên liệu trên thị trường hiện nay, ôtô , motor xe 2 bánh các loại sử dụng Bình xăng con-Phun xăng điện tử, kể cả xe 2 thì và xe chạy dầu điều khiển phun điện tử. lắp đặt dễ dàng mà không cẩn thay đổi thông số kỹ thuật động cơ.
+ Cung cấp đủ khí trực tiếp vào buồng đốt, không cần đi qua bình xăng con-Phun xăng điện tử, nên sẽ không làm nghẹt bình xăng hay thiết bị phun điện tử sau thời gian dài sử dụng như 1 số thiết bị ốc chỉnh gió ngoài lắp vào đường ốc chỉnh gió bình xăng con trên thị trường hiện nay.
Nên không gây ra hiện tượng thiếu xăng > động cơ không ổn định > máy quá nóng > nhớt mau biến chất > cháy rỗ sú-páp > mòn bạc pít-tông > khởi động chậm nổ > giảm tuổi thọ ắc-qui.
+ Cung cấp đủ khí, hòa vào hỗn hợp nhiên liệu + không khí, nhờ vậy đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, giúp động cơ đạt công suất cao hơn động cơ không lắp đặt thiết bị với cùng 1 lượng nhiên liệu nhất định. Nhờ vậy giúp động cơ giảm sự tiêu hao nhiên liệu và làm giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường ra bên ngoài là nhỏ nhất.
+ Thiết bị nạp khí phụ sử dụng cho :
- Ôtô : tiết kiệm từ 20 > 30 %
- Motor xe 2 bánh các loại : tiết kiệm từ 30 > 50 %
# Có thể hiểu 1 chút về cấu tạo của TB này là : khi xy-lanh hút hòa khí vào, thì thường là kô có đầy 100% hòa khí trong buồng đốt, nên TB này sẽ mở van cho 1 lượng không khí bên ngoài vào cho đủ với thể tích buồng đốt, khi đã đủ thì van 1 chiều trong TB sẽ tự đóng lại kô cho hòa khí đi ngược ra , và TB tự điều chỉnh lượng không khí vào thêm, tùy theo vòng tua máy ( mức ga )
# Cảm nhận sau khi gắn Thiết bị nạp khí phụ : với thời gian ~ 15 ngày = 500km
- Garanty êm hơn – gắn TB vào, garanty lớn, nên phải chỉnh nhỏ lại, có thể chỉnh vít gió ra thêm ¼ > ½ vòng .
- Sáng ra đề là nổ máy liền, có thể tăng tốc ngay, cải thiện cái điều mà sáng ra phải kéo e gió . ( xe kô nổ máy ~ 4 ngày, lấy ra đề 1 cái là nổ ngay )
- Tăng vòng tua máy nhiều hơn trước khi gắn TB . ( chỉ cảm nhận thôi nhe, vì xe kô có ĐH tua máy )
- Tăng tốc ngọt máy hơn, kéo thoải mái, cái này là ưu điểm của TB nè.
- Tiết kiệm xăng hơn : trước khi gắn TB = 35km/lít ; sau khi gắn TB = >50km/lít ( hoàn toàn đi trong TP, chưa thử nghiệm đường trường )
- Chưa có thấy biến chứng gì trong thời gian thử nghiệm.
---------------------------------------------------------------------
Em sẽ Review cách gắn TB trên xe Future-Neo ở post tiếp.
xin hỏi chủ topic có só sánh Thiết Bị này với thiết bị trong XE REO xe tải của Mĩ có từ thời trước 75 tăng nạp khí - xã khí thải gọi là "REO" khi nghe máy xe chạy, có qui trình hoạt động tương tự ko. Xin được hiểu biết thêm, thanks
<br />
<br />
<br />
tăng khí nạp ko qua bộ hòa Xăng - Khí (bxc), trong buồng đốt sẽ tăng O2 ko từ hỗn hợp hòa khí bxc, về lí thuyết là đốt triệt để hơn nhiên liệu tạo khí thải CO2, nhưng qui trình tạo CO sẽ sinh công cao hơn qui trình đốt tạo CO2, nên số xe đời cũ hao xăng 1 chút (vừa phải chấp nhận được) sinh công - lực tốt máy ít nóng, những máy thiết kế chuẩn khí thải EURO2 dùng bộ hồi khí -đốt lại khí thải CO(là khí độc đối với con người hơn CO2) 1 lần nữa trong buồng đốt đồng thời giảm 1 phần công suất máy. Đây là sự cân bằng giữa tổn hao nhiên liệu khi xe đã bị hao xăng, còn xe đang dùng tốt ít hao xăng ko nhất thiết gắn thêm thiết bị này. Hiểu biết có hạn mong được tiếp nhận ý kiến thêm, thanks
Review quá trình lắp ráp Thiết bị nạp khí phụ trên xe Future-Neo GT :
TB này được gắn sau BXC, là gắn trên co xăng, ngay với đầu quy-lát ( đầu bò ) nên cần phải có 1 đường ống thông với máy. Trên Fu-Neo thì có sẵn 1 đường ống chân không, được sử dụng cho khóa xăng tự động, nên TB này kô thể gắn chung được, cần phải có 1 đường độc lập cho TB này.
Vật dụng cần có :
- Khoan điện hay khoan bàn, mũi khoan 5li.
- Bộ taro 6li.
Đầu tiên là tháo rời co xăng ra khỏi BXC và đầu quy-lát. Do co xăng của Fu-Neo có sẵn cái trụ, đối diện với ống chân không của khóa xăng ( chỉ có 3li ) , nên em khoan luôn trên cái trụ đó luôn += mũi 5li
Sau đó dùng mũi taro làm răng 6li trên cái lỗ 5li mới khoan trên co xăng.
Và sau cùng là vặn cái đầu ống có ren 6li vào. Gắn co xăng và BXC trở lại vào máy .
[link=http://i16.photobucket.com/albums/b44/successce/Thiet%20bi%20TKX%20Nam%20My%20VL/DSC01627.jpg]
[/link]
Xin mời các chyuên gia ném đá ạ .