Vì bác đang rẽ chuyển hướng nên nó ghép bác vào lỗi chuyển hướng thiếu quan sát! Muốn chứng minh 2b lỗi thì phải cm quá tóc độ chứ khg thể nói đi nanh nên gây tai nạn! Mà việc cm đó hầu như khg thể, nên csgt dễ xử nhất là ghép tội cho 4b, dễ ăn quá mà! Chổ Metro này là chuối về gt nhất, đường vào/ra khg thuận lợi, chắc bị chơi khâm.
Từ Metro ra gặp ngã 3 là rẽ vào khu chung cư, làm gì có làn song hành mà đi bác?. Mặt khác thực chất con đường này chỉ có bảng cấm tải theo giờ gắn ngay đầu đường, chổ cổng 2. Như vậy có thể xem như đây là đường hỗn hợp, nhưng lưu lượng 2b đông nên đa phần 4b đi bên ngoài! Cụ thể là các nhà ở trg khu này đều có thể rẽ vào đi trước khi rẽ vào khu dân cư bên trg. Đang ngồi caphe và tám OS tại CA tpBH đâyCA này xử lý vô tư nhỉ, có thể do làn này không cho 4B
Làn vô Metro rất nguy hiểm vì xe máy sau khi chờ đèn ở ngã tư xong thi xe nào cũng chạy nhanh
Đoạn nay em bị phạt 1 lần khi đi từ trong Metro ra khi đó giao thông ngay trạm cầu vượt người đi bộ bắt lại... đi đúng là khi ra khỏi cổng đếnngã 3 kê bên rẽ phải đi vào làn song hành bên trong, không biết bây giờ có cho 4B chạy làn trong chưa ?
Gần đây em vẫn đi từ Metro ra, rẽ phải đi chung với xe 2 bánh qua khỏi cầu vượt bộ hành (có camera phạt nguội) cho đến ngã tư có đèn rẽ trái mới quay đầu lại được. Vẫn thường gặp các anh ấy chặn bắt xe trước ngã tư mà chưa bao giờ thèm ngó tới em (em chạy đúng tốc độ).Từ Metro ra gặp ngã 3 là rẽ vào khu chung cư, làm gì có làn song hành mà đi bác?. Mặt khác thực chất con đường này chỉ có bảng cấm tải theo giờ gắn ngay đầu đường, chổ cổng 2. Như vậy có thể xem như đây là đường hỗn hợp, nhưng lưu lượng 2b đông nên đa phần 4b đi bên ngoài! Cụ thể là các nhà ở trg khu này đều có thể rẽ vào đi trước khi rẽ vào khu dân cư bên trg. Đang ngồi caphe và tám OS tại CA tpBH đây
Đúng rồi bác! Metro ra chỉ có đường đó thôi. Lúc trước nhóm xxx đứng ngay ngã tư bắt 4b hình như bị phản ảnh quá nên giờ khg bắt nữa, quay qua bắt 2b quá trời, mà khg hiểu lỗi gì ở đây???Gần đây em vẫn đi từ Metro ra, rẽ phải đi chung với xe 2 bánh qua khỏi cầu vượt bộ hành (có camera phạt nguội) cho đến ngã tư có đèn rẽ trái mới quay đầu lại được. Vẫn thường gặp các anh ấy chặn bắt xe trước ngã tư mà chưa bao giờ thèm ngó tới em (em chạy đúng tốc độ).
Trường hợp này không có lợi cho bác chủ khi tranh cãi, vì khi xảy ra va quẹt xe họ đi thẳng còn xe bác chuyển làn, nguyên tắc bác phải quan sát và nhường đường. Nói chung đen thì chịu.
Bác có thể up biên bản lên ko? Nếu như có tngt xảy ra, có ngừoi bị thương hoặc xe hư hỏng thì sẽ có đội xử lý tngt or đội điều tra tổng hợp tới làm hiện trường( chụp hình, vẽ lại hiện trạng) thì dễ gì có chuyện phải đền nếu mình k sai.Chào các bác xế,
Hôm nay mới có thời gian chia sẻ với các bác xế trên OS tình huống mình gặp phải và các bác cho ý kiến ai đúng? ai sai? trong trường hợp này nhé.
