Hạng D
5/7/14
2.476
85.743
113
HCMC
Xét về độ bựa thì VN mình cũng chả kém khựa là mấy, VN mình tuyên bố cả quần đảo TS là của VN nên cái lưỡi bò chỉ đáng xách dép

khựa lấn VN mình cũng lấn, mình hay theo dõi FB của 1 bác tên là Thiềm Thừ, bác này là phóng viên 1 tờ báo lớn ngoài Bắc, mấy hình ảnh hay tin tức bác ấy cập nhật cho thấy VN mình lấn kinh. Các bác an tâm là lãnh đạo VN luôn tuân thủ kim chỉ nam "Nói 1 đằng làm 1 nẻo"

http://thiemthu62.blogspot.com/

Trên đó nói bọn Khựa nó tố cáo mình, tin sao được anh. :D :D :D

Mà nếu thực sự vậy thì vui rồi. Mấy anh góp tiền mua đá xây Trường Sa sẽ an tâm góp tiếp.


Đảo Đá Tây A ngày 3/1/2010

Đảo Đá Tây A ngày 30/4/2015​
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Đến với Trường Sa. Chúng tôi không phải là khách du lịch mà là rất nhiều thành phần xã hội như các Cán bộ cao cấp đi kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu, chính trị tư tưởng, các bác sỹ, các doanh nhân và văn công tuyên truyền
Huyện đảo Trường Sa lớn nhất, đảo lớn nhất trong quần thể Quần đảo Trường Sa mà chúng ta hay nghe tên là Trường Sa lớn.
Tuy nhiên, tên này hoàn toàn sai. Nó phải được gọi cho đúng là Đảo TRƯỜNG SA.
Đảo này được ban tặng khá nhiều thuận lợi với nguồn nước ngọt hơi lợ (ít thôi, bơm nhiều cũng hết và bị mặn xâm nhập, nhiều cây xanh do CBCS trồng như bàng vuông, phong ba, trà...)
Nó có cầu cảng cập được tàu lớn và bố trí nhiều trận địa để có thể tác chiến chi viện cho các vị trí xung yếu
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Quần đảo Trường Sa chúng ta đang nắm giữ chỉ có 1 bệnh xá duy nhất.
Hàng năm, chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu của CBCS giữ đảo cũng như của ngư dân khi có yêu cầu.
Có những ca, chúng ta phải cử trực thăng ra đảo để đưa ngư dân vào bờ vì không đủ phương tiện cứu chữa. Và đương nhiên, chi phí mỗi chuyến bay không hề rẻ.
Ngoài ra, chúng ta còn phải cung cấp nước ngọt, dầu máy, thực phẩm, lai dắt khi tàu ngư dân gặp nạn trong khi khẩu phần của bộ đội đã rất eo hẹp
Đấy là cái tình quân, dân và là địa chỉ trong các mùa mưa bão của ngư dân trên ngư trường Trường Sa. Giúp họ yên tâm bám biển
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Tôi đã bật khóc như một đứa trẻ trước ngôi mộ của chiến sỹ hy sinh khi làm nhiệm vụ, bạn ấy chỉ bằng tuổi con mình qua một điều đơn giản - bị thương trong quá trình xây dựng đảo nhưng sóng to, gió lớn trực thăng không thể ra đảo mà phương tiện là máy thở không có.
Và đơn vị phải chôn cất bạn ấy tại ngay bờ biển, không thể chờ tàu hoặc trực thăng ra đưa vào quê mẹ.
Nếu như. Nếu như.
Nếu như chúng ta có một bệnh viện vừa đủ với các trang thiết bị hiện đại cỡ cấp quận thôi. Thì ít nhất các chiến sỹ đã không hy sinh và nằm lại vĩnh viễn nơi đảo xa mà gia đình bạn ấy không thể thắp nén nhang vào dịp giỗ
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Tôi sẽ kể bạn nghe về câu chuyện của một ông tướng. Phó giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ và nhạc sỹ
Cuộc đời ông đi qua 3 cuộc chiến tranh - Mỹ, Trung Quốc, Pollpot và xung đột 88 ngoài Trường Sa.
Ông là Bác sỹ, chịu trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cho các Bác sỹ quân y cũng như cứu chữa cho các Quân nhân từ cao cấp đến các thân nhân của quân nhân
Đến với đảo, ông đã sáng tác các ca khúc chỉ để ca ngợi người lính và biển đảo quê hương
Ông đăm đắm suy nghĩ về món quà tặng đảo với khả năng sử dụng hữu hiệu nhất - Máy trợ thở
Tuy nhiên, với kinh phí hơn 700 triệu đồng thì quả là quá khả năng của ông.
Và, điã nhạc ấy đã là nguồn cổ vũ cho tất cả các doanh nhân, các cá nhân trong đoàn công tác khi nó được bán sạch ngay chỉ chưa đầy 30 phút. Thu về được hơn 1/3 trị giá cỗ máy thở. Đem lại hy vọng cho hàng ngàn CBCS, ngư dân ngoài Trường Sa
 
Chỉnh sửa cuối:
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Đêm văn nghệ kéo dài không dứt khi các ca sỹ nghiệp dư, văn công cùng cháy hết mình vì lính biển
Không có ai hát hay, không có ai hát dở. Chỉ có sự oai hùng của các ca khúc về biển đảo, tình yêu tổ quốc với sự đồng ca của tất cả các thành viên
Đầu tiên là đơn ca
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Rồi song ca
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Rồi tam ca
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Và tất cả cùng ào lên chẳng kể sỹ quan, thủy thủ, khách mời hay thành viên đoàn công tác
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Kể cả ông tướng cũng vậy. Thường ngày uy nghiêm, kiệm lời nhưng c1o vẻ như ông đã hòa mình vào tất cả để mang hơi ấm và sự ồn ào của đất liền ra giữa biển khơi
Đến với Trường Sa - sau 27 năm

Anh Thế Hiển cháy bỏng với ca khúc nổi tiếng : Một ba lô, cây súng trên vai. Người chiến sỹ quen với gian lao, ngày dài đêm thâu, Bóng tối quân thù trước mặt.....
60 tuổi, có lẽ ông chưa hề mỏi chân trên tất cả các điểm cao hay đảo xa. Chưa bao giờ mỏi mệt trong từng đêm biểu diễn, chưa bao giờ ngừng sáng tác về người lính và tình yêu của họ
Đến với Trường Sa - sau 27 năm
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:
tan confirmed
Hạng B2
6/9/05
207
7.580
93
cám ơn anh Fill về bài ký rất hay.
việc qđ hỗ trợ cứu thương và tiếp tế một phần nước ngọt cho ngư dân phải nằm trong kế hoạch hết chứ anh Fill, mình nghĩ ngư dân và đội tàu là lực lượng tốt để giữ đảo