Trung Quốc chọn thời điểm
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”.
Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.
Trung Quốc đã sử dụng vũ khí hạng nặng từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác.
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, + ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập
+ ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên
+ ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven
+ ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương… Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ.
Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm. Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao,
Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo.
Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc Ma.
Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca ngợi quân đội Trung Quốc đã biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.
Nhiều tài liệu, bài báo gọi sự kiện Trung Quốc dùng tàu chiến, pháo hạm quân sự tấn công ngày 14/3/1988 là “cuộc hải chiến Trường Sa”.
Tuy nhiên, chuẩn đề đốc Lê Kế Lâm và một số học giả quốc tế nghiên cứu về biển Đông cho rằng, gọi là “hải chiến” hoàn toàn không chính xác. Bởi khi đó, lực lượng của Việt Nam trên các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma là công binh, không có vũ khí. Và các tàu của Việt Nam làm nhiệm vụ trong khu vực là tàu vận tải, không có vũ khí.
Trung Quốc đã sử dụng vũ khí hạng nặng từ súng và pháo trên các tàu chiến bắn vào bộ đội công binh và tàu vận tải của Việt Nam.
Theo tài liệu giải mật của cơ quan tình báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), Trung Quốc đã chọn thời điểm dư luận thế giới đang tập trung vào giải pháp chính trị ở Campuchia. Liên Xô, đồng minh quan trọng của Việt Nam đang sa lầy ở Apganistan, đang nối lại quan hệ với Trung Quốc nên không muốn dính líu rắc rối gì với Trung Quốc.
Trước khi ra tay hành động, một đoàn ngoại giao Trung Quốc đã đến các nước có liên quan đến biển Đông khẳng định “lập trường hòa bình” và tuyên bố Trung Quốc chỉ “tranh chấp” đảo với Việt Nam, Trung Quốc không hề có “tranh chấp” nào khác với các nước khác.
Đầu năm 1988, lần đầu tiên hải quân Trung Quốc tới một số đảo trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, + ngày 31/1/1988 chiếm bãi đá Chữ Thập
+ ngày 18/2/1988 chiếm bãi Châu Viên
+ ngày 26/2/1988 chiếm bãi Ga Ven
+ ngày 28/2 chiếm bãi Tư Nghĩa.
Trước tình hình Trung Quốc chiếm đóng hàng loạt đảo trên Trường Sa, Việt Nam đã khẳng định chủ quyền trên các đảo còn lại trên các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. Trung Quốc, sau khi chiếm hàng loạt đảo, đầu tháng 3/1988 đã huy động lực lượng của hai hạm đội tiếp tục mở rộng lấn chiếm, tăng số tàu chiến từ 9 lên 12 tàu gồm 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Sáng ngày 14/3/1988, 4 tàu chiến Trung Quốc tiến đến bãi Gạc Ma. 6 giờ sáng Trung Quốc đổ bộ 40 quân lên đảo, xông lên giật cờ Việt Nam cắm trên đảo. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đang bảo vệ cờ Tổ quốc đã bị đâm bằng lưỡi lê và bắn chết gồm hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thiếu úy Trần Văn Phương… Lực lượng công binh, hải quân dù tay không vẫn cương quyết bảo vệ cờ.
Trung Quốc đã huy động hai chiến hạm bắn thẳng vào lực lượng bảo vệ đảo và tàu vận tải 604 đang neo đậu. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và một số chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Tàu 604 bị chìm. Tại đảo Cô Lin (cách Gạc Ma 3,5 hải lý) và Len Đao,
Trung Quốc tấn công quyết liệt ngay từ 6 giờ sáng ngày 14/3, bắn cháy tàu HQ 505 và sát hại nhiều chiến sĩ đang giữ đảo.
Ở hướng Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3, tàu chiến Trung Quốc bắn cháy tàu HQ 605 của Việt Nam.