Hôm lễ 30/04, mình về quê ở Biên Hòa, Đồng Nai. Mình có ghé vào Metro Biên Hòa. Không hiểu sao, đường vào Metro BH bắt buộc phải rẻ phải vào đường dành cho xe máy (đi khoảng 10m là tới cổng Metro, bác xế nào ở BH chắc biết). Em từ làn dành cho xe ô tô, đánh xi nhan phải vào làn đường xe máy để vào Metro (em đi rất chậm vì phải quan sát), xui cho em khi em vừa rẽ qua khoảng 60 độ, có 2 vợ chồng đi xem máy nhanh, không quan sát tông thẳng vào cửa phụ xe em. Xe máy bị bể dàn nhựa đầu (xe vẫn chạy tốt), xe em bị bể kính, gãy gương hậu và móp tanh bành cửa bên phụ.
Em gọi công an đến giải quyết (vì 2 vợ chồng kia ko chịu bồi thường, dù là tượng chưng). Công an đến, nói em đi xe ô tô phải chịu trách nhiệm, lập biên bản phạt 5tr, bồi thường tiền thuốc và sửa chữa xe máy cho người ta.
Các bác cho ý kiến, trong việc này, em đúng hay sai ạ? Đến giờ em vẫn còn ức, không lẻ đi ô tô lúc nào cũng chịu thiệt sao.
Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại mục III khoản 2 điểm c.
c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ theo quy định trên, thì trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại còn về nguyên tắc chung chủ sở hữu có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra sau đó chủ sở hữu có quyền yêu cầu người làm công phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật.
http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/263573/vuot-den-do-gay-tai-nan-van-doi--boi-thuong.html
NQ như (((
Cả 4b và 2 bánh đều là "nguồn này" nên nó không cần phải áp dụng trong các vụ tai nạn giữa 4b - 4b, 4b - 2b.
cái này hay ! lên cho mấy bác đọcEM XIN ĐƯỢC PHÉP TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BÁC:
Hỏi:
Nếu xảy ra va chạm giữa xe ôtô (được phép lưu hành, đi đúng luật) và xe gắn máy (đi sai luật) khiến chủ xe gắn máy bị tai nạn thì sẽ xử lí ra sao? Chủ xe ôtô (đi đúng luật) có phải đền bù thiệt hại cho người đi xe gắn máy hay không? Nếu xe ôtô bị thiệt hại người lái xe gắn máy có phải chịu trách nhiệm đền bù không? Mức độ đền bù trong các trường hợp như thế nào?
Trả lời:
Trong quá trình tham gia giao thông, nếu xảy ra va chạm giao thông hay tai nạn giao thông thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu để làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn, lỗi vi phạm của các bên liên quan, hậu quả (thiệt hại) xảy ra,… để có biện pháp xử lý đúng quy định.
Trong một vụ va chạm giao thông giữa xe ôtô và xe gắn máy, cụ thể sau khi điều tra, nếu thấy người điều khiển xe ôtô chấp hành đúng luật giao thông và không có lỗi trong vụ va chạm này còn người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, có lỗi vi phạm và là người gây ra vụ va chạm thì người điều khiển xe gắn máy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, phải bồi thường thiệt hại cho người bị nạn. Còn trong trường hợp này, người điều khiển xe ôtô không bị xử lý và không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại.
Chẳng hạn như nếu người điều khiển xe gắn máy có hành vi vi phạm điều khiển xe đi vào đường cao tốc mà gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng thì ngoài việc bị phạt tiền từ 200.000 VND đến 400.000 VND, người điều khiển xe gắn máy còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày (theo quy định tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
Thượng tá: Nguyễn Văn Minh
Phó trưởng phòng hướng dẫn luật và điều tra giải quyết TNGT
(Cục CSGT đường bộ - đường sắt Bộ Công an)