Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
thietbiloc nói:
Trừ khi có văn bản pháp quy khác, điều bác trích dẫn bên trên không có giá trị tại những nơi không đang hi công, nơi giao với đường sắt ...

Có cho phép người không phải là csgt được điều khiển giao thông tại "nơi ùn tắc giao thông" mà bác ui.
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
TOPTEN nói:
sgb345 nói:
TNXP có chức năng hỗ trợ csgt để điều khiển giao thông đó bác.

Điều 3 Luật gtđb có giải thích như sau:

25. Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.


Đấy, em phân vân cái này: người điều khiển giao thông đề là CSGT , ko thấy mở ngoặc TNXP.
Cho nên ko đụng chuyện thì ko sao
Nhưng lỡ thằng nào bên kia ( Phạm Văn Đồng) phang mình một cái ầm hay ngược lại, thì lôi luật ra là mình toi!

Trong luật liệt kê danh sách những người được Luật cho phép điều khiển giao thông, gồm 2 đối tượng riêng biệt (phân cách bới dấu chấm phẩy)
1- Csgt
2- (Những) người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại một số vị trí nhất định trên đường.

Với đối tượng thứ 2, tức là với những ai không phải là csgt, Luật chỉ quy định 2 yêu cầu cần có để họ có thể được luật coi là người điều khiển giao thông.
Đó là
a- (những) người đó được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại 1 trong 4 vị trí luật nêu,
b- (những) người đó chỉ được hướng dẫn giao thông tại 1 trong 4 vị trí sau đây: tại "nơi thi công", tại "nơi ùn tắc giao thông", ở "bến phà", tại "cầu đường bộ đi chung với đường sắt".
 
Hạng F
4/1/08
8.317
118.200
113
Lọc nước Watts
www.thietbiloc.com
Khái niệm ùn tắc giao thông không được luật hóa bác ơi. Chả thế mà trong báo cáo cuối năm 2012, cả tp HCM chỉ sảy ra 1 vụ ùn tắc :)

Tiếp nữa là, khi xe bác thoát qua, đồng nghĩa với chỗ đó có thể hết ùn tắc, tương đương với tang chững vật chứng đã bị tiêu hủy :)


 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Đang rảnh rang chờ nồi bánh chưng chín, mình tìm luôn trên mạng xem ý nghĩa của dấu chấm phẩy ";" và cách sử dụng nó, thì thấy như sau. Xin còm luôn lên đây, để các bác có cái mà chém cho vui thớt ngày xuân nhé.

---------------------------------
Tham khảo

1- Sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong Tiếng Việt

Cách sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong văn viết?
Link:
http://www.google.com.vn/...d?tid=74ba900c919416dc


- Dấu chấm phẩy thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức.

Ví dụ:
Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em ốm và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần...
(Nguyễn Trung Thành)


- Trong câu ghép song song mà vế sau có tác dụng bổ sung cho vế trước, cũng có thể dùng dấu chấm phẩy giữa hai vế.
Ví dụ:
Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được
(Lê Duẩn)


- Dấu chấm phẩy cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ.
Ví dụ:
Phải thực hiện bằng được chủ trương hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ nông; đẩy mạnh tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp; đẩy mạnh cải tạo giống gia súc và cây trồng nhằm thực hiện thâm canh trên toàn bộ diện tích trồng trọt
(Báo Nhân dân)


2- Sử dụng dấu chấm phẩy ";" trong Tiếng Anh
[link]http://vi.wikipedia.org/wiki/Dấu_chấm_phẩy[/link]

Sau dấu chấm phẩy là một từ không viết hoa, trừ phi từ đó chỉ tên riêng. Trước dấu chấm phẩy thì không cách còn sau dấu chấm phẩy thì có thể cách tùy ý.

Cách dùng của dấu chấm phẩy trong Tiếng Anh bao gồm:

- Dùng giữa hai mệnh đề độc lập có mối quan hệ với nhau nhưng không được nối bởi các từ nối tương ứng:
"Tôi đi tới bể bơi; tôi được biết bể bơi phải đóng cửa để sửa chữa định kỳ."
"Ông chủ ra lệnh; nô lệ tuân theo."

- Dùng giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một cụm từ nối hoặc trạng từ nối:
"Tôi thích ăn thịt bò; tuy nhiên, tôi không thích bị bò ăn"

- Dùng giữa một chuỗi hoặc một loạt các dấu câu được dùng bên trong, ví dụ như dấu phẩy, trong đó thì dấu chấm phẩy được dùng như một chuỗi các dấu phẩy:
"Cô ấy đã thấy ba người: Hoàng, đến từ Việt Nam; Nam, con trai người bán sữa; Sữa, một cô gái tốt bụng."
"Một vài nhà hàng ăn nhanh có thể được tìm thấy ở London, Anh quốc; Paris, Pháp; Hà Nội, Việt Nam."
"Ví dụ về thứ tự là: a, b và c; một, hai và ba; nhất, nhì và ba."
 
Hạng C
6/5/13
881
203
43
Nếu không được quyền hướng dẩn phân làn giao thông, hổng lẻ nhà nước trả lương cho mấy anh Thanh Niên Xung Phong chỉ đứng làm bù nhìn à?
 
Thánh Chó
11/10/09
4.449
6.806
113
cái này hên xui nhoen, hôm trước em nghe vov giao thông cũng tình huống y chang bác khác cái là sau khi chạy thì đụng xxx kết quả là "tui - csgt - là cha là mẹ" bác tài bị thu bằng ăn bb :D
 
Hạng C
16/4/12
988
50.343
93
Trái đất
www.chemgiotaolao.com
banglangbp nói:
Nếu a cần, tôi có thể bổ túc cho a 1 khoá tiếng Việt. Tôi nói thật!


Nếu bác cần làm thầy, tớ sẽ cho bác bài test tiếng Việt lớp 1.
Nếu bác qua được, tớ sẽ cho làm thầy!
24.gif


Nhân tiện bàn cái dấu ;
Dấu này du nhập từ ngoại bang vào VN sau này.
Giáo trình dạy học sinh từ lớp 1 - lớp 12 NXN giáo dục trước 2000 ko hề có!

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/2/10
3.440
34.274
113
Bình Phước
caphocsinh.xim.vn
Cái dấu ; thì cứ hiểu bình thường đi, các đối tượng trước và sau nó ngang hàng với nhau, nói cho gọn là như thế.
Chán mấy ông cứ khoái suy diễn với lại logic!!!
 
Hạng F
4/1/08
8.317
118.200
113
Lọc nước Watts
www.thietbiloc.com
Đồng ý với dấu ; của bác banglangbp. Bác mà làm thầy lang thì sẽ "đau bụng uống nhân sâm". Đối tượng 2 chỉ được quyền như đối tượng 1 trong 1 số trường hợp, không phải mọi lúc mọi nơi.
 
Hạng D
12/4/12
1.108
161
63
Xin hỏi các bác không thích chấp hành sự điều khiển của người không phải CSGT một việc : trên đường xuất hiện một hố tử thần , người ta chưa kịp làm biển báo hay barie nên cử một người ra điều khiện thì các bác có theo hay cứ chạy thẳng xuống hố .