Cuộc thảm sát kéo dài 28 phút đã gây thiệt hại nặng cho Việt Nam, 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 chiến sĩ hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương và 74 chiến sĩ mất tích. Sau này Trung Quốc trả lại 9 chiến sĩ bị bắt. Số còn lại được xem là đã hy sinh.
Việt Nam đã phản đối gay gắt. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng lấn chiếm thêm một số đảo nữa sau đó và huy động nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến hoạt động khai thác tại ngư trường Trường Sa.
Ngày 28/ 4/1990, Bộ Ngoại Giao Việt Nam gửi công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, phản đối việc Trung Quốc đã cho quân lính xâm chiếm bãi Én Đất trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 8/1990, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng đề nghị tiến hành khai thác chung khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 1/12/1990 trong cuộc đi thăm Philippines, Thủ tướng Lý Bằng nói: “Chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích hợp đối với vấn đề Trường Sa với các bên hữu quan vào lúc thích hợp, nếu không phải là vào lúc này. Tôi nghĩ chúng ta có thể gác lại vấn đề này và không để nó gây trở ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng hữu quan”.
Như vậy, Hoàng Sa và Trường Sa của VN bị mất trong hai giai đoạn mà về danh nghĩa chính quyền quản lý đang là đồng minh của một trong hai siêu cường lớn nhất của thế kỷ 20. Các siêu cường đồng minh đều “bắt tay” với TQ để cho TQ ra tay thô bạo, thậm chí vô cùng tàn bạo như trên bãi Gạc Ma.
Tháng 3/2013, mạng Sina.com mở chuyên đề “Chiến đấu bảo vệ chủ quyền” ca ngợi quân đội Trung Quốc đã biết “nắm bắt thời cơ” để “đập tan sự ngỗ ngược của Việt Nam”. Dẫn lời tướng Nhạc Cương, Sina.com mạnh miệng tuyên bố: “Các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam cho thấy xu hướng không can thiệp của các nước lớn khi quyền lợi của họ không bị đụng chạm. Trung Quốc cần phải tận dụng và phát huy!”.
Trường Sa nơi xa xăm nhất của Tổ Quốc, vẫn luôn ở trong trái tim của hàng triệu người VN và đồng bào xa Tổ Quốc.
Dù không thể ra đây nhiều lần, nhưng mỗi chuyến tàu ra khơi tôi lại muốn đến nơi này. Để nhìn mọi người háo hức ra đảo để gửi gắm lòng mình đến với CBCS đang trấn giữ tại Trường Sa.
Nơi ấy, có 64 đồng đội của tôi nữa.
Dù không thể ra đây nhiều lần, nhưng mỗi chuyến tàu ra khơi tôi lại muốn đến nơi này. Để nhìn mọi người háo hức ra đảo để gửi gắm lòng mình đến với CBCS đang trấn giữ tại Trường Sa.
Nơi ấy, có 64 đồng đội của tôi nữa.
Nhảy múa vào ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 17.2.
Các bác biết báo nước ngoài nói gì không?
Các bác biết báo nước ngoài nói gì không?
Năm nay mình không đi được, nhường suất cho 1 người bạn. Anh ấy chờ đợi nhiều năm quá mà không có điều kiện.Đợt này anh Fill có theo đoàn ra Trường Sa ko vậy?
Bây giờ ra Trường Sa càng khó khăn hơn trước.
Và cũng ưu tiên nhiều hơn cho các đoàn thể là kiều bào - nhất là các đối tượng thuộc chế độ trước năm 1975 để họ giải tỏa quan niệm chuyện chủ quyền cũng như hiểu hơn về cuộc sống ngoài đấy.
Và cũng ưu tiên nhiều hơn cho các đoàn thể là kiều bào - nhất là các đối tượng thuộc chế độ trước năm 1975 để họ giải tỏa quan niệm chuyện chủ quyền cũng như hiểu hơn về cuộc sống ngoài đấy.